KHÁM PHÁ VỀ KHÔNG KHÍ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Kiến thức: - Trẻ biết đặc điểm của không khí: Nhẹ, không có màu, không có mùi, không có vị và không khí có thể chuyện động được trong không gian. - Trẻ biết không khí rất cần thiết và quan trọng đối với cuộc sống của con người, con vật và cây cối. - Trẻ biết một số hành động có hại và có lợi cho không khí và môi trường. 2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng quan sát, phán đoán suy luận logic. - Phát triển tư duy tưởng tượng. - Phát triển ngôn ngữ. - Kích thích khả năng khám phá của trẻ 3. Thái độ: - Trẻ biết bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu không khí trong lành. - Hứng thú tham gia hoạt động. II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô và trẻ - Máy vi tính, Ti vi, giáo án, bài giảng điện tử. - Một số hình ảnh về những nguyên nhân gây tác hại cho môi trường không khí như: Khói xe, bụi đất, khói từ nhà máy, hun đốt rác, rơm, khói than tổ ong, chặt phá rừng, cháy rừng. - Cốc uống nước của trẻ, cốc nhựa, giấy cho trẻ làm ảo thuật, nước hoa, đồ chơi thổi bong bóng xà phòng. - Trẻ thuộc bài hát “Không khí quanh em”, bài vè “không khí”,… - Mỗi trẻ một túi nilông, 1 cái tăm cho trẻ làm thí nghiệm 2. Địa điểm: - Tổ chức trong lớp III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ôn định tổ chức - Cô giới thiệu khách và cho trẻ chào khách. - Cô và trẻ hát, vận động bài hát “ Không khí quanh em - Chúng mình vừa hát bài hát gì ? – Không khí quanh em ?(2 trẻ trả lời)
Em gọi không khí về chơi – xanh xanh bao la mây trời
Gió đưa em qua bầu trời – lá nắng thêm cho em nụ cười
Không khí trong lành- gọi nắng về đây chơi
Em vui học hành- bảo vệ môi trường xanh thắm
Lời của cô, dạy cho em- Hãy giữ màu xanh
Không khí trong lành bạn ơi”
Các con có biết gì về không khí không?
Không khí như thế nào các con có biết không? - Vậy hôm nay cô con mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về không khí nhé 2. Phương pháp, hình thức tổ chức 2.1.Tìm hiểu về đặc điểm của không khí: Nhẹ, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. * Thảo luận về không khí - Cô và trẻ cùng gọi không khí: chúng mình cùng gọi không khí nào 1 “Không khí ơi”x3 - Không khí ở đâu nhỉ? Không khí ở đâu các con? Bạn nào biết? 4- 5 trẻ tar lời (Không khí có ở khắp mọi nơi, ở trong lớp, ở công viên, ở ngoài sân, ở vườn cổ tích, ở xung quanh chúng ta…) => Cô khái quát lại: Không khí có ở trong lớp, ở ngoài sân, ở vườn cổ tích và ở xung quanh chúng ta, không khí có ở khắp mọi nơi. - Chúng mình hãy nói lại xem không khí có ở đâu?- ở khắp mọi nơi * Thực nghiệm bắt không khí - Cô và trẻ cùng bắt không khí?chúng mình cùng cô bắt không khí nhé ! ( đi xung quanh bắt không khí) 1-2-3 mở. có không khí không? Chúng mình có bắt được không khí không? - Hỏi trẻ xem có bắt được không khí không? - Không thể dùng tay bắt không khí được, vậy các con hãy thử suy nghĩ xem có thể dùng gì để bắt không khí? – ( tuilinog, bóng báy, hộp, cốc …) - Các bạn đưa ra ý kiến dùng túi nilông để lấy không khí cô thấy hay đấy. Cô lấy chiếc túi nilông giơ lên hỏi trẻ: Cô có cái gì đây? Cái túi này đang làm sao?- xẹp nép + Cho trẻ quan sát Cô cầm miệng túi nilon và khua vào không gian bắt không khí sau đó vặn miệng túi lại. - Bây giờ cái túi này như thế nào? (Phồng lên) - Trong này có gì nhỉ? (Không khí) - Hỏi trẻ: có muốn lấy không khí giống cô không? Chúng mình hãy tìm cho mình mỗi bạn một chiếc túi nào ! - Cho trẻ đi lấy túi nilong về ngồi theo nhóm. - Hỏi trẻ nhìn xem chiếc túi của trẻ thế nào? Chúng mình cùng mở rộng miệng túi nào ! - Cô đếm 1,2,3 cho trẻ khua lấy không khí và nhắc trẻ vặn chặt