1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, mà còn là
tương lai của đất nước, xã hội. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông Việt Nam có
trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ ở phần lớn công học tập của các
cháu”...
Đúng như thế, non sông Việt Nam có được lớn mạnh hay không, xã hội Việt
Nam có trở nên phồn vinh được hay không, điều đó phụ thuộc phần lớn vào sự
nghiệp giáo dục của nước nhà. Trẻ em là người trực tiếp được giáo dục, là chủ nhân
tương lai của đất nước. Do đó, sự nghiệp giáo dục đã và đang được Đảng và nhà
nước ta quan tâm, coi trọng hàng đầu. Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con
người. Hơn ai hết, bản thân Tôi là một giáo viên Mầm non, Tôi hiểu rõ vai trò,
trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển hài hòa,
cân đối về mọi mặt “đức - trí - thể - mỹ”.
Giáo dục thể chất trong trường Mầm non là bảo vệ và tăng cường sức khỏe
đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể cân đối
hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách trẻ. Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia
vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất là rất quan trọng giúp cho hệ thần
kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng nâng cao năng lực
nhận thức của trẻ. Nhưng thực tế hoạt động này thường khô khan, cứng nhắc trẻ dễ
chán và khó thu hút trẻ.
Đối với trẻ 24-36 tháng cơ thể đang trên đà phát triển nếu không có biện
pháp giáo dục, chọn nội dung phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ than gia rèn luyện, khi
trẻ kém vận động sẽ dẫn đến thể lực phát triển không đều. Nên giáo dục phát triển
thể chất là nhiệm vụ trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện, đủ năng lực
đức, tài để trở thành những con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước giàu
mạnh. Vậy làm thế nào để giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển thể chất? Đó là điều mà
Tôi băn khoăn suy nghĩ, để tìm ra những giải pháp cách làm hay để giúp trẻ 24 - 36
tháng phát triển thể chất. Đó cũng chính là lý do mà Tôi chọn đề tài “Một số biện
pháp giúp cho trẻ 24 - 36 tháng phát triển thể chất”.
1.2. Điểm mới của đề tài:
Qua từng năm cũng có rất nhiều giáo viên đã đưa ra nhiều hình thức để nâng
cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Mỗi giáo viên đều đưa ra các
giải pháp, cách thực hiện để phù hợp với hoàn cảnh của trường, đặc điểm và trình
độ nhận thức của trẻ ở lớp mình và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân
giáo viên đó. Riêng bản thân Tôi chọn đề tài này vì những điểm mới và những lý
do sau:
Như ta đã biết, phát triển thể chất là hoạt động nhằm nâng cao thể lực, sức
khỏe của trẻ, giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức
khỏe tốt. Cơ thể phát triển cân đối, hài hòa mà còn giúp phát triển nhận thức, phát
triển ngôn ngữ, phát triển thêm cả về mặt tình cảm - xã hội cũng như thẩm mỹ.
Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu quan trọng của việc chăm sóc
giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển cho trẻ một cách toàn diện, thông qua các
hoạt động: Đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, bắt, ném.... thông qua những hoạt
động đó trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập vận động hình thể và sự dẻo dai, khéo léo
của cơ thể. Đòi hỏi các thao tác, kỹ năng và vận động phải linh hoạt, nhanh nhẹn
hơn. Khi trẻ vận động trẻ biết làm thế nào để thực hiện chính xác nhanh nhẹn và
không sai phương pháp để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Phát triển thể chất còn giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vận động tạo cho trẻ tinh
thần thoải mái, sảng khoái, vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng
như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Khi
kết hợp giữa thể dục với âm nhạc giúp trẻ thể hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác
nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay giúp phát triển các
vận động tinh tế, khéo léo.
Mặt khác, trong những năm qua, hoạt động phát triển thể chất cho trẻ đã được
Bộ GD, Sở GD - ĐT Quảng Bình, Phòng GD Lệ Thủy triển khai rộng về các
trường học, đến tận từng giáo viên với nhiều giải pháp tích cực và thực hiện có hiệu
quả.
Trong quá trình thực hiện, cơ cở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ
chơi được tăng trưởng đáng kể, môi trường trong và ngoài lớp phong phú, lôi cuốn
trẻ học tập. Từ đó, chất lượng giáo dục trên trẻ được tăng lên rõ rệt. Trẻ mạnh dạn
tự tin hơn trong mọi hoạt động, trẻ biết tự lập, chủ động thực hiện các nhiệm vụ của
mình, có hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn. Song việc nâng
cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24 - 36 tháng là một việc làm hết sức khó
khăn. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đòi hỏi bản thân Tôi phải linh hoạt sáng tạo
có những đổi mới trong việc giáo dục trẻ.
* Phạm vi áp dụng:
Đề tài: “Một số biện pháp giúp phát triển thể chất cho trẻ 24 - 36 tháng”
được áp dụng cho tất cả trẻ trong toàn trường từ lứa tuổi Nhà trẻ đến Mẫu giáo
nhưng đặc biệt là lứa tuổi trẻ Nhà trẻ 24 - 36 tháng.
2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Thực trạng:
Năm học 2015 - 2016, Tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp nhà trẻ
24 - 36 tháng, bản thân Tôi xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Để làm được
điều đó Tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giúp phát triển thể chất
cho trẻ 24 - 36 tháng”. Trong quá trình thực hiện Tôi đã gặp những thuận lợi và
khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
Bản thân Tôi được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường
về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và được trang cấp các trang
thiết bị phục vụ cho việc dạy học cho trẻ.
Nội dung hoạt động giáo dục trẻ phát triển thể chất đã được nhiều phụ huynh
quan tâm, đặc biệt là một số phụ huynh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc
phát triển thể chất cho trẻ.
Bản thân Tôi nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và khả năng tiếp thu kiến thức của
trẻ độ tuổi này.
Bản thân Tôi luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, ham tìm tòi, học hỏi. Với vai
trò là người mẹ hiền thứ hai của trẻ Tôi luôn có tấm lòng bao dung, độ lượng,
thường xuyên nghiên cứu các tài liệu, sáng tạo nhiều cái mới trong công tác giảng
dạy, có ý thức vươn lên, cố gắng rèn luyện bản thân, nhanh nhẹn, hoạt bát trong
mọi lĩnh vực, có năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức cố
gắng rèn luyện về chuẩn mực đạo đức, nhân cách, hành vi để làm gương cho trẻ noi
theo.
Điều may mắn nhất là Tôi được sống trong một tập thể chị em đoàn kết, yêu
thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, cùng
nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Từ đó, Tôi học được những điều hay lẽ phải,
những kinh nghiệm quý báu.
b. Khó khăn:
Trường Tôi nằm ở vùng nông thôn, địa hình phức tạp nhiều cụm nhỏ lẻ, lớp
Tôi dạy nằm ở vùng thấp trũng thường xuyên bị ngập lụt nên đồ dùng đồ chơi, cơ
sở vật chất bị hư hỏng nhiều.
Phần lớn trẻ là con em của các gia đình làm nghề nông, cuộc sống còn gặp
nhiều khó khăn, vất vả, lam lũ nên việc chăm sóc, giáo dục trẻ chưa được coi trọng.
Nhất là việc phát triển thể chất cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức.
Một số trẻ mới đi học còn nhút nhát chưa tích tham gia vào các hoạt động.
Đồ dùng trực quan trong khi hoạt động còn chưa hấp dẫn dẫn đến giờ hoạt
động cong khô khan, nhàm chán.
Qua khảo sát đầu năm của trẻ cho thấy:
* Khảo sát thực trạng:
Để lựa chọn được hệ thống giải pháp có hiệu quả, ngay đầu năm học tôi tiến
hành khảo sát khả năng vận động của trẻ, đồng thời tiến hành cân, đo trẻ kết quả
như sau:
- Kết quả khả năng vận động:
Khả năng
Xếp loại Tốt Xếp loại Khá Xếp loại TB
Xếp loại Yếu
vận động
Đi, chạy
4/25=>16%
5/25=>20%
10/25=>40%
6/25=>24%
Bò, trườn,
trèo
5/25=>20%
4/25=>16%
10/25=>40%
6/25=>24%
Tung,
ném, bắt
4/25=>16%
5/25=>20%
10/25=>40%
6/25=>24%
Bật, nhảy
6/25=>24%
7/25=>28%
8/25=>32%
4/25=>16%
- Kết quả cân, đo:
Cân nặng
Trẻ
bình Trẻ suy
thường
dinh dưỡng
vừa
24/25=>96%
1/25=>4%
Chiều cao
Trẻ suy
dinh
dưỡng
nặng
0
Trẻ bình
thường
Trẻ thấp còi Trẻ thấp
độ 1
còi độ 2
24/25=83,9% 1/25=>4 %
0
Một khó khăn nữa là trẻ trong cùng lớp có cùng một độ tuổi nhưng có cháu sinh
đầu năm, có cháu sinh cuối năm, tỷ lệ trẻ nam và trẻ nữ trong lớp còn chênh
lệch khá nhiều vì vậy đôi khi còn ảnh hưởng đến việc áp dụng trò chơi khi dạy
trẻ.
Giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào các hoạt động
khiến trẻ chưa húng thú học nên giờ hoạt động thể chất chưa đạt kết quả cao.
Với tình hình thực tế của lớp Tôi phụ trách như vậy, nên Tôi rất băn khoăn lo
lắng và trăn trở làm thế nào để giúp phát triển thể chất trẻ 24-36 tháng một cách tốt
nhất và Tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
2.2. Các giải pháp:
Giải pháp 1: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ góp phần phát triển toàn diện về mọi mặt cho
trẻ. Thông qua giáo dục dinh dưỡng cung cấp cho trẻ một số khái niệm cơ bản như:
+ Biết ăn uống đúng cách để có lợi cho sức khoẻ. Biết thức ăn cung cấp dinh
dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Cung cấp kiến thức về bốn nhóm thực phẩm cơ bản:
Protein, Lippit, Glucid, Vitamin
+ Chúng ta cần thức ăn và nước uống để sống, lớn lên, có sức khoẻ có sức lực để
vui chơi học tập.
+ Thành phần các món ăn đơn giản quen thuộc trẻ ăn hàng ngày
+ Giữ gìn vệ sinh thân thể để giúp cho cơ thể phòng tránh bệnh tật, cơ thể sẽ khoẻ
mạnh.
+ Mặc trang phục phù hợp với thời tiết để phòng bệnh và vận động thoải mái
+ Có 1 số vật dụng nguy hiểm và những nơi nguy hiểm đến tính mạng cần nhận
biết và phòng tránh, để bảo vệ sức khoẻ.
Giải pháp 2: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Để giúp cho trẻ phát triển thể chất được tất thì trước hết giáo viên phải nắm
vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và hoàn cảnh của trẻ.
Ví dụ: Qua các giờ hoạt động cho trẻ làm quen với các động tác trong thể
dục sáng, Tôi chú ý xem mức độ tiếp thu của từng trẻ, xem trẻ có thực hiện được
không, với cách luyện như thế thì những trẻ nào có thể thực hiện được những trẻ
nào không thực hiện được. Từ đó Tôi nắm bắt được đặc điểm và mức độ phát triển
thể chất của trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển thể chất cho trẻ lớp Tôi.
Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ
Về lập kế hoạch phát triển: Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, trên cơ sở kế
hoạch chuyên đề của nhà trường, Tôi đã xây dựng kế hoạch cho cả năm học. Tôi
phân công cụ thể nội dung, phần hành công việc cho giáo viên cùng lớp và triển
khai kế hoạch cụ thể trong từng chủ đề. Dựa vào những nội dung đã đề ra, kết thúc
chủ đề Tôi đánh giá lại những gì mình đạt được và chưa đạt được. Từ đó, rút kinh
nghiệm cho chủ đề sau. Kế hoạch Tôi xây dựng phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp.
Việc lập kế hoạch triển giúp tôi định hướng được các công việc cần làm, các
bài tập, trò chơi vận động, sáng tạo được đưa vào dưới hình thức nào để cho trẻ
thông qua chơi mà học, tìm hiểu khám phá hay rèn thêm kỹ năng cho trẻ.
Giải pháp 4:. Lồng ghép - tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động thể
chất
* Sử dụng âm nhạc trong hoạt động thể chất:
Giáo dục thể chất khi kết hợp cùng với âm nhạc trẻ sẽ cảm thấy hứng thú
hơn, phấn khởi hơn và giờ hoạt động của trẻ cũng đạt kết quả cao hơn.
Ví dụ: Khi dạy trẻ chủ đề động vật Tôi chọn các bản nhạc có tiết tấu vui nhộn
nhí nhảnh với nhịp điệu 2/4. Khi khởi động tôi chon bản nhạc bài “Đàn gà con”.
Và đi hồi tỉnh Tôi chọn nhạc bài “Chim bay”
Từ thực tế tại lớp mình tôi đã vận dụng một số bài hát khi thực hiện cho trẻ khởi
động. Với mỗi chủ đề Tôi luôn chọn các bài hát có nội dung phù hợp để đưa vào
dạy trẻ, Tôi thường chọn những bài hát vui nhộn gây hứng thú với trẻ.
* Tổ chức các hội thi trong hoạt động giáo dục thể chất:
Trong hoạt động giáo dục thể chất trẻ tham gia hoạt động tích cực thì người
giáo viên phải lôi cuốn trẻ vào hoạt động một cách thoải mái không được gò bó trẻ
mà phải gây hứng thú cho trẻ. Từ đó Tôi đã áp dụng xây dựng các hội thi vào các
hoạt động giáo dục thể chất để mọi trẻ đều được tham gia tích cực vào các hội thi
đó.
Khi dạy trẻ chủ đề Tết và mùa xuân Tôi cho trẻ tham gia hội thi: Ngày hội
mùa xuân
Ví dụ: Với hoạt động giáo dục thể chất là: Đá bóng và chạy theo bóng
Trò chơi: Nhảy lò cò
+Khởi động: Cho trẻ lên tàu để đi tới hội thi
+ Bài tập PTC: Phần thi đồng diễn: Trẻ tập các động tác thể dục theo hiệu
lệnh của cô
+ Vận động cơ bản: Phần thi Ai nhanh hơn ( Trẻ đá bóng và chạy theo bóng)
+ Trò chơi: Phần thi: Nhảy đẹp (Trẻ nhảy lò cò)
+ Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
* Sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao trong giáo dục thể chất:
Tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ Mần non đặc biệt là trẻ Nhà trẻ không chỉ
giúp trẻ phát triển vận động mà còn giúp trẻ đâng trên đà phát triển về lĩnh vực
ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật....Với mỗi chủ đề Tôi luôn tìm hiểu kỹ trước khi dạy
để xây dựng bài theo một câu chuyện kể kích thích sự tò mò, giúp trẻ hoạt động tốt
hơn. Ngoài ra Tôi còn áp dụng cả ca dao, đồng dao, câu đố để gay hứng thú kích
thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
Ví dụ: Cho trẻ đọc bài đồng dao: Rồng rắn lên mây qua đó trẻ thấy mạnh dạn
hơn đồng thời các tố chất thể lực của trẻ cũng được phát triển.
Giải pháp 5: Công tác làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ hoạt động phát
triển thể chất cho trẻ.
Trong hội thi “Làm đồ dùng đồ chơi từ vật liệu sẵn có ở địa phương” cấp
huyện Tôi có làm một bộ đồ chơi cát nước và Tôi được giải ba sau đây tôi sẽ trình
bày cách làm bộ đồ chơi cát nước như sau:
* Cấu tạo:
- Gồm các chi tiết: Một giá đỡ mô hình, vỏ chai nước các loại để làm mô hình
nước chảy từ trên cao xuống
- Kích thước: + Giá đỡ: 90cm
+ Chai chanh muối: 22cm
+ Phễu: 15cm
+ Đầu cá: 12 cm.
+ Thùng xốp đựng cát: 40 x 50 cm.
+ Xô sơn đựng nước: 10 lít.
+ Ca múc nước, khuôn in trên cát..
+ Can dầu ăn loại 5 lít.
- Yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết:
+ Các chi tiết trong mô hình phải đảm bảo cân đối với nhau
+ Các chai nước được gắn phải chắc chắn, có tính thẩm mỹ
+ Đảm bảo tính an toàn: Không sắc nhọn, không độc hại, dễ lau chùi, đảm
bảo vệ sinh và an toàn khi trẻ sử dụng.
* Nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu:
+ Chân quạt: 2 cái
+ Ống nước: 3m
+ Vỏ chai chanh muối, côca côla, can dầu ăn Mavenla,
+ Xô sơn nhỏ: 2 cái
+ Thùng xốp: 1 cái
+ Kéo, dao, Decan, máy khoan nhỏ, máy hàn, đinh, vít, lò than, than củi.
Các nguyên vật liệu được tìm kiếm sẳn có ở địa phương, đồng thời lµm
c«ng t¸c phèi kÕt hîp víi phô huynh chóng ta cã thÓ tËn dông ®îc
c¸c lo¹i vËt
liÖu ®Ó hoµn thµnh bộ đồ chơi với cát nước mµ kh«ng tèn tiÒn.
* Cách làm:
Đầu tiên chọn vỏ chai nước Côca côla cắt phần trên làm phễu dài khoảng
15cm, tiếp theo chọn vỏ chai chanh muối để có độ dày và đẹp, dùng cây sắt nung
lửa để khoét lỗ sao cho vừa với miệng của chai kia. Khi làm nóng cây sắt và trước
khi khoét chai cần chà qua một khăn lau ấm để chỗ khoét không bị đen bẩn. Xếp
chai ở nền phẳng, miệng chai này gắn vào phần đã khoét lỗ của chai kia. Tiếp theo
ta lấy vỏ chai nước Côca côla cắt phần trên vẽ thành đầu cá và làm nơi nước chảy
và bình chứa nước. Can dầu mavenla 5l cắt lấy phần dưới để làm bình chứa nước
chảy xuống, trên thân làm các vạch chỉ số và có viết số lên để hiển thị. Hai xô sơn
nhỏ để hai bên mỗi đội để làm nơi đựng nước cho trẻ chơi.
Tiếp đến làm giá đỡ mô hình, chọn 2 chân quạt để làm đế sau đó lấy ống
nước gắn tiếp lên chân quạt để tạo thành khung. Sau đó gắn các chai nước đã gắn
với nhau lên khung. Khi gắn cần chú ý sao cho khoảng cách giữa các chai phải đều
nhau và chiều cao của khung phải phù hợp với chiều cao của trẻ.
Tiếp theo là làm hai cái ca để trẻ múc nước đổ vào mô hình đồ chơi với nước.
Dùng chai Sunlight ta cắt phần trên để làm ca.
Và cuối cùng sau khi hoàn thành các công đoạn ta sẽ trang trí lên mô hình đồ
chơi với nước, khung đỡ xô đựng nước, bình chứa nước và ca múc nước sao cho trẻ
có thể phân biệt được hai đội chơi.
=> Thông qua mô hình này nhằm giúp trẻ hiểu được nước chảy từ cao xuống
thấp, giúp trẻ khám phá sự kì diệu của nước và chơi các trò chơi vận động, kích
thích sự tích cực, hứng thú và sáng tạo khi trẻ tham gia hoạt động.
Giải pháp 6: Chú ý giáo dục đến từng cá nhân trẻ.
Tôi luôn chú ý đến việc giáo dục từng cá nhân trẻ vì thực tế của lớp có trẻ
nhanh, trẻ chậm. Cùng một bài tập nhưng vẫn có nhưng trẻ thực hiện được có trẻ
không thực hiện được. Bản thân Tôi chú ý bồi dưỡng rèn luyện cho những trẻ yếu,
phát huy cho trẻ giỏi.
Đặc biệt, trong quá trình tổ chức hoạt động, Tôi luôn chú ý rèn luyện cho
những trẻ cá biệt, dạy trẻ vào mọi lúc mọi nơi.
Giải pháp 7: Phối hợp với phụ huynh.
Gia đình là nhịp cầu nối rất quan trọng đối với nhà trường, vai trò của phụ
huynh có tác động lớn trong việc phát triển thể chất cho trẻ. Đây là nét đặc trưng
của bậc học Mầm non. Gia đình, nhà trường, xã hội đều là môi trường giáo dục trẻ
nên người và cần phải có sự giáo dục đồng bộ, kết hợp chặt chẽ để thống nhất biện
pháp giáo dục đạt kết quả cao.
Để việc giáo dục trẻ đem lại hiệu quả cao, trước hết Tôi nhanh chóng nắm bắt
tình hình, điều kiện, đặc điểm của lớp mình phụ trách rồi lên kế hoạch triển khai
họp phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ “Phát
triển thể chất cho trẻ”. Báo cáo tình hình chất lượng của trẻ qua đợt khảo sát đầu
năm, thông báo chương trình kế hoạch, thời gian hoạt động của trẻ ở lớp, ở nhà
mua sắm đầy đủ các loại đồ dùng phục vụ bộ môn. Giáo dục mọi lúc, mọi nơi, bố
mẹ, người lớn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Thường xuyên trao đổi tình
hình học tập vào giờ đón, trả trẻ để nắm bắt thông tin từ hai phía từ đó có biện pháp
giáo dục kịp thời
2.3 Kết quả đạt được:
Qua quá trình thực hiện và áp dụng các biện pháp trên, Tôi đã thu được những
kết quả đáng phấn khởi so với đầu năm học.
* Chất lượng trên trẻ nâng lên rõ rệt:
Khả năng
Xếp loại Tốt Xếp loại Khá Xếp loại TB
Xếp loại Yếu
vận động
Đi, chạy
6/25=>24%
Bò, trườn,
7/25=>28%
trèo
Tung, ném,
6/25=>24%
bắt
Bật, nhảy
8/25=>32%
10/25=>40%
9/25=>36%
9/25=>36%
9/25=>36%
9/25=>36%
10/25=>40%
10/25=>40%
7/25=>28%
Kết quả cân, đo:
Trẻ bình
thường
Cân nặng
Trẻ suy
Trẻ suy dinh Trẻ bình
dinh dưỡng dưỡng nặng thường
vừa
Chiều cao
Trẻ thấp
Trẻ thấp
còi độ 1
còi độ 2
25/25=>100
%
0
0
25/25=>100
%
0
0
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, khéo léo, năng động.
- Trẻ có kỹ năng vân động, các kỹ năng vận động của trẻ được nâng cao và tiến
bộ rõ rệt.
- Trẻ có sức khỏe và sự dẻo dai khi tham gia các hoạt động.
* Đối với giáo viên:
Giáo viên đã nắm chắc phương pháp, tự tin linh hoạt hơn trong các tiết dạy.
Bản thân Tôi cũng đã biết lập kế hoạch thực hiện phù hợp với nhóm tuổi mình phụ
trách, nắm vững được đặc điểm tâm lý, tình hình của từng trẻ để từ đó đưa ra
những biện pháp có hướng giáo dục trẻ được tốt hơn.
* Đối với phụ huynh:
Từ những kết quả đạt được như trên, bản thân Tôi đã tạo được lòng tin với
phụ huynh, làm cho phụ huynh cành tin tưởng, yên tâm cho con đến trường. Bản
thân Tôi cũng đã nâng cao nhận thức cho phụ huynh về việc phát triển thể chất cho
trẻ là rất cần thiết. Phụ huynh rất quan tâm phấn khởi, thường xuyên chăm lo, trao
đổi hỏi thăm tình hình học tập của con mình.
2.4 Bài học kinh nghiệm:
Quá trình thực hiện bản thân Tôi rút ra những kinh nghiệm sau:
- Cần nắm vững đặc điểm tình hình nhận thức của trẻ, hoàn cảnh sống của
trẻ, đề ra kế hoạch giáo dục phát triển thể chất phù hợp với điều kiện, tình hình của
trẻ, của lớp.
- Cần chuẩn bị đầy đủ, đẹp, sáng tạo các dụng cụ trực quan trong các giờ hoạt
động chung để kích thích sự hứng thú tham gia hoạt động.
- Giáo viên cần biết tổ chức lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục phát triển
thể chất vào trong các nội dung giáo dục khác.
- Cần tạo môi trường thuận lợi về các yếu tố cho trẻ luyện tập như: yếu tố về
thiên nhiên, yếu tố vệ sinh để trẻ có một sân chơi bổ ích.
- Cần tuyên truyền mạnh mẽ về bậc học mầm non đến với toàn xã hội.
- Mỗi giáo viên phải có ý thức hơn về tầm quan trọng của việc phát triển thể
chất đối với quá trình hình thành nhân cách trẻ sau này.
- Giáo viên cần giáo dục trẻ những cảm xúc tích cực, bảo đảm sự sảng khoái,
trạng thái vui tươi, phát triển khả năng vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực.
- Những người lớn xung quanh nhất là các bậc phụ huynh, các anh chị ở gia
đình phải thật sự chú ý rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng
đồng vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe trẻ.
- Hãy luôn gần gũi với trẻ và hiểu trẻ đang cần gì, đang muốn gì, hãy tạo cho
trẻ cơ hội được học và chơi một cách thực sự và hãy cung cấp các vận động cho trẻ
một cách chính xác nhất và đầy đủ hơn. Hãy là những người cha, người mẹ thông
thái để chuẩn bị cho con mình một tương lai tươi sáng, hãy dành những gì tốt nhất
cho con em chúng ta.
- Bản thân cần tích cực nghiên cứu, học tập qua nhiều tài liệu có liên quan,
qua các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời tự đúc kết kinh nghiệm trong
quá trình giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đã có nhiều năm
công tác và có nhiều thành tích trong giảng dạy.
3. PHẦN KẾT LUẬN:
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài:
Việc phát triển thế chất cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng. Vì vậy, để
trẻ phát triển tốt thì giáo viên cần tổ chức các hoạt động một cách khéo léo để phát
triển thể lực cho trẻ. Thực tế từ lớp Tôi phụ trách, với những khó khăn mà bản thân
Tôi gặp phải, Tôi đưa ra biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong công việc
phát triển thể chất cho trẻ 24 - 36 tháng.
Giáo dục thể chất là một trong những hoạt động mang tính tích cực với mục
đích giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên và có chỉ số phát triển đúng với
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Giáo dục thể chất không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận
động một cách thoải mái, tích cực để phát triển thể lực mà qua hoạt động này trẻ
còn học được tính kỷ luật biết hợp tác chia sẽ với bạn bè. Trẻ được phát triển về thể
chất qua sự phát triển cử động của các nhóm cơ cô hấp, tay, chân, bụng. Khi trẻ vận
động các bộ phận trên cơ thể cùng phối hợp vận động và phát triển do đó giáo dục
thể chất có ý nghĩa đối với sự phát triển về thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ
Nnhà trẻ dần dần phát triển toàn diện và cũng là tiền đề cho sự phát triển sau này
của trẻ.
Vì vậy, muốn giúp trẻ phát triển thể chất thì giáo viên phải có nhiệt huyết,
yêu nghề mến trẻ, linh hoạt trong giảng dạy. Vì hiệu quả của việc làm đó sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến trẻ. Để nâng cáo chất lượng phát triển thể chất thì giáo viên
phải biết được đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ để có phương pháp dạy thích
hợp.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Việc tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ từ 24 - 36 tháng có
hiệu quả cao là việc làm không hề đơn giản. Để trẻ đạt được kết quả như mong
muốn Tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau:
* Đối với giáo viên:
1. Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích hợp các môn học, các trò chơi một
cách khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái để trẻ phát huy tính tích cực và sáng tạo.
2. Tìm hiểu về đặc điểm tình hình phát triển của trẻ, xây dựng kế hoạch giáo
dục phát triển thể chất.
3. Lập kế hoạch thực hiện cho nhóm lớp một cách cụ thể, rõ ràng.
4. Chuẩn bị đầy đủ, đẹp, sáng tạo các dụng cụ trực quan trong các giờ hoạt
động.
5. Biết vận dụng và tạo nhiều cơ hội cho trẻ vận động.
6. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ
7. Phối hợp với phụ huynh để tìm kiếm nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương để
làm ra những đồ dùng đồ chơi phù hợp vớ sự phát triển thể chất của trẻ
Trên đây là: “Một số biện pháp giúp phát triển thể chất cho trẻ 24 - 36 tháng”
mà Tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi
mặt: Đức - trí - thể - mỹ. Với một bài viết nhỏ, vấn đề chỉ dừng lại ở một phạm vi
hạn chế, chưa thể bao quát hết được tất cả, đồng thời trong quá trình viết vẫn còn
những thiếu sót, Tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các đồng nghiệp, của
Ban giám hiệu để việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn,
đáp ứng với nhu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay./.