MỤC LỤC
STT
|
Nội dung
|
Số trang
|
A.
|
Phần I: Đặt vấn đề
|
T2->T4
|
B.
|
Phần II: Giải quyết vấn đề
|
T5
|
I.
|
Đặc điểm tình hình
|
T5->T6
|
II.
|
Các biện pháp thực hiện
|
T6
|
1
|
Xây dựng môi trường sư phạm và tập thể sư phạm phạm nhà trường đoàn kết thống nhất
|
T6-> T18
|
2
|
Bồi dưỡng nâng cao kiến thức,kỹ năng chuyên môn cho giáo viên – nhân viên
|
T18->T32
|
3
|
Biện pháp 3: Phối kết hợp giữa các đoàn thể với nhau để trở thành một khối đoàn kết cùng tiến bộ
|
T32-> T34
|
4
|
Biện pháp4: Phát huy sức mạnh đoàn kết xây dựng nhà trường thành một tập thể vững mạnh “Có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.
|
T34->T37
|
III
|
Kết quả
|
T37
|
C.
|
Phần III: Kết thúc vấn đề
|
T40
|
I.
|
Bài học kinh nghiệm
|
T40-> T41
|
II.
|
Khuyến nghị, đề xuất
|
T41
|
I. Lý do lựa chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Lời dạy của Người đã trở thành chân lý quý báu của cuộc sống, thể hiện sự đùm bọc, đoàn kết ắt sẽ thành công, nó đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động. Chính nhờ tinh thần đoàn kết ấy mà quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã làm nên những trang lịch sử oai hùng.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay , học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống đoàn kết , là nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị. Nhưng việc xây dựng tập thể thành khối đoàn kết không phải là chuyện đơn giản .Ngay cả trong một gia đình giữa anh chị em đôi lúc còn không thống nhất ý kiến, bất đồng quan điểm. Như vậy, trong tập thể nhiều người thì càng phức tạp hơn. Vì thế việc xây dựng đoàn kết trong một cơ quan đơn vị phải được đặt lên hàng đầu, và được tiến hành thường xuyên, liên tục,việc này đòi hỏi Cấp ủy-chi bộ, BGH ( Những người làm công tác quản lí) phải đầu tư nhiều công sức, tâm huyết, vận dụng hết khả năng trí tuệ để điều hành đội ngũ vận hành theo quỹ đạo để đạt được mục tiêu đề ra.
Vậy đoàn kết nội bộ trong trường học là gì? Nó có sức mạnh to lớn như thế nào mà chiến thắng và sự thành công sẽ luôn đến với một tập thể biết lấy sự đoàn kết làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Đoàn kết nội bộ là thể hiện tính thân thiện, lòng nhân hậu, đức bao dung của mọi người trong tập thể luôn được đề cao, mọi người sống bên nhau đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh của đơn vị. Một cái bắt tay siết chặt, một câu hỏi han chân tình, một ánh mắt thân thiện, một chút quan tâm nhỏ… của một Thủ trưởng có uy tín có thể làm cho mọi thành viên khoẻ hẳn lên về cả sinh lực và tinh thần, hiệu quả công việc sẽ trôi trảy, mọi người sẽ yên tâm công tác và đều muốn vun đắp, đem lại lợi ích cho đơn vị của mình. Ngược lại sự thất vọng trong công tác, một câu quở trách không đúng lúc, đúng mức của Thủ trưởng có thể làm cho người ta trở nên ủ dột, chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả làm việc của họ. Hơn thế nữa xây dựng một bầu không khí tâm lý trong nhà trường thật sự thân thiện “xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa CBQL, GV, NV và PHHS” tốt cũng là việc cần phải thực hiện ở một tập thể nhà trường để mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, tương thân tương ái, coi nhau như anh em một nhà, nếu đoàn kết mọi người sẽ sẵn lòng bỏ qua cho nhau những lỗi lầm vì: “Yêu nhau yêu cả đường đi lối về; ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng” . Từ đó tạo hiệu quả công tác sẽ cao hơn và đặc biệt là bầu không khí trong nhà trường luôn vui vẻ yên ấm.
Chính vì vậy việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó tồn tại song song với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, giúp nhà trường vượt qua mọi khó khăn. Sức mạnh đoàn kết của tập thể sẽ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cũng như các phong trào đoàn thể của nhà trường. Đồng thời việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của tập thể trong việc thực hiện mục tiêu của nhà trường. Đó là việc liên kết các giáo viên, nhân viên, các đoàn thể trong nhà trường thành một tập thể đoàn kết thống nhất, vững mạnh về mọi mặt, hết lòng vì mục tiêu giáo dục của nhà trường, vì sự nghiệp GD&ĐT của nước nhà nói chung và của nhà trường nói riêng.
Trường mầm non Việt Hưng tháng 5/2016 được tách ra làm hai trường vì vậy đội ngũ cán bộ giáo viên cũng được tách theo, chính vì thế nhà trường phải tuyể thêm nhiều giáo viên mới. Độ ngũ giáo viên mới được tuyển về từ nhiều địa phương khác nhau, kinh nghiệm đứng lớp chua có, khả năng hòa đồng và tương trợ với các giáo viên chưa cao. Đứng trước vô vàn khó khăn đó nếu như tập thể cán bộ giáo viên nhân viên trong trường không có sự đoàn kết thì điều chắc chắn rằng một ngôi trường mới như trường mầm non Việt Hưng của tôi sẽ không bao giờ phát triển, không hoàn thành được công việc cấp trên giao và sẽ không được sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo cũng như sự tin tưởng từ phía phụ huynh. Cho nên bản thân Tôi là một phó hiệu trưởng Tôi nhận thấy việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết là một vấn đề rất quan trọng. Có xây dựng được tập thể sư phạm vững mạnh đoàn kết thì mới đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường từ đó có thể phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Cũng chính vì lẽ đó mà tôi luôn quan tâm suy nghĩ để tìm biện pháp xây dựng tập thể sư phạm thật sự đoàn kết, luôn coi tập thể là một gia đình lớn, “ Một con ngựa đau cả tàu bỏcỏ” chính là phương trâm của cả đơn vị. Vì thế Tôi mạnh dạn chọn đề tài ”Phát huy tình thần đoàn kết nội bộ để xây dựng nhà trường vững mạnh”.Với mục đích là được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng sự nghiệp giáo dục nói chung và xây dựng tập thể sư phạm trường tôi nói riêng ngày càng phát triển vững mạnh toàn diện và vững trắc.
B - PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG.
- Trường MN Việt Hưng được thành lập từ năm 1963, thời kỳ xã Việt Hưng còn là một xã thuần nông, trường có 3 địa điểm nằm ở 3 thôn Trường Lâm, Lệ Mật, Kim Quan, địa điểm chính thuộc tổ 8 - Lệ Mật - Việt Hưng,với Quy mô trường có 9 lớp học với với 230 học sinh .Tổng số CBGVNV: 15 Đ/c
- Từ năm 2004 đến nay được sự quan tâm của các cấp cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, trường được quận đầu tư xây dựng tập chung, với quy mô trường chuẩn quốc gia, bao gồm 15 lớp học và các phòng chức năng; được phòng Giáo dục đầu tư đồ dùng thiết bị cho các lớp. Số lượng học sinh tăng qua các năm học, chất lượng giáo dục, tỉ lệ hàng năm tăng cao.
- Từ năm 2004 đến năm 2012 Trường luôn đạt trường tiên tiến cấp quận, Chi đoàn xuất sắc, Chi bộ trong sạch vững manh, Công đoàn vững mạnh.
- Trường được công nhận đạt chuẩn năm 2011.
- Năm học 2013-2014 Trường đạt danh hiệu trường xuất sắc cấp Thành Phố, Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, Công đoàn vững mạnh xuất sắc, Chi đoàn xuất sắc.
Trường có tổng số 620 học sinh, chia thành 15 nhóm, lớp. Trong đó:
- 02 nhóm trẻ 24-36 tháng = 60 trẻ
- 05 lớp mẫu giáo bé: = 200 trẻ
- 04 lớp mẫu giáo nhỡ: = 180 trẻ
- 04 lớp mẫu giáo lớn: = 180 trẻ
Số trẻ ăn bán trú: 620/620 trẻ đạt 100%
Tổng số CB, GV, NV: 57 người, trong đó:
- Ban giám hiệu: 03 người
- GV trực tiếp giảng dạy: 37 người
- Kế toán: 01 người
- Văn thư: 01 người
- Y tế: 01 người
- Cô nuôi: 10 người
- Bảo vệ: 04 người
Trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 27%.
Cũng như các trường mầm non khác trong quận , trường tôi cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng của mình.
2. Cơ sở thực tiễn
a. Thuận lợi.
- Được sự quan tâm giúp đỡ tích cực, kịp thời của Đảng uỷ - HĐND - UBND phường Việt Hưng về mọi mặt, sự ủng hộ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể và các bậc phụ huynh học sinh.
- Tỷ lệ trẻ từ 2-5 tuổi theo đúng tuyến ra lớp đạt 70%- 75 %. Riêng trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Tổng số lớp trong nhà trường hiện có là 15 lớp, trong đó có 02 lớp nhà trẻ 24-36 tháng, 05 lớp MGB, 04 lớp MGN, 04 lớp MGL.
- Tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 100%, bước đầu nhà trường đã tạo được niềm tin của phụ huynh.
- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn cao, nhiệt t́nh yêu ngành, yêu nghề, có tâm huyết phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
b. Khó khăn.
- Hiện nay đội ngũ giáo viên, nhân viên, không đồng bộ, một số còn non về chuyên môn nghiệp vụ, không kịp thời đổi mới, còn thiếu chí tiến thủ, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, tính tự giác còn hạn chế, một bộ phận nhỏ ý thức vì tập thể chưa cao còn sống theo kiểu “Gió chiều nào theo chiều đó” hoặc là sống theo kiểu “mặc kệ”…nên việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết càng trở nên cấp thiết, để họ sẽ gắn bó, yêu thương, bảo vệ và sẵn lòng giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong chính tập thể của mình.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên- nhân viên đa số là trẻ nên suy nghĩ chưa được chín chắn, dễ bị lôi cuốn tạo bè phái.
- Đội ngũ giáo viên trẻ mới tuyển bổ sung nhiều, nghệ thuật lên lớp còn nhiều mặt hạn chế.
- Nhận thức của phụ huynh không đồng đều, kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ còn hạn chế, chưa tích cực trong việc phối kết hợp với nhà trường để làm tốt công tác nuôi dạy trẻ.
- Bản thân tôi là một hiệu phó mới, chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý nên chỉ đạo còn mang tình chung chung, chưa khoa học.
Từ những phân tích thuận lợi, khó khăn trên tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị nhằm giúp nhà trường tạo thành một khối đoàn kết vững chắc để thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người.
3. Tính cấp thiết của đề tài
4. Năng lực của tác giả
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
V. Phương pháp nghiên cứu
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
II/ NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1/ Biện pháp 1: Xây dựng môi trường sư phạm và tập thể sư phạm phạm nhà trường đoàn kết thống nhất
Trong nhà trường việc xây dựng môi trường sư phạm và tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết thống nhất đóng vai trò quyết định trong nâng cao chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường. Có xây dựng được tập thể sư phạm thì mới nâng cao được chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ. Đồng thời mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao đó là chăm lo cho thế hệ mầm non những mầm xanh của đất nước hướng các con tới những giá trị chân thiện mỹ đáp ứng về nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.
Để thực hiện được biện pháp này Tôi chia ra làm hai nội dung:
*/ Nội dung 1: Khảo sát năng lực, tính cách của giáo viên – nhân viên để xây dựng được khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường.
*/ Nội dung 2: Lập kế hoạch phân loại, sắp xếp phân công giáo viên , nhân viên phù hợp trong từng công tác của đoàn thể, của chuyên môn.
- Nội dung 1: Khảo sát năng lực, tính cách của giáo viên – nhân viên để xây dựng được khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường.
Đội ngũ giáo viên, nhân viên là nhân tố quyết định quan trọng đến việc xây dựng đoàn kết trong trường. Nếu người quản lý không hiểu rõ được năng lực, tính cách của từng giáo viên, nhân viên thì sẽ dẫn đến hiểu sai về tính cách, năng lực dẫn đến dùng người không đúng việc, đúng chỗ từ đó sẽ tạo ra nhiều luồng dư luận trong trường, sẽ không tạo được sự tin tưởng, tôn trọng của người cấp dưới với cấp trên nói một cách khác là giáo viên, nhân viên ít kinh nghiệm không phục giáo viên, nhân viên có kinh nghiệm hay giáo viên, nhân viên không phục sự quản lý của ban giám hiệu. Bên cạnh đó các thành viên trong trường sẽ không có sự chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Vì vậy mà ngay từ đầu tháng 8 trước khi bước vào năm học mới Tôi đã khảo sát năng lực, tính cách của giáo viên để từ đó có kế hoạch phù hợp với mục tiêu tạo một tập thể sư phạm đoàn kết để ngôi trường của chúng tôi trở thành ngôi nhà ấm áp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Nhìn chung đội ngũ giáo viên, nhân viên có ba đối tượng:
+ Đối tượng 1: Gồm các đồng chí giáo viên, nhân viên từ 30 tuổi trở lên phần lớn trình độ chuyên môn đều là trung cấp. Có tư cách gương mẫu đầu tầu trong các phong trào của nhà trường, có uy tín về chăm sóc trẻ và giao tiếp với phụ huynh. Tuy nhiên họ có mặt yếu là tính bảo thủ, dập khuôn lối cũ hạn chế về mặt nghệ thuật, linh hoạt sáng tạo trong phương pháp đổi mới giáo dục. Trong khi đó vấn đề đổi mới diễn ra liên tục đòi hỏi mỗi giáo viên phải tiếp thu linh hoạt, nhanh nhạy theo sự chỉ đạo của ngành và rút ra những kinh nghiệm trong thực tiễn. Chính vì vậy họ không theo kịp nên “ Dậm chân tại chỗ”ngại tham gia đóng góp và có suy nghĩ thế nào cũng được.
+ Đối tượng 2: Là những giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học chính quy họ thường có suy nghĩ tự hào về trình độ chuyên môn của mình “ An phận thủ thường” không có chí hướng phấn đấu, miễn là hoàn thành nhiệm vụ được giao.Bên cạnh đó do sự kiêu ngạo về bằng cấp mà họ tự cô lập thành một nhóm không trò chuyện cởi mở với người học thấp hơn mình và hay ngen tỵ với những giáo viên, nhân viên có bằng thấp nhưng đạt được thành tích cao. Họ không công nhận thành tích đó là do công sức tự lực mà là do nịnh nọt và nâng đỡ của ban giám hiệu.
+ Đối tượng 3: Là lớp giáo viên, nhân viên trẻ mới ra trường họ rất say mê trong chuyên môn, trong các hoạt động sẵn sàng mang hết khả năng, kiến thức của mình để phục vụ cho tất cả các hoạt động của nhà trường. Xong do mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy chưa có, lên tiết còn thiếu linh hoạt và chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến đóng góp, chia sẻ chuyên môn với đồng ngiệp. Đặc biệt là tinh thần phê và tự phê còn rất yếu.
Tóm lại cả ba đối tượng trên đều có những ưu, nhược điểm nên việc hòa nhập cả ba đối tượng thành một khối thống nhất là vô cùng quan trọng.Nhưng cũng tương đối phức tạp vì tuổi tác, bằng cấp, trình độ, nhận thức không đồng đều dễ sảy ra thờ ơ, đố kỵ, coi thường dẫn đến phá vỡ đoàn kết trong nhà trường.
Dựa trên khảo sát ban đầu này Tôi tiếp tục đi sâu khảo sát giáo viên nhân viên theo từng lĩnh vực hoạt động nhằm hiểu rõ được điểm mạnh của giáo viên để từ đó đưa ra phương pháp quản lý xây dựng phù hợp cho từng người. Vì vậy Tôi đi vào khảo sát sâu hơn năng lực của giáo viên, nhân viên trong tất cả các hoạt động nhằm hiểu rõ hơn ưu, nhược của từng người. Để làm được việc này Tôi xây dựng kế hoạch thăm lớp dự giờ ngay từ đầu năm học để trong quá trình dự giờ thăm lớp không bị chồng chéo hay bỏ sót.
Kế hoạch thăm lớp dự giờ:
Tháng
|
Tuần
|
Nội dung
|
GV - NV thực hiện
|
Lớp
|
Tháng 9
|
Tuần 1
|
Dự giờ HĐC môn thể dục
|
Dương Thị Điệp
|
MGL A1
|
Dự HĐNT
|
Ng Mai Hương
|
MGL A2
|
Dự Giờ ăn
|
Ng Thị Hạnh
|
MGL A3
|
Dự giờ giao nhận TP
|
Ng Thị Bình
|
Tổ nuôi
|
Tuần 2
|
Dự HĐC môn thể dục
|
Ng Thị Thoa
|
MGB C1
|
Dự HĐNT
|
Ng Thị Thúy
|
MGB C2
|
Dự Giờ ăn
|
Ng Thi Hường
|
MGB C1
|
Dự giờ giao nhận TP
|
Ng Thị Thủy
|
Tổ nuôi
|
Tuần 3
|
Dự HĐC môn Toán
|
Ng Thị Hồng
|
MGN B3
|
Dự HĐG
|
Ng Thị Mùi
|
MGN B2
|
Dự giờ ăn
|
Ng Thị Hồng
|
MGN B3
|
Dự giờ sơ chế
|
Phùng T. Nhung
|
Tổ nuôi
|
Tuần 4
|
Dự HĐC môn Toán
|
Ng Thị Hạnh
|
MGL A3
|
Dự HĐG
|
Ng Thị Dương
|
MGB C3
|
Dự giờ ăn
|
Trần Thu Thủy
|
MGL A2
|
Dự giờ sơ chế
|
Ng T. Lệ Hằng
|
Tổ nuôi
|
Dự HĐC môn Tạo hình
|
Ng Thị Hương
|
MGB C4
|
Tháng 10
|
Tuần 1
|
Dự HĐNT
|
Lâm Thị Huyền
|
MGB C5
|
Dự hoạt động tập thể
|
Vũ Mai Hương
|
MGB C2
|
Dự Quy chế giờ ăn
|
Ng Thị Lan
|
NT D1
|
Tuần 2
|
Dự HĐC môn Tạo hình
|
Lâm Thị Hải
|
MGN B2
|
Dự HĐNT
|
Đỗ Thị Linh
|
MGN B1
|
Dự hoạt động tập thể
|
Ng Thị Thanh
|
MGL A3
|
Dự Quy chế giờ ăn
|
Ng Thị Nga
|
MGN B1
|
Tuần 3
|
Dự giờ đón trẻ
|
Ng Thị Huyền
|
NT D2
|
Dự HĐC môn âm nhạc
|
Ng Thị Thương
|
NT D1
|
Dự HĐG
|
Đinh Thúy Hòa
|
MGB C3
|
Dự HĐNT
|
Ng Thị Nhàn
|
MGB C4
|
Tuần 4
|
Dự giờ đón trẻ
|
Ng Thị Nga
|
MGL A4
|
Dự HĐC môn âm nhạc
|
Ng Huyền Trang
|
MGL A1
|
Dự HĐG
|
Đinh M. Phương
|
MGB C1
|
Dự HĐNT
|
Ng Hương Mai
|
NT D2
|
Tháng 11
|
Tuần 1
|
Dự giờ chế biến
|
Ng Hồng Thúy
|
Tổ nuôi
|
Dự giờ chia ăn
|
Dương T. Thành
|
Tổ nuôi
|
Dự quy chế chiều
|
Ng Thị Nga
|
MGN B1
|
Tuần 2
|
Dự giờ chế biến
|
Ng Thị Bình
|
Tổ nuôi
|
Dự giờ chia ăn
|
Ng T. Lệ Hằng
|
Tổ nuôi
|
|
|
Dự quy chế chiều
|
Ng Thu Hà
|
MGB B3
|
Tuần 3
|
Dự HĐC môn LQCC
|
Trần Thu Thủy
|
MGL A2
|
Dự quy chế HĐC
|
Dương Thị Điệp
|
MGL A1
|
Tuần 4
|
Dự giờ đón trẻ
|
Ng Thùy Linh
|
MGN B4
|
Dự Dây chuyền tổ nuôi
|
Tổ nuôi
|
Tổ nuôi
|
Tháng 12
|
Tuần 1
|
Kiểm tra 5 đầu sổ kế toán
|
Ng T. Thu Trang
|
Kế toán
|
Tuần 2
|
Dự HĐC môn Văn học
|
Ng Loan Trang
|
MGB C4
|
Dự HĐG
|
Ng Hiền Dịu
|
MGB C5
|
Dự giờ ăn
|
Ng Thị Hường
|
MGB C1
|
Tuần 3
|
Dự Chế biến chiều
|
Tr. T. Thu Loan
|
Tổ nuôi
|
Dự quy chế HĐ chiều
|
Trịnh Thị Hoa
|
MGL A4
|
Tuần 4
|
Dự HĐC môn Văn học
|
Ng Thị Mùi
|
MGN B2
|
Dự HĐG
|
Ng Thị Hồng
|
MGB B3
|
Dự giờ ăn
|
Ng Thị Thoa
|
MGB C1
|
Tháng 1
|
Tuần 1
|
Dự HĐC môn LQCC
|
Ng Thị Hạnh
|
MGL A3
|
Dự HĐ tập thể
|
Lâm Thị Lực
|
NT D2
|
Tuần 2
|
Dự giờ ăn
|
Ng Thị Thương
|
NT D1
|
Dự giờ ngủ
|
Ng Thị Huyền
|
NT D2
|
Tuần 3
|
Dự HĐC môn Thể dục
|
Ng Thị Hường
|
MGB C1
|
Dự HĐNT
|
Đỗ Thị Linh
|
MGN B1
|
|
Tuần 4
|
Dự HĐG
|
Ng Thu Hà
|
MGB B3
|
Dự giờ chia ăn
|
Ng Thị Lan
|
NT D1
|
Tháng 2
|
Tuần 1
|
Dự giờ nhận biết phân biệt
|
Ng Thị Huyền
|
NT D2
|
Dự HĐ chiều
|
Ng Hương Mai
|
NT D2
|
Tuần 2
|
Dự giờ nhận biết tập nói
|
N Hương Quỳnh
|
NT D1
|
Dự HĐG
|
Ng Hồng Then
|
MGB C3
|
Tuần 3
|
Dự giờ HĐ với đồ vật
|
Ng Thị Huyền
|
NT D2
|
Dự HĐNT
|
Lâm Thị Lực
|
NT D2
|
Tuần 4
|
Kiểm tra 5 đầu sổ kế toán
|
Ng T. Thu Trang
|
Kế toán
|
Tháng 3
|
Tuần 1
|
Dự HĐC môn Tạo hình
|
Ng Thị Nga
|
MGN B1
|
Dự HĐNT
|
Ng Thị Hồng
|
MGB B3
|
Dự hoạt động tập thể
|
Đỗ Thị Linh
|
MGB B1
|
Dự Quy chế giờ ăn
|
Ng Huyền Trang
|
MGL A1
|
Tuần 2
|
Dự HĐC môn Tạo hình
|
Dương Thị Điệp
|
MGL A1
|
Dự HĐNT
|
Đ. Như Quỳnh
|
MGB B2
|
Dự hoạt động tập thể
|
Ng Thị Thanh
|
MGL A3
|
Tuần 3
|
Dự giờ đón trẻ
|
Ng Thị Huyền
|
NT D2
|
Dự HĐC môn KPKH
|
Đinh Thúy Hòa
|
MGB C3
|
Tuần 4
|
Dự giờ đón trẻ
|
Ng Thi Thương
|
NT D1
|
Dự HĐC môn KPKH
|
Ng Thị Dương
|
MGB C3
|
|
|
Dự HĐG
|
Ng Thị Lan
|
NT D1
|
Tháng 4
|
Tuần 1
|
Dự giờ nhận biết phân biệt
|
N Hương Quỳnh
|
NT D1
|
Dự HĐ chiều
|
Trần Thu Thủy
|
MGL A2
|
Tuần 2
|
Dự giờ nhận biết tập nói
|
Ng Thị Lan
|
NT D1
|
Dự HĐG
|
Ng Mai Hương
|
MGN A2
|
Tuần 3
|
Dự giờ HĐ với đồ vật
|
Ng Thị Thương
|
NT D1
|
Tháng 5
|
Tuần 1
|
Dự giờ nhận biết phân biệt
|
Lâm Thị Lực
|
NT D2
|
Dự HĐ chiều
|
Ng Thị Nga
|
MGN B1
|
Tuần 2
|
Dự giờ nhận biết tập nói
|
Ng Thị Huyền
|
NT D2
|
Dự HĐG
|
Ng Thị Mùi
|
MGB B2
|
Tuần 3
|
Dự giờ HĐ với đồ vật
|
Ng Hương Mai
|
NT D2
|
Dự dây chuyền tổ nuôi
|
Tổ nuôi
|
Tổ nuôi
|
Tuần 4
|
Kiểm tra 5 đầu sổ kế toán
|
Ng T Thu Trang
|
Kế toán
|
Sau khi lập xong kế hoạch thăm lớp dự giờ này Tôi sắp xếp công việc rất hợp lý không bị chồng chéo, dồn dập công việc cùng một lúc.
- Ngoài thăm lớp dự giờ để đánh giá chính xác năng lực của giáo viên, nhân viên Tôi còn tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để từ đó đánh giá được kỹ năng giao tiếp, ứng xử của từng thành viên trong nhà trường .
Ví dụ: Trong buổi hội thảo “ Một số tình huống sư phạm và cách xử lý ” Tôi giới thiệu qua một số tình huống sư phạm hay gặp tại trường lớp mầm non. Sau đó đặt các câu hỏi để giáo viên, nhân viên chia sẻ, nói lên hướng giải quyết và việc mình sẽ làm gì để giúp đỡ đồng nghiệp.
Một số câu hỏi như:
+ Bạn sẽ làm gì, nói gì khi trong lớp có hai trẻ đang giành đồ chơi của nhau?
+ Có một số ý kiến nói sai về bạn thì bạn sẽ làm gì?
- Mặt khác Tôi còn đi dự giờ đón trẻ để xem các cô giao tiếp trao đổi với phụ huynh như thế nào? Bởi ở trường mầm non thì giờ đón trả trẻ là giờ tiếp xúc với phụ huynh nhiều nhất. Cùng một thông tin cần tuyên truyền thì có những giáo viên được phụ huynh rất ủng hộ, nhưng ngược lại có những giáo viên lại không được sự ủng hộ cao từ phía phụ huynh.
Ví dụ: Nhà trường tổ chưc tết nguyên đán cho các con nhưng do kinh phí hạn hẹp nên nhà trường chỉ đạo các giáo viên tuyên truyền kêu gọi lòng hảo tâm của phụ huynh ủng hộ để các con chào đón một cái tết nguyên đán vui tươi, ý nghĩa và tiết kiệm. Sau một tuần phát động thì danh sách ủng hộ mà Tôi cầm thì số tiền ủng hộ của từng lớp khác nhau có lớp phụ huynh hưởng ứng rất nhiệt tình ngoài ủng hộ tiền ra họ còn sắp xếp công việc đến tổ chức cùng nhà trường giúp nhà trường chuẩn bị địa điểm, bàn ghế phông bạt...nhưng có lớp lại ngược và qua dự giờ đón trả trẻ Tôi thấy những lớp có số tiền ủng hộ cao là những lớp giáo viên có kỹ năng giao tiếp rất tốt họ giải thích tuyên truyền cặn kẽ với phụ huynh để phụ huynh hiểu, tin tưởng.
Bên cạnh đó trong hoạt động về các phong trào Tôi chú ý quan sát tinh thần, thái độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên để xem sự nhiệt tình, sự năng động và mối quan hệ của các giáo viên với nhau , khi thấy các biểu hiện và chuyển biến tốt trong các mối quan hệ công tác của tập thể, tôi nhận xét, khích lệ để họ kịp thời thấy được những điểm tốt đó để phát huy. Điều này thúc đẩy mỗi người tự tin hơn, thích thể hiện những cái tốt, cái đẹp về nhân cách của mình; thích làm việc tốt mang lại lợi ích chung và sự tiến bộ của nhà trường. Ngoài công tác chuyên môn, chúng tôi phối hợp với công đoàn tổ chức các ngày hội, ngày lễ, những nội dung sinh hoạt chuyên đề, những cuộc vui chơi văn hóa, văn nghệ, thể dục-thể thao, những buổi thăm hỏi gia đình…giúp tình cảm mọi người trong tập thể nhà trường gần gũi, gắn bó với nhau hơn.
2/ Nội dung 2: Lập kế hoạch phân loại, sắp xếp phân công giáo viên , nhân viên phù hợp trong từng công tác của đoàn thể, của chuyên môn.
Sau khi nắm chắc lực lượng giáo viên, nhân viên trong nhà trường về trình độ, năng lực, hoàn cảnh, thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn của từng người. Tôi sắp xếp, phân công công việc phù hợp với năng lực của từng giáo viên – nhân viên. Công việc này tưởng chừng như dễ dàng đơn giản nhưng thực sự lại khó khăn, phức tạp hơn nhiều nó buộc người cán bộ quản lý phải có tư duy logic khi sắp xếp để dung hòa những yếu tố trái chiều như: Mạnh – yếu, nóng nảy – điềm tĩnh, nhanh nhảu – chậm chạp... Là phương thức điều hòa hai cực âm dương khi đặt cạnh nhau. Phân công, sử dụng đúng sẽ phát huy được hết khả năng của từng người, ngược lại sắp xếp không hợp lý làm giảm ý chí và chất lượng công việc, gây cản trở cho việc đào tạo bồi dưỡng và ảnh hưởng tới xây dựng đội ngũ làm cho nội bộ nhà trường không đoàn kết, thống nhất. Vì thế, khi phân công công việc phải dân chủ, công khai, công bằng, người quản lý hạn chế tối đa giao việc không phù hợp với năng lực sở trường mà dự đoán họ sẽ hoàn thành nhưng hiệu quả không cao.
Trong quá trình thực hiện người cán bộ quản lý cần theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ công việc ở mức độ nào? Để từ đó có những giải pháp điều chỉnh phù hợp nhằm ngăn ngừa sự cố xảy ra chứ không để sự việc phát sinh mới giải quyết. Tuy nhiên cũng cần phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc cá nhân chấp hành tuyệt đối quyết định của cấp trên khi những quyết định đó đúng đắn, hợp lý. Mặt khác, việc phân công, sử dụng đội ngũ phải có sự cân nhắc để vừa đảm bảo nguyên tắc chung, vừa phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, nhất là khi phân công giáo viên đứng lớp. Sau khi cân nhắc tìm hiểu và áp dụng kinh nghiệm qua thực tế quản lý tôi đã lựa chọn hình thức sắp xếp phân công theo cặp đôi nhằm giúp giáo viên, nhân viên có thể dựa vào nhau, san sẻ, giúp đỡ, gánh vác cho nhau công việc để cùng nhau tiến bộ.
Ví dụ: - Đối với nhóm trẻ 24-36 tháng và lớp mẫu giáo bé, đặc điểm trẻ bước đầu rời xa mẹ chưa quen với môi trường mới, đòi hỏi cô giáo phải có tính chịu khó, dịu dàng, tận tụy. Riêng đối với lớp mẫu giáo lớn với thực hiện đánh giá trẻ theo chuẩn 5 tuổi, thực hiện phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi phải lựa chọn các giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có năng lực sư phạm đạt khá tốt, linh hoạt nhạy bén để đáp ứng được yêu cầu của nội dung chương trình và khả năng đòi hỏi của học sinh.
Mặt khác, khi phân công cũng cần quan tâm đến vấn đề năng lực, điều kiện gia đình sao cho hòa hợp, giúp mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
Ví dụ: Như phân công 1 Gv khá (tốt) với 1 giáo viên yếu hơn, hoặc 1 giáo viên cũ với 1 giáo viên mới, giáo viên ở gần với ở xa, giáo viên có điều kiện hoàn cảnh thuận lợi với giáo viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn; phải có sự luân chuyển giáo viên trong các tổ, nhóm để giáo viên nào cũng nắm bắt được chương trình tất cả các độ tuổi trong trường mầm non, nhằm giúp họ vững vàng hơn về chuyên môn, tạo cho họ có điều kiện giúp đỡ và truyền kinh nghiệm giảng dạy trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống. Đây là khâu then chốt của sự đoàn kết và là khâu quan trọng nhất, bởi vì một tập thể đoàn kết, biết san sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẽ ở mỗi thành viên, nhằm thể hiện cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật và hiệu quả công tác sẽ tốt hơn.
Bên cạnh đó đối với tổ nuôi công việc phải thực hiện theo dây chuyền và vị trí đảm nhận công việc được thay đổi theo từng tuần nên ai cũng phải đảm nhận việc nặng không thể ỷ lại dưa nhau được. Cho nên để hoàn thành tốt công việc thì rất mệt và bất cập với những cô đang mang bầu bởi khi vào nấu chính th́ người nấu chính phải đảm nhận hết công việc chế biến bữa trưa, bữa chiều cho trẻ cộng với việc bưng bê nồi canh, nồi thức ăn to rất nặng từ trên bếp ga xuống công việc này là rất nguy hiểm. Hay thời tiết nóng oi bức với người bình thường không mang bầu c̣n rất khó chịu huống chi là người mang bầu lại ở trong bếp nấu với nhiệt độ rất cao từ bếp ga, từ tủ cơm phả ra . Chính vì vây trong buổi họp chuyên môn tổ nuôi tôi phân tích rõ cho chị em hiểu để san sẻ, gánh vác giúp đỡ nhau trong công việc và tập thể cô nuôi của trường tôi đã thống nhất cao vui vẻ để các cô mang bầu đảm nhận khâu trực vệ sinh ở ngoài không phải vào bếp trong suốt thời gian mang thai.
Sau khi thực hiện nội dung này Tôi thấy trường tôi các công việc được giao cho giáo viên - nhân viên rất phù hợp với năng lực, tính cách của từng người. Nên trong quá trình làm việc không gặp vướng mắc gì công việc rất trôi và quan trọng hơn cả là Tôi nhận thấy sự chia sẻ, giúp đỡ nhau để hoàn thành công việc được giao trong tập thể giáo viên – nhân viên trường Tôi.
2/ Biện pháp 2: Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giáo viên – nhân viên.
Trong mỗi nhà trường, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên là rất quan trọng và cần thiết, là việc làm thường xuyên và liên tục. Vì đội ngũ này chính là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của một nhà trường. Đặc biệt với trường mầm non việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần phải quan tâm chú ý hơn, vì đây là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hình ảnh người giáo viên, nhân viên luôn ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Học sinh tựa những hạt giống, tự nó nẩy mầm, nhưng tốt hay xấu còn phụ thuộc vào sự chăm sóc và dạy bảo của thầy cô giáo vì vậy thầy dạy thế nào sẽ tạo ra sản phẩm thế ấy.
Một tập thể sư phạm vững mạnh đoàn kết, là một tập thể mạnh về tư tưởng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đoàn kết thống nhất về ý chí. Muốn có được tập thể sư phạm vững mạnh đoàn kết, người quản lý phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể trong việc xây dựng tập thể nhà trường, mỗi cán bộ giáo viên không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện để giữ được phẩm chất của người giáo viên, cụ thể:
Để giúp GV, NV thực hiện tốt công việc, tôi không chỉ tạo điều kiện động viên khuyến khích GV, NV tiếp tục học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ tại các lớp chuyên nghiệp như: Chuyên tu, tại chức, từ xa mà còn tiến hành bồi dưỡng theo các hình thức khác: Tập huấn, kiến tập, thăm quan học tập thực tế các trường bạn. Phát động thực hiện các phong trào do ngành phát động: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vân động "2 không"; phong trào“Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”; cuộc vận động : "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”. Nâng cao trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp và đạo đức nhà giáo gắn với cuộc vận động xây dựng “Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh chăm ngoan”.
Ngoài ra tôi còn hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục và tổ chức đa dạng các hoạt động khám phá, trải nghiệm phù hợp với kinh nghiệm sống, khả năng và hiểu biết của trẻ cũng như điều kiện cụ thể của nhà trường. Trao quyền và khuyến khích giáo viên linh hoạt và chủ động điều chỉnh, sửa đổi kế hoạch giáo dục để đảm bảo chương trình thúc đẩy sự phát triển của mọi trẻ em. Bên cạnh đó Tôi còn:
- Bồi dưỡng về đạo đức lối sống, để giáo viên có cuộc sống lành mạnh, trong sáng tươi vui là tấm gương sáng, là thần tượng trong mắt học sinh.
Ví dụ: Trong các buổi họp hội đồng nhà trường hay họp chuyên môn tôi thường photo hoặc sưu tầm những cuốn sách về những tấm gương điển hình người tốt việc tốt có lối sống đạo đức có cuộc sống lành mạnh hoặc những cuốn sách giáo dục đạo đức văn hóa cho giáo viên xem, thảo luận và rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. Ngoài các buổi họp ra Tôi giao lại các cuốn sách này cho văn phòng cất giữ ghi tên các đầu sách vào sổ và giáo viên có thể mượn văn phòng mang về nhà để đọc hoặc giới thiệu với các thành viên trong gia đình. Tôi rất hạnh phúc khi có chồng của giáo viên nói với mình rằng “ Chị ơi, hôm nọ vợ em mượn được nhà trường một quyển giáo dục văn hóa đạo đức trong gia đình hay quá em đã vận dụng được một số lời khuyên trong quyển sách đó trong cách ứng xử giáo dục con ”.
Ngoài các quyển sách, tư liệu mà Tôi sưu tầm được thì Tôi còn khuyến khích giáo viên, nhân viên của mình cùng tìm hiểu sưu tầm được các loại sách báo bồi dưỡng về đạo đức, lối sống để bây giờ trường Tôi có một tủ sách, báo, tư liệu về bồi dưỡng đạo đức, lối sống văn hóa lành mạnh rất phong phú.
( Hình ảnh một số quyển sách giáo dực đạo đức, văn hóa )
- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:
- Đây là việc làm cần thiết và thường xuyên đối với mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên nếu không sẽ bị mai một về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ ảnh hưởng đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
xây dựng một tập thể vững mạnh về chuyên môn: Trước hết: Cần trang bị phương tiện cần thiết cho giáo viên, nhân viên. Sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị trang bị cho giáo viên có đủ điều kiện trong giảng dạy như tài liệu giảng dạy, đồ dùng dạy học đảm bảo theo nội dung chương trình và theo thông tư 02 của Bộ Giáo dục quy định. Với tổ nuôi là toàn bộ dụng cụ sơ chế chế biến, tủ lạnh, tủ cơm...Cấp kinh phí cho các tổ tiến hành làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho các tiết dạy nhất là các tiết dạy mẫu, tiết dạy khó… BGH phải là người đi đầu, ủng hộ, khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy, mua trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng như nối mạng Lan cho các lớp, trang bị đủ máy tính, ti vi cho các lớp.. Phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi, cuối tháng kiểm tra và xếp loại.
( Hình ảnh nghiệm thu đồ dùng đồ chơi tự tạo)
- Bên cạnh đầu tư và làm đồ dùng Tôi còn làm phiếu trắc nghiệm về kiến thức quy chế chăm sóc – giáo dục trẻ cho giáo viên nhân viên trả lời vào các buổi họp hội
đồng qua các phiếu này Tôi cũng bồi dưỡng được kiến thức cho các cô.
(Hình ảnh giáo viên trả lời phiếu trắc nghiệm)
+ Phiếu Trắc nghiệm Quy chế tổ dạy:
PHIẾU TRẮC NGHIỆM
(dành cho giáo viên)
Họ và tên giáo viên dự thi:
Dạy lớp :
Trong thời gian 30 phút bạn hãy đọc kỹ câu hỏi và trả lời.
Tổng điểm: 10 điểm.
Câu 1: ( 2 đ )
a) Ở lớp đồng chí phụ trách có một cháu ngã bị chảy máu và một cháu bị chớ trong khi đó chỉ có một cô ( Cô hai đi bê cơm ). Đồng chí sẽ xử lý tình huống này ntn? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: (1đ).
- Theo quycủa Trường MN Việt Hưng thì thời gian đi làm mùa hè, mùa đông là từ tháng nào đến tháng nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Hãy ghi lại theo trình tự các công việc của cô trực nhật buổi sáng.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: ( 3 điểm.)
Đồng chí hãy trình bày quy trình tổ chức giờ ăn?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
câu 4: ( 2 đ).
- Để đảm bảo giấc ngủ của trẻ, giáo viên phải thực hiện những công việc gì?.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
b. Trong giờ ngủ trưa, có một số cháu chưa ngủ được. Cháu thì nằm mãi vẫn chưa ngủ nên cấu véo bạn bên cạnh; có cháu thì khóc tỉ tê đòi về mẹ.... Bạn sẻ sử lý như thế nào để không ảnh hưởng đến cháu khác?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 5: 2 điểm.
Đồng chí hãy cho biết công việc, hành vi nào giáo viên không được làm?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tổng điểm: 10
Điểm đạt :
+ Phiếu trắc nghiệm tổ nuôi:
PHIẾU TRẮC NGHIỆM
(dành cho nhân viên)
Họ và tên giáo viên dự thi:
Dạy lớp :
Trong thời gian 30 phút bạn hãy đọc kỹ câu hỏi và trả lời.
Tổng điểm: 10 điểm.
Câu 1: Vấn đề thực phẩm.(2đ).
a) Cách lựa chọn thịt bò ngon, an toàn.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Để riêng rẽ thực phẩm sống, chín nhằm mục đích gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: (2đ).
- Nguyên tắc vệ sinh nơi sơ chế, chế biến?
.................................................................................................................................................................................................................................................................
- Rửa tay sạch trước khi ăn hay trước khi chế biến thực phẩm để làm gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Chế độ vệ sinh đối với nhân viên nhà bếp. (2đ).
- Nhân viên nhà bếp cần thực hiện những việc vệ sinh nào?
………………………………………………………………………………………Bạn cho biết công việc, hành vi nào nhân viên không được làm?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 4 (2đ).
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn: Không để thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ trong phòng quá mấy giờ?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
- Khi lưu nghiệm thức ăn trong tủ lạnh thì cần phải làm gì?
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 5 : (2đ).
- Nêu chế độ vệ sinh dụng cụ nhà bếp?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Nếu bạn biết một đồng nghiệp có hành vi vi phạm khẩu phần ăn của trẻ, của cô thì bạn sẽ làm gì?
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổng điểm : 10
Điểm đạt :
- Ngoài làm phiếu trắc nghiệm ra thì trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn Tôi thường xuyên nêu rõ mục đích yêu cầu của cuộc họp, tạo ra không khí buổi họp như các buổi trò chuyện cởi mở, chân tình để cán bộ, giáo viên được trao đổi thẳng thắn những suy nghĩ, những vấn đề chưa vừa ý trong nhà trường, những vấn đề cần đề xuất cụ thể, từ đó bàn bạc về những biện pháp khắc phục, giải tỏa những mâu thuẩn nội bộ để cùng thống nhất yêu cầu, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc xây dựng, giữ gìn khâu đoàn kết trong các mối quan hệ công tác và sinh hoạt tập thể, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ về mọi mặt.
- Ngoài ra để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giáo viên Tôi còn Tổ chức kiến tập và phát phiếu nhận xét.
Năm học 2014-2015 là năm học thực hiện chuyên đề vận động và thẩm mỹ nên tôi xây dựng và tổ chức kiến tập các tiết, hoạt động mẫu. Kết thúc mỗi buổi kiến tập tôi phát phiếu nhận xét cho tất cả các cô. Tôi nhận thấy rằng phiếu nhận xét là rất cần thiết bời từ phiếu nhận xét này Tôi vẫn đánh giá được năng lực, mức độ nắm phương pháp của các cô đến đâu mặc dù các cô không trực tiếp lên tiết.
( Hình ảnh giáo viên lên tiết kiến tập )
Danh sách giáo viên – nhân viên lên tiết kiến tập mẫu
STT
|
Họ và tên
|
Dạy lớp
|
Tiết mẫu
|
Chuyên đề
|
Hoạt động
|
Thời gian
|
Hoạt động
|
Thời gian
|
1
|
Nguyễn Thị Hạnh
|
MGL A3
|
Toán: Tách gộp
|
Tháng 10
|
Âm nhạc. Tiết tổng hợp
|
Tháng 11
|
2
|
Nguyễn Thị Thúy
|
MGB C2
|
|
|
Thể dục
|
Tháng 12
|
3
|
Nguyễn Thị Mùi
|
MGN B2
|
|
|
Tạo hình
|
Tháng 1
|
4
|
Nguyễn Thị Lan
|
NT 2
|
NBTN
|
1
|
Tạo hình
|
2
|
5
|
Dương Thị Điệp
|
MGL A1
|
KPKH
|
3
|
|
|
6
|
Nguyễn Mai Hương
|
MGL A2
|
LQVH:Truyện tiết 2
|
4
|
|
|
7
|
Ng Thị Bình
|
Tổ nuôi
|
Dây chuyền
|
4
|
|
|
8
|
Ng Thị Thanh
|
MGL3
|
HĐG: Đóng chủ đề
|
4
|
|
|
+ Phiếu nhận xét:
PHIẾU NHẬN XÉT
Họ và tên người nhận xét:........................................................Lớp:..........................
Họ và tên người dạy:..................................................................................................
Tên đề tài.............................................................Lứa tuổi:........................................
- Nhận xét ưu,khuyết điểm:
- Ưu điểm:
......................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Khuyết điểm:
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Ý kiến đề xuất:
......................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...............................................................................................................................
Giáo viên – nhân viên
- Bên cạnh đó bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và tổ chức các hoạt động cho giáo viên là rất cần thiết.
- Hiện nay, công nghệ thông tin được ứng dụng ngày càng nhiều trong giáo dục mầm non. Đây là một biện pháp mang lại hiệu quả cao, gây được hứng thú cho trẻ, và là một chỉ tiêu đặt ra cho mỗi giáo viên. Song muốn ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo. Nhận thức được điều đó, tôi rất chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên thông qua nhiều hoạt động như: Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm tin học với giảng viên là những giáo viên có kỹ năng tốt về tin học của trường, theo hình thức hướng dẫn tập trung, thực hành, trao đổi giúp đỡ lẫn nhau.
- Nội dung tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như lấy thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra, cách tổng hợp các kết quả trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ trên Excel..
Tổ chức các buổi tọa đàm để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; chuyên môn nhà trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực. Qua một thời gian không dài khi thực hiện nội dung này đã cho thấy hiệu quả tích cực khi sử dụng CNTT. Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại gần gũi hơn với trẻ mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình. Nhưng nhà trường cũng xác định rõ với giáo viên: ứng dụng CNTT không đồng nhất với đổi mới phương pháp dạy học, CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai phương pháp tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương pháp này. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. Nhờ làm tốt công tác bồi dưỡng này tất cả hồ sơ của giáo viên được vi tính hóa, trình bày khoa học, đẹp mắt. Có 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính và biết khai thác mạng Internet phục vụ công tác giảng dạy, 10/29 giáo viên soạn bài thành thạo trên chương trình powerpoint và các phần mềm ứng dụng khác. Mặt khác, bồi dưỡng qua thực tiễn tổ chức các hoạt động cũng góp phần không nhỏ trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ.
- Tranh thủ thời gian trong tháng 9,10 Tôi dự giờ tất cả giáo viên dạy lớp mỗi người ít nhất 1 giờ hoạt động học để phân loại tay nghề giáo viên đầu năm.
Đó là cơ sở để động viên giáo viên đăng ký tham gia hội thi “Dạy giỏi cấp trường” và cũng là cơ sở để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên từ khá lên giỏi, từ trung bình lên khá và từ yếu lên trung bình và khá.
- Tôi tiến hành xây dựng các tiết hội giảng, các tiết dạy mẫu để giáo viên tham dự học hỏi kinh nghiệm (Chọn giáo viên có tay nghề khá vững dạy dưới sự dàn dựng của BGH, lựa chọn và dạy mẫu những đề tài khó như nhận biết thời gian, không gian, sắp xếp theo quy tắc, khám phá về bản thân, nước, dạy kỷ năng sống cho trẻ… Qua các tiết dạy mẫu Tôi gợi ý cho giáo viên tập phân tích tiết dạy chỉ ra ưu điểm và hạn chế cần khắc phục. Sau đó Tôi tiến hành phân tích tiết dạy theo 4 lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng sư phạm, thái độ sư phạm, hiệu quả giờ hoạt động.
- Sau khi thực hiện xong các giờ hoạt động mẫu Tôi tiến hành dự giờ giáo viên, giáo viên dự giờ lẫn nhau, giao cho tổ trưởng kèm tổ viên yếu hơn (đối với giáo viên dạy yếu Tôi bố trí dạy trái buổi với giáo viên dạy khá giỏi cùng khối để giáo viên đó dự giờ nhiều buổi liền ở tất cả các môn học để học hỏi kinh nghiệm.
- Nội dung cần tư vấn: khen chỗ nào, động viên khích lệ những gì, chỉ ra hạn chế và phải đưa ra biện pháp giúp giáo viên khắc phục, khi tiến hành góp ý cần cho giáo viên trình bày ý tưởng của mình và nhận xét giờ hoạt động của bản thân trước, sau đó Tôi mới tiến hành phân tích góp ý, tư vấn. Khi trao đổi góp ý, tư vấn phải trên tinh thần đồng nghiệp, chân tình tránh chê bai, chỉ trích giờ hoạt động hoặc đánh giá thấp mà không chỉ ra được hạn chế và hướng khắc phục cho giáo viên sẽ làm cho giáo viên bất mãn không phấn đấu và cũng không biết chổ hạn chế mà khắc phục. Do đó, đến nay năng lực sư phạm của đội ngũ không có sự khác nhau về khả năng tổ chức các giờ hoạt động, về xác định nội dung, về phương pháp giảng dạy, góp phần đưa chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đạt kết quả cao. Nhờ thực hiện tốt các nội dung bồi dưỡng nên tập thể nhà trường luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau để nâng cao năng lực chuyên môn, và trong năm học đầu tiên này trường đã đạt được 5 giáo viên – nhân viên giỏi cấp quận.
- Bồi dưỡng lòng nhân ái, truyền thống tôn sư trọng đạo thông qua các hoạt động ngoại khóa.
- Tổ chức các ngày lễ lớn như ngày 20/11; 22/12; 8/3…qua đó khơi dạy lòng yêu, nghề, mến trẻ của thầy giáo, cô giáo. Mỗi cán bộ giáo viên phải tự học, tự kiểm tự tra đánh giá, tự tìm tòi,sáng tạo, phát huy tính tự giác, luôn yêu thương học sinh gắn với nghề nghiệp.
- Với tinh thần tương thân thương ái “ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, Tôi đã thực hiện tốt công tác từ thiện nhân đạo, đặc biệt quan tâm đến cuộc sống đời thường của mỗi càn bộ giáo viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và họ luôn coi tập thể của mình như anh em một nhà, luôn giúp đỡ nhau:
Ví dụ: Trường có 2 đ/c có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: 1 đ/c mắc bệnh hiểm nghèo, 1 đ/c neo đơn con nhỏ bệnh nặng ốm đau triền miên, cuộc sống rất vất vả nhà trường đã tổ chức thăm hỏi , động viên và ủng hộ công lao động, ủng hộ vật chất và giúp đỡ chăm sóc tại bệnh viện để đ/c đồng nghiệp của mình bớt đi nỗi đớn đau bệnh tật bớt đi những khó khăn và vượt qua hoạn nạn vươn lên trong cuộc sống hoàn thành nhiệm vụ được giao và điều qua trọng là làm cho họ cảm thấy ấm lòng khi thấy luôn có tập thể bên mình.
- Bên cạnh đó phải thực hiện tốt và đảm bảo chế độ chính sách của Đảng, nhà nước, địa phương đối với người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của mỗi CBGV tạo điều kiện thuận lợi cho CBGV trong lao động sư phạm.
- Việc quan tâm đến gia đình của mỗi thành viên trong trường mình quản lý cũng là liều “thuốc bổ” tăng sức mạnh cho mỗi các nhân đóng góp công sức xây dựng nhà trường. Là hiệu phó Tôi luôn quan tâm chia sẻ niềm vui nỗi buồn với các thành viên của mình quản lý, vui với niềm vui của họ, buồn với nỗi buồn của họ giúp họ vượt lên chính mình và động viên họ tích cực học tập nâng cao năng lực chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp, giúp đỡ nhau, đoàn kết công tác để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ.
3/ Biện pháp 3: Phối kết hợp giữa các đoàn thể với nhau để trở thành một khối đoàn kết thống nhất cùng tiến bộ
Đúng như lời Bác dạy: ‘Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”
“Thành công, thành công, đại thành công”
Quả đúng như vậy, trong nhà trường có rất nhiều đoàn thể nếu không đoàn kết thống nhất thì sự tụt hậu là điều tất yếu. Mỗi một đoàn thể trong nhà trường có một chức năng và nhiệm vụ riêng.
- Nhà trường – công đoàn – đoàn thanh niên đoàn kết thống nhất với nhau dưới sự lãnh đạo của chi bộ thực hiện mọi nhiệm vụ đạt hiệu quả.
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và triển khai các công tác chính quyền, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên,nhân viên để ngân cao chất lượng chăm sóc giáo dục.
- Công đoàn quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần mội cán bộ giáo viên nhân viên. Động viên mọi người thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng – Nhà nước, các cuộc vận động của ngành giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Đoànthanh niên: Phát huy sức mạnh lực lượng đoàn viên, cán bộ trẻ năng động sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo không khí sôi nổi, vui tươi trong nhà trường góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện giúp trẻ yêu trường, yêu cô, tạo tâm thế “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Do đó để hoàn thành tốt công việc cũng như mục tiêu giáo dục của ngành thì việc cần làm là phối kết hợp các đoàn thể với nhau để phát huy vai trò của các đoàn thể trong nhà trường. Ban chấp hành công đoàn là cầu nối giữa các thành viên với chính quyền nhà trường để xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong trường học. Thông qua công đoàn trường Tôi sẽ nắm bắt thêm được nhiều thông tin, tâm tư nguyện vọng của giáo viên, công đoàn viên để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Các thành viên trong ban chấp hành các đoàn thể cần hỗ trợ nhà trường tạo các buổi sinh hoạt vui tươi tạo sự gần gũi của tất cả các thành viên trong nhà trường, tránh hiện tượng để xảy ra giáo viên, nhân viên phân chia thành các nhóm độc lập nhau, gây cho nội bộ nhà trường có sự xáo trộn ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan. Cần tạo điều kiện cho giáo viên trình bày những suy nghĩ của mình đóng góp nhiệt tình về các biện pháp thực hiện cũng như nghị quyết cuả ban giám hiệu. Đoàn thể nhà trường cần tổ chức nhiều các đợt sinh hoạt có nội dung phù hợp, có hiệu quả sẽ mang lại kết quả khả quan trong việc xây dựng đội ngũ đoàn kết nhất trí cao.
4/ Biện pháp 4: Phát huy sức mạnh đoàn kết xây dựng nhà trường thành một tập thể vững mạnh “Có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.
- Để thực hiện được điều này đòi hỏi bản thân Tôi, tập thể sư phạm nhà trường phải xây dựng được bầu không khí tâm lý. Chúng ta thường nói “Không khí căng thẳng” hoặc “Không khí đầm ấm”. Thuật ngữ này dùng để chỉ hiện tượng tâm lý cụ thể trong các mối quan hệ thiện cảm hay ác cảm, chan hòa hay dửng dưng, thường được phản ánh trong không khí tâm lý, trong tình thương, trách nhiệm, trong kỷ luật lao động. Không khí tâm lý trở nên căng thẳng khi cóxung đột tâm lý, có giáo viên thích cải cọ, lý sự, ích kỷ…có giáo viên nhân ái, giàu lòng vị tha, thương người như thể thương thân…Vì vậy mà Tôi phải biết tính của từng người để điều khiển các mối quan hệ trong tập thể, vì đây là vấn đề gay cấn và phức tạp, nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của nhà trường. Do đó, Tôi phải tìm hiểu, thu thập số liệu có tính tường minh để phải trái phân minh, đưa ra tập thể trao đổi, xây dựng, tìm ra điều hay, lẽ phải, giúp đỡ nhau để dẫn đến “Nghĩa tình trọn vẹn”có kỷ cương, đúng quy định.
- Xây dựng được lòng tin, tôn trọng ðồng nghiệp. Đối với vấn đề này thì tôi yêu cầu, đòi hỏi mọi người trong tập thể nhà trường phải có văn hóa trong giao tiếp, nhạy cảm, quan tâm, không để ý đến những điều vụn vặt trong cuộc sống, trong công tác. Biết nâng niu, tôn trọng, đánh giá cái tốt một cách công bằng, đúng lúc, đúng chỗ, đúng mực, cân bằng trong tình cảm.
- Để có lòng tin trước hết bản thân Tôi phải tôn trọng tập thể, dựa vào tập thể, trên cơ sở đó kích thích quá trình tự giác, tự quản, tự giáo dục và rèn luyện của mỗi giáo viên, nhân viên; chú ý nghe, tiếp thu, góp ý phê bình, phát huy quyền làm chủ tập thể cao trong tập thể. Có nhý vậy mới có khả năng thuyết phục cao trong mỗi quyết định. Biết tận dụng trí tuệ của tập thể trước những chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp thực hiện của nhà trýờng. Khi làm việc phải thực hiện theo phương châm: Dân chủ khi bàn bạc, tập trung khi quyết định và kiên quyết khi điều hành.
- Trong quản lý không nên xem nhẹ tình cảm, đặt nặng hành chính hoặc ngược lại, mà ta phải vận dụng linh hoạt tùy vào từng đối tượng và hoàn cảnh. Khi có giáo viên vi phạm khuyết điểm Tôi không phê bình trước tập thể mà phải mời gặp riêng vào thời điểm thích hợp, không áp đặt lỗi giáo viên mà phải lắng nghe ý kiến giải trình của giáo viên và để tự giáo viên định tội của mình và biện pháp khắc phục. Khi đánh giá giáo viên phải xem xét sự tiến bộ, không lấy hiện tại bù quá khứ, không dồn người sai vào đường cùng mà phải giúp cho họ có đường quay lại…
- Trong việc thực hiện tài chính của trường cần thực hiện nguyên tắc dân chủ tập trung, công khai rõ ràng, tránh những suy nghĩ sai lầm, lệch lạc của cấp dưới đối với lãnh đạo cấp trên có những vấn đề tiêu cực về tài chính, đây là một vấn đề nhạy cảm nếu không thực hiện tốt công khai tài chính trong tập thể nhà trường thì sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất trong việc mất đoàn kết trong đơn vị. Hiểu được điều này lên với số tiền của mảng chăm sóc nuôi dưỡng mà đồng chí hiệu trưởng giao cho Tôi luôn chú trọng đến công khai tài chính về tất cả các khoản thu chi trong các buổi họp giao ban hay họp hội đồng. Mỗi lần đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng bán trú từ nhỏ đến lớn đều được Tôi công khai dân chủ và giao cho ban thanh tra nhân dân phối hợp với công đoàn khảo sát giá cả thị trường và thực hiện chi tiêu đúng quy định mà đồng chí hiệu trưởng đề ra.
- Bản thân Tôi luôn coi trọng kỷ luật lao động, thực hiện đảm bảo giờ giấc, nói là làm, làm việc hết mình. Tôi phải lắng nghe ý kiến góp ý của các thành viên trong nhà trường, phát huy những sáng kiến hay của mọi người, sẵn sàng nhận lỗi và sữa sai trước tập thể nếu có khuyết điểm, tuyệt đối không bảo thủ, trù dập khi có ý kiến góp ý đụng chạm đến mình. Trước khi ra các quyết định gì trong quản lý tôi thường tham khảo ý kiến từ nhiều phía, và không độc đoán. Chẳng hạn từ một việc chỉ đạo phân công nhiệm vụ đề ra mà có nhiều ý kiến xây dựng thì Tôi phải nhìn nhận lại quyết định của mình có đúng như những ý kiến xây dựng của cấp dưới không nếu đúng thì phải bổ sung, điều chỉnh ngay, không khư khư bảo thủ quan điểm sai lệch của mình.
- Bên cạnh đó thì bản thân Tôi phải sống có tình thương, giàu lòng vị tha với đồng nghiệp, có lương tâm, trách nhiệm với trường, với lớp. Để quản lý nhà trường không phải bằng sức mạnh quyền hành mà quản lý nhà trường bằng tấm gương và trách nhiệm được giao, bằng sức mạnh của uy tín, của nghị lực, của kinh nghiệm sư phạm, của sự hiểu biết, của việc biết “”gạn đục, khơi trong”. Có như vậy để mọi người thấy trong công việc Hiệu Phó là cấp trên, ngoài giờ làm việc Hiệu phó là chị, là em, là chỗ dựa tinh thần cho anh em, khi chị em gặp khó khăn thì sẵn sàng tìm Hiệu phó để chia sẻ… Nhờ vậy, mà nhà trường thực sự là ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai, là tổ ấm, thể hiện được tình yêu thương, giúp mọi người cống hiến hết mình vì tập thể, vì sự phát triển của nhà trường. Không phụ tấm lòng của Tôi mà giáo viên – nhân viên trường Tôi luôn có trách nhiệm trong công việc, tinh thần thái độ yêu thương học sinh hết lòng vì học sinh thân yêu tạo niềm tin với học sinh và phụ huynh. Nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức, phẩm chất của người thầy cô giáo. Luôn có tinh thần tự học,sáng tạo hết mình trong công việc để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Trong nhà trường mọi tổ chức đoàn thể và tất cả CBGVNV đều chung sức đồng tâm đoàn kết cùng nhau rèn luyện, học tập, phấn đấu thực hiện thành công mọi nhiệm vụ được giao trong năm học đưa nhà trường vượt qua khó khăn. Năm học 2014-2015 nhà trường đạt được một số kết quả đáng ghi nhận sau:
III/ KẾT QUẢ.
* Đối với nhà trường:
- Nhà trường được đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho nuôi và dạy.
- Được sửa chữa, củng cố sắp xếp khang trang, gọn gàng, thân thiện phục vụ hiệu quả cho hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ.
* Đối với giáo viên:
- Sau khi áp dụng các biện pháp xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường. Tôi thấy tập thể sự phạm trường Tôi thực sự trở thành một tập thể đoàn kết từ ban giám hiệu đến giáo viên, nhân viên.
- Giáo viên, nhân viên có niềm tin, tôn trọng với sự quản lý của ban giám hiệu. Luôn sát cánh cùng ban giám hiệu giải quyết tất cả các công việc và quan trọng hơn là không có sự phân cấp, lạnh nhạt bằng mặt không bằng lòng với cấp trên.
- Giáo viên, nhân viên tự tin tham mưu, xây dựng góp ý kiến đúng với ban giám hiệu cũng như chị em đồng nghiệp trong trường.
- Giáo viên, nhân viên biết giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau về chuyên môn, về hoàn cảnh để cùng nhau tiến bộ. Vì vậy mà chất lượng giáo viên, nhân viên đã được nâng lên khá rõ rệt.
- Đội ngũ giáo viên nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, luôn ra sức học tập và rèn luyện phấn đấu, năng nổ trong công tác giáo dục nhà trường.
- Trong công tác các vấn đề vướng mắc đều giải quyết kịp thời không để xảy ra tồn đọng một trường hợp nào chưa xử lý. Các hoạt động của nhà trường diễn ra nhịp nhàng mang lại nhiều hiệu quả cao.
- Vai trò của từng thành viên trong đoàn thể tuy chưa phát huy được hết nhiệm vụ của mình một cách triệt để nhưng đã tạo được nhiều ảnh hưởng góp phần phối hợp với nhà trường xây dựng khối đoàn kết nội bộ, tạo được nhiều kết quả tốt đẹp.
- Trong năm học vừa qua không có hiện tượng giáo viên khiếu nại, tố cáo, trường cũng chưa có một buổi làm việc nào về hiện tượng bất đồng trong đội ngũ giáo viên , nhân viên. Đơn vị không xảy ra bất đồng quan điểm đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý đầu tư chỉ đạo công việc nhiều hơn, cụ thể hơn, thiết thực hơn và hiệu quả hơn.
Nội dung
|
Năm học 2013-2014
( Từ tháng 1/2014-> 5/2014
|
Năm học 2014-2015
|
Mâu thuẫn giữa giáo viên – nhân viên
|
Không
|
Không
|
Mâu thuẫn giữa giáo viên với CBQL
|
Không
|
Không
|
Đơn thư khiếu nại, tố cáo lạc danh
|
Không
|
Không
|
Đơn thư khiếu nại tố cáo có địa chỉ
|
Không
|
Không
|
Qua đây ta thấy kết quả khả quan khi thực hiện các biện pháp, giải pháp xây dựng một đội ngũ đoàn kết nhất trí trong nhà trường. Bước đầu đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của khối tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết. Điều đó tạo niềm tin và là nguồn động viên khích lệ, tạo tiền đề cho những năm học tiếp theo để phong trào thi đua hai tốt của nhà trường ngày càng phát triển bền vững xứng đáng là địa chỉ tin cậy cho các thế hệ học sinh và nhân dân địa phương
*Đối với trẻ.
- Trẻ được học một cách thoải mái, có nhiều cơ hội khám phá, thông qua các hoạt động trẻ được trải nghiệm và giáo dục phát triển các lĩnh vực về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và phát triển thẩm mỹ. giúp trẻ tự tin hơn, chủ động nhanh nhẹn hơn, hoạt bát hơn trong giao tiếp.
- Trẻ được giáo dục, học tập trong môi trường sư phạm có tình thương yêu, giúp đỡ, chia sẻ, đoàn kết .
*Đối với phụ huynh.
- Giáo viên luôn làm tốt công tác tuyên truyền vì vậy phụ huynh đã quan tâm các con hơn rất nhiều, rất tin tưởng giao con cho giáo viên, luôn hỗ trợ các cô về mọi mặt như phụ huynh đã ủng hộ nhiều nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng tự tạo ngộ nghĩnh, vui mắt cho trẻ, cũng như các hạt giống, các đồ dùng để làm thí nghiệm, các miếng vải để làm rối… Và một điều chắc chắn rằng trẻ ở trường tôi không thể nào có sự tiến bộ nếu không có sự quan tâm tận tình, kèm cặp các cháu khi ở nhà của các bậc phụ huynh.
C- PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. Những bài học kinh nghiệm
Qua thực hiện các biện pháp trên và áp dụng thực tế trong nhà trường Tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
- Ban giám hiệu thực sự quan tâm đến nội bộ nhà trường trong tất cả các hoạt động dạy học, sinh hoạt , để từ đó nhà quản lý đưa ra được nhiều những biện pháp hợp lý mang lại hiệu quả cao .
- Trong công tác tuyên truyền cần quán triệt đến các thành viên trong nhà trường ra sức học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật của Đảng và Nhà nước. Từ đó hình thành trong mọi thành viên một phẩm chất đạo đức lối sống trong sáng. Có tinh thần tương ái, tương thân , tương trợ trong đồng nghiệp, có tấm lòng nhân ái trong cộng ðồng, luôn tận tụy – tận tâm - tậntình với học sinh. Tích cực tham gia thực hiện tốt các nội dung các cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương – tình thương – trách nhiệm ”, Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức sáng tạo tự học.
- Trong hoạt động của nhà trường cần can ngăn các hiện tượng làm mất đoàn kết nội bộ xảy ra dẫn đến chất lượng hoạt động của đơn vị giảm đi. Luôn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn xảy ra, Người quản lý giáo dục cần vững vàng, tự tin xông xáo tìm ra những biện pháp để giải quyết kịp thời, hợp lý, tránh để sự việc tồn đọng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến mối đoàn kết nội bộ.
- Trong công việc thể hiện được tính dân chủ tập trung trong cơ quan. Mọi vấn đề cần thống nhất và cuối cùng vẫn là quyết định của lãnh đạo nhà trường. Khen thưởng và xử lý đúng người đúng việc tạo được tính công bằng trong đơn vị.
- Quan tâm đúng mức đến đội ngũ làm việc công tâm, phân công lao động
công bằng phù hợp với từng đối tượng, giải quyết mọi tình huống linh hoạt, tế nhị, khéo léo, kịp thời.
II. Khuyến nghị và đề xuất
1. Với Sở GD & ĐT, Phòng GD&ĐT Quận long Biên
- Tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo giúp đỡ về mọi mặt của các cấp lãnh đạo sở, phòng để nhà trường tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Quan tâm phân bổ cho nhà trường thêm một số đồ chơi ngoài trời ( khối đồ chơi liên hoàn to) để bổ sung đồ chơi cho sân chơi của nhà trường thêm phong phú.
2. Với Đảng uỷ- HĐND- UBND phường Việt Hưng
- Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non mới đế đáp ứng nhu cầu ra lớp của trẻ trong độ tuổi.
3. Với ban phụ huynh của nhà trường
- Tiếp tục phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong công tác quản lý, chỉ đạo nhà trường phấn đấu phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ để xây dựng nhà trường vững mạnh. Đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ nhoi, ít ỏi của cá nhân tôi được thực hiện trong phạm vi nhỏ hẹp của nhà trường. Rất mong nhận được sự đóng góp của Ban thi đua Phòng GD&ĐT quận Long Biên, các bạn đồng nghiệp cho bản thân cá nhân tôi để chỉnh sửa cho bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.. Và đối với tập thể trường mầm non Việt Hưng trên bước đường xây dựng và phát triển rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể địa phương, các bậc phụ huynh, các bạn đồng nghiệp để nền giáo dục của Quận Long Biên nói chung và phường Việt Hưng nói riêng ngày phát triển rực rỡ. Thay mặt nhà trường tôi xin hứa sẽ cùng với tập thể CB, GV, NV nhà trường quyết tâm giữ vững và phát huy những thành tích đã đạt được để xứng đáng với niềm tin của các cấp lãnh đạo.