I. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ được xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó mật thiết với lịch sử loài người. trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc đào tạo các cháu trở thành những con người phát triển về mọi mặt: đức, trí, thể, mỹ và hình thànhnhững cơ sở ban đầu của nhân cách con người. muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo. trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ còn ít. do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh…chưa được sự chỉ bảo , uốn nắn của người lớn. xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chon đề tài: một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng”
II. Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ.
1. Giáo viên phải nắm vững đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻmuốn phát triển vốn từ cho trẻ, tôi phải dựa trên cơ sở lý luận sau:
* Cơ sở ngôn ngữ:
Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻ: ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sông xung quanh. những từ các cháu được sử dụng hầu hết là những từ chỉ tên gọi , những gì gần gũi xung quanh mà hàng ngày trẻ tiếp xúc. ngoài ra, trẻ cũng nói được một số từ chỉ hành động, chỉ những công việc của bản thân và mọi người xung quanh, chỉ hành động của những con vật mà trẻ biết:
Ví dụ: máy bay, tàu hoả, con cá; bố, mẹ, bà, máy bay bay, tàu hoả chạy, con cá bơi tôi nhận thấy vốn từ của trẻ tuy phát triển nhưng còn hạn chế, bộ máy phát âm của trẻ dang hoàn thiện dần nên khi trẻ nói trẻ hay nói chậm., hay kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ, ê, a, không mạch lạc. để giúp trẻ phát triển vốn từ, tôi thấy người giáo viên cần phải nắm vững đặc điểm vốn từ của trẻ. mặt khác, cô giáo phải nói to, rõ ràng, rành mạch, dễ nghe.
* Cơ sở tâm lý:
Tư duy của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là tư duy trực quan. thời kỳ này, khả năng tri giác về các sự vật hiện tượng bắt đầu được hoàn thiện. trẻ hay bắt chước những cử chỉ, và lời nói của người khác. do vậy ngôn ngữ của cô giáo phải trong sáng và chính xác để trẻ nói theo.
* Cơ sở giáo dục:
Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con người và sự vật hiện tượng xung quanh để thực hiện điều đó phải thông qua nhiều phương tiện khác nhau như qua các giờ học, các trò chơi, dạo chơi ngoài trời và sinh hoạt hàng ngày. rèn luyện và phát triển vốn từcho trẻ, tập cho trẻ biết nghe, hiểu và phát âm chính xác các âm của tiếng mẹ đẻ, hướng dẫn trẻ biết cách diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu.vì vậy khi cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thì phải cho trẻ biết gọi
tên, đặc điểm của đối tượng. không những thế, giáo viên dạy trẻ biết nói câu đầy đủ, rõ nghĩa, dạy trẻ phát âm đúng các âm chuẩn của tiếng việt, đảm bảo các nguyên tắc của giáo dục học tính khoa học, tính hệ thống, tính vừa sức, tính tiếp thu. dựa vào những cơ sở lý luận trên, đối chiếu với tình hình thực tế, tôi nhận thấy sự chênh lệch về vốn từ của trẻ ở cùng một độ tuổi trong lớp là khá lớn. Qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy vốn từ của trẻ không phụ thuộc vào điều kiện vật chất, kinh tế của gia đình mà trước hết liên quan rất nhiều đến thời gian trò chuyện với trẻ hay không? cô và cha mẹ có lắng nghe bé kể chuyện về sinh hoạt và bạn bè hay không? có thờng xuyên kể chuyện cho bé nghe và hớng dẫn bé kể lại không? ngày nghỉ có đa con đi chơi công viên hay đi thăm họ hàng hay không?…tất cả những điều đó không chỉ làm tăng số lợng vốn từ của trẻ, sự hiểu biết nghĩa của từ, cách dùng từ của trẻ mà còn làm phong phú hiểu biết và xúc cảm của trẻ xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tế trên tôi đã áp dụng phát triển vốn từ cho
trẻ ở lớp thông qua một số hoạt động sau:
2. Qua giờ đón-trả trẻ:
- Cô phải tích cực trò chuyện cùng trẻ và yêu cầu trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng
Ví dụ: bố con tên gì? bố con tên là tuấn ạ. Sáng nay ai đa con đi học? mẹ con ạ.
- Cô đọc thơ và kể chuyện cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ phát âm và yêu cầu trẻ trả lời một số câu hỏi đơn giản.
- Hàng ngày trao đổi cùng phụ huynh về ý nghĩa của việc phát triển vốn từ cho trẻ để phối hợp cùng giáo viên trong việc phát triển vốn từ cho trẻ thì phụ huynh hàng ngày dành thời gian thờng xuyên trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ đợc tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật hiện tợng xunh quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ.
3. Qua giờ học
Đối với các giờ học cô phải sử dụng đồ dùng trực quan. đồ dùng trực quan là nền tảng để tổ chức việc tích cực ngôn ngữ của trẻ. hệ thống câu hỏi của cô phải rõ ràng, ngắn gọn. trong khi trẻ trả lời cô hớng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, không nói cụt lủn hoặc cộc lốc.
Ví dụ: bài “quả dứa, quả cam, quả đu đủ” cô phải chuẩn bị đầy đủ các loại quả thật để trẻ đọc nhìn, đọc sờ, đọc nếm.
4. Qua việc hướng dẫn trẻ vui chơi:
Cô giáo cần tổ chức rộng rãi cho trẻ chơi nhiều trò chơi khác nhau để sử dụng những loại câu đơn giản
Ví dụ: trò chơi bắt chớc tiếng kêu của con vật: cô nói trẻ kêu con mèo meo meo, con vịt cạp cạp, con chó gâu gâu
+ Trò chơi đoán đặc điểm của con vật:
Cô nói trẻ nói
Con gà mái có 2 chân
Con chó có 4 chân
Ngoài những trò chơi tự do, trò chơi có luật cô giáo sử dụng chới sáng tạo để phát triển ngôn ngữ trẻ qua trò chơi sáng tạo trẻ đào tạo giao tiếp với nhau do vậy vốn từ của trẻ đợc phát triển mạnh trong khi chơi
Ví dụ: trò chơi bế em, cô nhập vai làm mẹ búp bê cho búp bê bú, búp bê ăn, búp bê ngủ trẻ sẽ bắt chớc những từ cô nói như: con của mẹ ngoan quá! biết hát ru “à ơi” cho em bé ngủ như vậy vốn từ của trẻ cũng đợc phát triển theo
+ Khi cho trẻ đi dạo: tôi cúng rất chú ý việc phát triển vốn từ của trẻ, trẻ đợc quan sát, trò chuyện về sự vật, hiện tợng trong thiên nhiên, trò chuyện về các con vật… cây cối trong sân trờng, tôi dùng các câu hỏi kích thích tư duy của trẻ hoạt động nh:con nhìn thấy con mèo đang làm gì? con mèo đang ăn gì đấy?
cô luôn sửa sai câu nói của trẻ ở mọi lúc , mọi nơi để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, kết quả
trải qua một quá trình thực hiện bền bỉ, liện tục, trẻ ở lớp tôi đã có những chuyển biến rõ rệt, phần lớn số trẻ trong lớp đã có một số vốn từ rất khá. các cháu nói năng mạch lạc, rõ ràng, biết cách diễn đạt ý muốn của mình, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều so với kết quả đầu năm tôi đã khảo sát phụ huynh đa số hiểu về ý nghĩa của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
III. Kết luận:
Phát triển vốn từ cho trẻ ở trờng mầm non và đặc biệt là ở lứa tuổi nhà trẻ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. mức độ phát triển vốn từ của trẻ còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau tôi nhận thấy việc rèn luỵên và phát triển vốn từ cho trẻ là cả quá trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bên bỉ, khắc phục khó khăn để tìm ra phơng tiện, điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của các cháu, hơn nữa cô giáo là ngời gơng mẫu để trẻ noi theo. điều này đã góp phần bồi dỡng thế hệ măng non của đất nớc, thực hiện mục tiêu của ngành.