GIÁO ÁN
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
Đề tài: VĐCB: Đi trên ván kê dốc
Trò chơi: Chuyển trứng
Sự kiện chủ đề: Gia đình
Đối tượng: Lứa tuổi: 5-6
tuổi
Số trẻ: 30-35 cháu
Thời gian:30 - 35
phút
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài tập vận động: “ Đi trên ván kê dốc”, tên TCVĐ: “ Chuyển trứng”
- Trẻ biết được cách đi trên ván kê dốc.
- Trẻ biết tên dụng cụ thể dục: ván kê dốc
- Trẻ biết lợi ích của tập thể dục đối với sức khỏe.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “ chuyển trứng”
2. Kỹ năng:
- Trẻ phối hợp tay chân nhịp nhàng để tập bài tập phát triển chung.
- Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể để đi hết chiều dài của ván kê dốc, khi đi trên ván mắt nhìn thẳng.
- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo của tay qua trò chơi vận động.
- Phát triển tổ chất vận động nhanh nhẹn, khỏe mạnh, bền.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
- Trẻ biết đoàn kết, phối hợp với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II/ Chuẩn bị:
1. Địa điểm
- Ngoài sân trường
- Sơ đồ tập
× × × × ×
×
×
× × × × ×
2. Đồ dùng của cô
- Sân tập: sạch sẽ, bằng phẳng, an toàn.
- Trang phục của cô gọn gàng, thoải mái.
- 01 xắc xô, vạch xuất phát.
- Nhạc các bài hát : Cháu yêu bà, cả nhà thương nhau, gia đình gấu, ba ngọn nến lung linh.
- 1 ván kê dốc: dài 3m, rộng 0,4 m, 1 đầu kê cao 0,4 m
3.
Đồ dùng của trẻ
- 02 ván dốc dài 3 m, rộng 0,3 m, 1 đầu kê cao 0,3 m.
- 40 thìa nhựa, 60 quả bóng bàn, 4 rổ nhựa đựng bóng.
- Trang phục gọn gàng, thoải mái.
III. Cách tiến hành
|
Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức |
Hoạt động của trẻ |
|
Hoạt động của cô |
1. HĐ1: Ổn định tổ chức: (thời gian từ 1-2 phút)
2. HĐ 2: Phương pháp, hình thức tổ chức. (25-27 phút)
a, Khởi động (3-4 phút)
b, Trong động (20-22 phút)
c, Hồi tĩnh (1-2 phút)
3. HĐ 3: Kết thúc ( 1-2 phút)
|
- Ổn định tổ chức
- Xin lồng nhiệt chào đón các bạn lớp mẫu giáo lớn đến với hội thi “Chúng cháu vui khỏe”.
Trong hội thi hôm nay gin giới thiệu có 2 đội chơi và cô là người dẫn chương trình
Hai đội chơi sẽ trải qua 3 phần thi: Đồng diễn, Đi trên ván kê dốc và Chuyển trứng.
Hai đội đã sẵn sàng chưa? Xin mời 2 đội cùng đến với phần thi đầu tiên Đồng diễn.
- Phương pháp, hình thức tổ chức.
a/Khởi động: Đi trên nền nhạc cả nhà thương nhau
cô cho trẻ di chuyển thành đội hình vòng tròn, cô đi ngược chiều với trẻ, điều khiển cho trẻ đi các kiểu chân.
+Đi thường khoảng 3->4 m
+ Đi bằng mũi bàn chân khoảng 2->3 m
+ Đi thường khoảng 3->4 m
+ Đi bằng gót chân khoảng 2->3 m
+ Đi thường khoảng 3->4 m
+ Đi bằng má ngoài bàn chân khoảng 2->3 m
+ Đi thường khoảng 3->4 m
+ Chạy chậm -> chạy nhanh -> chạy chậm dần -> về 2 hàng dọc
- Cho trẻ dóng hàng , nghiêm nghỉ, điểm số, tách hàng, quay trái ( quay phải), dàn hàng ngang, dãn cách đều.
b/Trọng động
*Bài tập phát triển chung: tập theo nhạc bài cháu yêu bà, gia đình nhà Gấu.
* Động tác tay: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao ( thực hiên 4 lần × 4 nhịp)
CB.4 2 3
* Động tác bụng: đứng nghiêng người sang hai bên ( thực hiện 4 lần × 4 nhịp)
90 ° 90°
CB.4 2 3
* Động tác chân : Ngồi khụy gối , tay đưa sang ngang, ra trước( thực hiện 6 lần × 4 nhịp )
CB.4 2 3
* Động tác bật : Bật chum, tách chân ( thực hiên 4 lần × 4 nhịp)
CB.4 2 3
Khi xong bài tập phát triển chung, cô nhận xét kết quả luyện tập, động viên khen ngợi trẻ.
+ 4 hàng dọc chuyển thành 2 hàng dọc( cô dùng xắc xô gõ làm hiệu lệnh. Cho trẻ quay trái/phải để chuyển thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau, cách nhau 3->4 m
- Hai đội thi đã đồng diễn rất đêu và đẹp. Chúc mừng 2 đội thi.
Tiếp theo đến với phần thi thứ 2: phần thi Đi trên ván kê rốc
*Vận động cơ bản: Đi trên ván kê dốc.
- Để thực hiện được phần thi này các đội chơi chú ý nhìn cô làm mẫu
+ Cô làm mẫu lần 1: Cô làm trọn vẹn động tác không giải thích
+ Cô làm mẫu lần 2: vừa làm vừa giải thích động tác.
Tư thế chuẩn bị: Cô đi từ đầu hàng ra trước đầu thấp của ván dốc, 2 tay chống hông để giữ thăng bằng, mắt nhìn thẳng phía trước.
Khi có hiệu lệnh “Đi” Cô bước lên tấm ván và đi dần lên đến đầu cao của ván dốc thì dừng lại, cô quay người đi xuống hết ván dốc thì bước ra và đi về cuối hàng.
+ Lần 3 : Mời 1 -2 trẻ lên làm. Cô và trẻ nhận xét
* Luyện tập:
- Lần 1: 2 trẻ/lượt
+ Lần lượt mỗi đội cứ 1 bạn/lượt, sau khi làm xong về cuối hàng để các thành viên còn lại lên thực hiện.
+Trong khi các trẻ thực hiện, giáo viên quan sát, sửa sai , động viên khuyến khích trẻ để trẻ thực hiện vận động
- Lần 2: 2 trẻ/lượt:
- Cô quan sát sửa kỹ năng, nhắc nhở trẻ giữ thăng bằng cơ thể khi đi, động viên trẻ hoàn thành yêu cầu.
Lần 3: Thi đua 2 đội: cho 2 trẻ/lượt, tập liên tục cả đội.
-Trong khi luyện tập cô bao quát sửa sai cho trẻ. Nhận xét
*Trò chơi vận động: Chuyển trứng.
- Các đội đã rất xuất sắc vượt qua 2 phần thi và tiếp theo mời các đội đén với phần thi thứ 3 “ Chuyển trứng”.
Hỏi 1- 2 trẻ cách chơi và luật chơi.
+ Cô khái quát lại:
Cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội, đứng thành hàng ngang, mỗi bạn cầm 1 cái thìa. Khi có hiệu lệnh, bạn đầu hàng lấy trứng cho vào thìa và chuyển cho bạn thứ 2. Bạn thứ 2 dùng thìa đỡ trứng và chuyển tiếp cho bạn thứ 3. Cứ như vậy lần lượt cho đến bạn cuối cùng. Bạn cuối cùng cho bóng vào rổ. Thời gian chơi diễn ra trong bản nhạc.
Luật chơi :Khi chơi, không dùng tay giữ bóng, không làm rơi bóng, quả bóng bị rơi không tính. Kết thúc trò chơi, đội nào chuyển được nhiều trứng hơn là đội chiến thắng.
-Tổ chức cho trẻ chơi, bao quát và nhắc nhở trẻ chơi đúng luật. Kết thúc lượt chơi cô nhận xét và khen ngợi trẻ.
c/ Hồi tĩnh
-Cho trẻ vận động theo nhạc bài ba ngọn nến lung linh.
- Kết thúc :
-Hỏi lại trẻ tên vận động đã học trong giờ.
-Cô nhận xét , khen ngợi trẻ và chuyển hoạt động. |
-Trẻ trả lời
-Trẻ đi theo hiệu lệnh
-Trẻ làm theo hiêu lệnh của cô
-Trẻ tập cùng cô
Trẻ chuyển đội hình theo hiệu lệnh.
-Trẻ trả lời
-Trẻ quan sát cô làm mẫu
-Trẻ quan sát và lắng nghe cô giải thích.
1-2 trẻ tập.
-Trẻ tham gia luyện tập
-Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn
- Trẻ chơi trò chơi
-Trẻ vận động nhẹ nhàng
-Trẻ trả lời.
|