Củ lạc
I.Mục đích, yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết: + Tên, đặc điểm của củ lạc: Nhỏ, vỏ cứng, có nhiều gân.
+ Cấu tạo: Gồm hai phần là vỏ và hạt . Hạt có vỏ màu hồng, nhẵn.
+ Lợi ích: Cung cấp chất dinh dưỡng, chế biến làm món ăn, làm đẹp,
+Một số món ăn chế bến từ lạc: Lạc rang, lạc luộc, kẹo lạc, xôi lạc…
2. Kỹ năng.
- Phát triển và rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phán đoán, suy luận.
- Phát triển và rèn luyện kỹ năng hợp tác thảo luận và làm việc theo nhóm.
- Trả lời các câu hỏi của cô một cách tích cực
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động khám phá.
- Giáo dục trẻ thích ăn các loại hạt.
II. Chuẩn bị
- Powerpoint một số hình ảnh: Củ lạc, cấu tạo của của lạc, các món ăn chế biến từ lạc.
- Chậu trồng cây lạc.
- Lạc sống, lạc chín, lạc rang, lạc luộc.
- Nhạc bài dân vũ “ Bống bống bang bang”, “ cái nắng đi chơi”
- Nhạc chơi trò chơi.
- Trang phục: Áo dài (cô Tấm), áo tứ thân (dì ghẻ)
III. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ vận động theo nhạc bài: “Bống bống bang bang”
- Xuất hiện tiếng loa gọi: “Loa loa loa loa, hiện nay làng ta có mở hội lớn, xin mời bà con cùng đến xem hội, loa loa loa loa”.
- Cô Tấm: Ôi thích quá cô và các con cùng đi xem hội nào.
- Dì ghẻ: Tấm kia, Ai cho con đi, con đã làm hết việc nhà chưa
- Cô Tấm: Con làm hết rồi ạ
- Dì ghẻ: Thế còn rổ lạc này con để cho ai? Muốn đi xem hội thì phải bóc hết rổ lạc này cho mẹ nghe chưa.
- Cô Tấm: Nhiều lạc thế này, thì tối chắc không được đi xem hội rồi.
-Tấm: Các con có biết bóc lạc không?
+ Chúng mình cùng giúp cô nhé.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức.
- Dì ghẻ: Các ngươi muốn giúp Tấm à.Vậy có giỏi thì hãy tìm hiểu đặc điểm của củ lạc cho ta xem.
Hoạt động 1: Quan sát, tìm hiểu về đặc điểm bên ngoài củ lạc
Cho trẻ chia 3 nhóm cùng cô, trao đổi, tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của củ lạc tươi và củ lạc khô
- Sau khi trẻ quan sát xong cô tập trung trẻ và hỏi:
+ Các con vừa quan sát được những gì? Ai biết gì về củ lạc ? ( hỏi trẻ về màu sắc, kích cỡ, bề mặt, âm thanh khi trẻ trải nghiệm bằng các giác quan)
-> Cô chốt: Cô và các con vừa tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của củ lạc, củ lạc nhỏ, thường có vỏ màu vàng sáng, trên vỏ có nhiều đường gân.
- Vừa rồi có bạn phát hiện ra có củ lạc thì khi lắc có tiếng kêu có củ thì không có tiếng kêu có bạn nào biết vì sao không?
-> Củ lạc lắc mà có tiếng kêu là củ lạc đã được phơi khô, củ lạc khi lắc không kêu là củ lạc mới nhổ lên.
- Tấm: Ô! Kỳ lạ nhỉ đây là lạc vừa mới nhổ sao các con lại nghe thấy tiếng lúc lắc nhỉ?
- Dì ghẻ: Là ta đã lén bỏ những củ lạc khô vào để xem các ngươi có tìm được ra đặc điểm không đấy.
Hoạt động 2: Quan sát, tìm hiểu đặc điểm bên trong của củ lạc.
- Dì ghẻ: Ta thấy các ngươi cũng thông minh vậy thử đoán xem bên trong của củ lạc có gì?
- Dì ghẻ: Làm cách nào để biết được bên trong củ lạc ?
* Chia trẻ về 3 nhóm cho trẻ tự tìm ra cách để biết bên trong ( bóc, đập, ấn, cắn). Hỏi trẻ cách nào mà trẻ thấy có thể làm tốt nhất? Cho trẻ bóc lạc sống và lạc luộc, cho trẻ nhận xét, so sánh.
Cô tập trung trẻ và trò chuyện:
- Bên trong của củ lạc có gì? Đoán xem số lượng hạt trong củ lạc là bao nhiêu? Hạt lạc như thế nào?
- Khi bóc những hạt lạc các con thấy những