KPKH: TRUNG THU
1.Mục đích:
- Trẻ biết tết trung thu là ngày 15 tháng 8 âm lịch, biết một số hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu
-Rèn kĩ năng trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng.
- Giáo dục trẻ có cảm xúc yêu thích, ấn tượng sâu sắc về ngày tết trung thu.
2.Chuẩn bị:
- Slide hình ảnh ngày tết trung thu: Hình ảnh về các loại hoa quả, bánh trung thu, lồng đèn, các hoạt động diễn ra trong ngày trung thu. Hình ảnh cô và các bạn chuẩn bị đón Tết trung thu.
- Nhạc bài hát “Rước đèn tháng tám, Chiếc đèn ông sao ».
- Video múa sư tử, video văn nghệ trung thu.
- Đất nặn, dĩa sản phẩm.
3.Tiến hành:
HĐ1: Trò chuyện về ngày Tết trung thu
* Cho trẻ hát và VĐMH bài “Rước đèn tháng tám”, hỏi trẻ :
- Bài hát tên gì?
- Bài hát nói về ngày nào?
- Cô giới thiệu về ngày tết trung thu là ngày rằm tháng 8 hàng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn gọi lạ” tết ông trăng” .
* Cho trẻ xem hình ảnh và đàm thoại:
- Vào ngày tết trung thu ba mẹ thường chuẩn bị những gì ?
- Thế các con thường làm gì để giúp mẹ?
- Con được ba mẹ tặng những gì?
- Con được đi đâu chơi?
- Con thấy người ta tổ chức những hoạt động gì trong ngày Tết trung thu?
- Các con có cảm xúc như thế nào khi sắp đến Tết trung thu?
- Lúc trăng lên cao, trẻ em vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ và tổ chức múa sư tử để các em vui chơi thỏa thích (cho trẻ xem video múa sư tử).
* Trò chuyện về ngày Tết trung thu ở trường, lớp:
- Con thấy quang cảnh ở trường chúng ta chuẩn bị đón trung thu như thế nào ?
- Cô và các bạn đang làm gì? (dán dây xúc xích, trang trí lồng đèn, tập múa…)
- Con có thích múa như vậy không ?
Cho trẻ múa bài « Chiếc đèn ông sao ».
* HĐ 2 : Nặn bánh trung thu
- Cô cùng trẻ làm những người thợ nặn bánh trung thu.
- Cô cho các cháu chia thành 3 tổ thi đua nhau xem tổ nào nặn được nhiều bánh nhất.
- Nhận xét, khen ngợi trẻ.