CON ONG VÀ BƯỚM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của con ong và bướm.
- Phân nhóm các loại côn trùng theo đặc điểm: Côn trùng có lợi và côn trùng có hại.
- Giáo dục trẻ biết phòng tránh nguy hiểm khi tiếp xúc với các loại côn trùng.
II. CHUẨN BỊ:
Cô: giáo án điện tử: các loại côn trùng , băng nhạc bài hát “Kìa con bướm vàng”,
- Trẻ : lô tô, giấy, bút chì màu
- Đội hình: Chữ u, tự do theo nhóm
- Địa điểm: tại lớp chồi 3
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU
* Ổn định:
Cho trẻ nghe hát kìa con bướm vàng.
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Bài hát nói về con gì? Bạn nào đã nhìn thấy con bướm rồi? Hình dáng con bướm như thế nào? (trẻ tự kể)
- Ngoài con bướm còn có con vật nào thuộc nhóm côn trùng nữa? Gợi ý cho trẻ kể tên một số con vật thuộc nhóm côn trùng.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về các con vật thuộc nhóm côn trùng.
- Cô gợi ý để trẻ nhớ lại tên gọi và nêu 1 số đặc điểm, lợi ích và tác hại của một số con vật thuộc nhóm côn trùng (Bướm, ong, ruồi, muỗi…)
Hoạt động 2: Khám phá con ong và con bướm
Chuyển đội hình.
- Cô cho trẻ chơi “ Trời tối, trời sáng”
- Cho trẻ về máy tính xem. Xuất hiện hình ảnh các con trùng
Gợi hỏi trẻ: Cô vừa cho các con xem tranh ảnh con vật nào có lợi và con vật nào có hại
Xuất hiện hình ảnh con bướm, cho trẻ thời gian quan sát.
+ Cô đố các con đây con gì? (Con bướm)
+ Con bướm có những bộ phận gì nè?
+ Bướm bay được nhờ bộ phận nào?
+ Bướm ăn gì? Có lợi ích gì? (ăn lá cây, giúp cây thụ phấn, tạo cảnh đẹp cho thiên nhiên)
Xuất hiện hình ảnh con ong, cho trẻ thời gian quan sát.
+ Cô đố các con đây con gì? (Con Ong)
+ Con ong có những bộ phận gì nè?
+ Ong bay được nhờ bộ phận nào?
+ Ong ăn gì? Có lợi ích gì? (ăn mật và phấn hoa, giúp cây thụ phấn, tạo cảnh đẹp cho thiên nhiên)
So sánh sự giống và khác nhau của con ong và con bướm.
- Cho trẻ xem 1số hình ảnh (môi trường sinh hoạt ) của con bướm và ong → Gợi hỏi:
+ Đây là con gì? Hai con côn trùng này có những điểm gì giống nhau? (đều có: chân, cánh mỏng,...)
+ Và con bướm với con ong có gì khác nhau? (về màu sắc, kích thước, hình dáng và con ong biết hút mật)
- Giáo dục: Cần làm gì để bảo vệ các con côn trùng có lợi. Còn những con côn trùng có hại thì sao, phải làm gì để tránh được sự tác hại của chúng và cách tiêu diệt nó như thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập “Chọn nhanh theo hiệu lệnh”
- Chơi “ Thi xem đội nào nhanh ”:
+ Cháu chia 3 nhóm, thi đua phân nhóm, nhóm côn trùng có ích và nhóm côn trùng có hại → Nhận xét 2 đội chơi.
+ Cho trẻ chơi thử 1 lần.
+Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô cho trẻ kiểm tra lẫn nhau sau đó cô nhận xét lại.
-TC 2: Bài tập “ gạch bỏ côn trùng có hại, tô màu côn trùng có lợi
+Chia trẻ ra hai nhóm thi đua nhau xem nhóm nào thực hiện đúng và hoàn thành trước
=> Giáo dục trẻ biết phòng tránh các con côn trùng có hại ( ví dụ : để tránh muỗi đốt ta phải làm gì? …Để tiêu diệt và không cho chúng sinh sôi nẩy nở ta phải làm sao? …..)
*Kết thúc: Cô và trẻ cùng hát bài “Ra vườn hoa”
Cả lớp cùng nghe
Trẻ trả lời câu hỏi của cô
Trẻ quan sát chú ý lắng nghe
Trẻ trả lời câu hỏi
Trẻ quan sát chú ý lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát chú ý lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát chú ý lắng nghe
Trẻ trả lời câu hỏi
Trẻ chú ý lắng nghe
Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của cô
Đánh giá