PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo dục - đào tạo là một bộ phận hết sức quan trọng trong sự nghiệp
cách mạng văn hóa dân tộc. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ X
khẳng định “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục là một
trong những nhân tố quyết định sự nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Muốn tiến hành tốt thì phải đầu tư phát triển giáo
dục - đào tạo. Phát huy mọi nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của việc
phát triển nhanh và bền vững.
Trách nhiệm này đầu tiên đặt lên vai của ngành giáo dục, đòi hỏi cần
có sự nghiên cứu tìm tòi, thiết kế nội dung chương trình, đặc biệt là đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học một cách tích cực. Giáo
dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã
hội mà còn đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất và trí tuệ để đón
đầu sự phát triển của xã hội.
Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, nhu cầu và phát triển
của trẻ em trong những năm gần đây có những thay đổi đòi hỏi cần có
chương trình giáo dục phù hợp. Đổi mới chương trình giáo dục trẻ là việc
cần làm thường xuyên để đáp ứng với nhu cầu và sự phát triển chung của
xã hội. Đổi mới đồng bộ các thành tố của chương trình ( mục tiêu, nội
dung, phương pháp và hình thức tổ chức, các điều kiện thực hiện, đánh giá
). Xây dựng chương trình giáo dục mầm non theo hướng tiếp cận phát triển
và tiếp cận tích hợp, giáo dục hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.
Nhân dân ta vốn có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo” luôn đề cao
nghề dạy học. Vì thế là một người cán bộ quản lý đứng trước một ngành
học tôi nhận thức được trách nhiệm của chính bản thân mình. Phải suy nghỉ
đầu tư vào chỉ đạo thực hiện chương trình mới hiện hành cho giáo viên, tạo
mọi điều kiện để từng giáo viên phấn đấu học tập rèn luyện trở thành người chiến sỹ cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hóa, cách mạng của giai cấp
công nhân, tinh hoa văn hóa của dân tộc, bồi dưỡng cho trẻ những phẩm
chất cao quý và những năng lực sáng tạo của con người lao động mới xã
hội chủ nghĩa. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp
giáo dục, góp phần quyết định sự thành công trong đổi mới giáo dục.
Chính vì thế mà đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ văn hóa, có
trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề nghiệp,
có lòng yêu nghề mến trẻ, chăm sóc trẻ như chính con em mình. Cô giáo
luôn là tấm gương bốn mặt cho trẻ noi theo, được tin yêu, tôn trọng và thực
sự người mẹ thứ hai của các cháu.
Việc chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới là vấn đề
cần thiết, cần được quan tâm trong đội ngũ giáo viên hiện nay, nhận thức
được vấn đề này tôi đã nghiên cứu, tham khảo, xây dựng kế hoạch, nội
dung và phương pháp cụ thể dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non mới.
Với những lý do nêu trên, việc đổi mới chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ mầm non là hết sức cần thiết và cấp bách, đáp ứng xu thế đổi mới
Giáo dục nói chung, đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn đầu chuẩn bị nguồn
nhân lực có chất lượng phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước, phục vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà.
Chính vì thế tôi đã chọn: Công tác chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện
chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm
non Liên Thủy, thuộc Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sỡ khoa học
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.
( Trích thơ Bác Hồ)Bác Hồ của chúng ta có một mong muốn là tất cả trẻ em Việt Nam
phải được quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng từ lứa tuổi nhà trẻ - mẫu giáo.
Người đã chăm lo đến từng bữa ăn giấc ngủ cho các cháu. Hiểu được lời
nói của Bác bản thân là người cán bộ quản lý, chỉ đạo đứng trước một bậc
học tôi hiểu rỏ trách nhiệm của mình cần phải làm gì ? để góp phần vào
mục tiêu giáo dục mầm non. Nhằm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 5 - 6 tuổi
đạt chất lượng tốt và việc chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non
cho đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc
dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, tình cảm, thẫm mĩ của trẻ
em Việt Nam. Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các
cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của
nhà nước.
Nhà nước có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư cho giáo dục
mầm non, hổ trợ cơ sỡ vật chất, đào tạo đội ngũ nhà giáo, đồng thời đẩy
mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ
chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non.
Xây dựng sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong công
tác chăm sóc giáo dục trẻ. Mỡ rộng và nâng cao công tác tuyên truyền, phổ
biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh, cha mẹ của
trẻ, nhằm phối hợp đa dạng hóa nhiều phương thức chăm sóc giáo dục trẻ
em.
Chương trình được xây dựng là chương trình khung, bao gồm những
nội dung cơ bản cốt lõi và có tính linh hoạt, mềm dẻo làm cơ sỡ cho việc
lựa chọn những nội dung giáo dục cụ thể, phù hợp với kinh nghiệm sống,
khả năng của trẻ và thực tế của từng địa phương, vùng miền.
II. Cơ sỡ thực tiễn:Nội dung chủ yếu và những điểm mới của chương trình giáo dục
mầm non:
Những vấn đề chung, bao gồm các nội dung: Mục tiêu giáo dục mầm non:
Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình: Yêu cầu về nội dung,
phương pháp giáo dục, đánh giá trẻ: Cấu trúc chương trình: Quy định và
hướng dẫn thực hiện chương trình.
Chương trình giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo được cấu trúc thành một
văn bản chương trình khung với tên: Chương trình giáo dục mầm non.
Chương trình Giáo dục mầm non quốc gia mang tính chất khung.
+ Nội dung chương trình gồm những nội dung cốt lõi, cơ bản phù
hợp theo từng độ tuổi.
+ Chương trình có độ mở, cho phép linh hoạt nhằm tăng cường tính
chủ động của giáo viên trong việc lựa chọn những nội dung giáo dục cụ thể
phù hợp với kinh nghiệm sống và khả năng của trẻ, điều kiện thực tế của
địa phương.
+ Các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức và phương pháp giáo
dục; đánh giá sự phát triển của trẻ được đưa vào như một thành tố của
chương trình.
+ Kết quả mong đợi được đưa vào chương trình nhằm định hướng
cho giáo viên tổ chức hướng dẫn có hiệu quả các hoạt động giáo dục, phát
triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẫm mĩ, chuẩn bị tốt
cho trẻ khi vào ở trường phổ thông.
- Mục tiêu:
+ Mục tiêu được xây dựng cho trẻ cuối độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo
theo các lĩnh vực phát triển của trẻ, nhằm hướng đến phát triển trẻ toàn
diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẫm mĩ.+ Chú trọng hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, năng lực
chung của con người. Phát triển tối đa tiềm năng vốn có, hình thành những
kĩ năng sống cần thiết cho trẻ và phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng
đồng, xã hội.
+ Chuẩn bị tốt cho trẻ vào học giai đoạn sau.
Nội dung giáo dục mẫu giáo: Được xây dựng theo các lĩnh vực phát
triển của trẻ: 4 lĩnh vực ( phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển
ngôn ngữ, phát triển tình cảm - xã hội và thẫm mĩ )
- Phương pháp giáo dục:
+ Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động với các hình thức đa
dạng phong phú, đáp ứng các nhu cầu hứng thú và hoạt động tích cực của
trẻ.
+ Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm khám phá, bằng vận
động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức
+ Chú trọng tổ chức hoạt động chủ đạo của từng độ tuổi
+ Chú trọng đến việc trẻ học: “ Như thế nào” hơn là “ học cái gì”, coi
trọng quá trình hơn là kết quả hoạt động; học một cách tích cực qua tìm
hiểu, trải nghiệm; học thông qua sự hợp tác giữa trẻ với người lớn và giữa
trẻ với trẻ.
+ Coi trọng môi trường tổ chức cho trẻ hoạt động
Tạo môi trường kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo và phát
triển phù hợp với từng cá nhân trẻ. Xây dựng các khu vực hoạt động, tận
dụng các điều kiện, hoàn cảnh sẵn có của địa phương, sữ dụng các nguyên
vật liệu sẵn có ( nguyên vật liệu thiên nhiên và nguyên vật liệu tái sử dụng )
+ Chú trọng việc giao tiếp, gắn bó giữa người lớn với trẻ và trẻ với
trẻ, phối hợp các phương pháp hợp lý nhằm tăng cường ở trẻ tính chủ động, tích cực hoạt động, đảm bảo trẻ “ học mà chơi, chơi mà học”. Coi trọng
tiếp cận cá nhân trong chăm sóc- giáo dục trẻ
- Đánh giá sự phát triển của trẻ: Có sự phối hợp nhiều phương pháp,
hình thức đánh giá. Chú trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, trên cơ sở
đó, giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục, tổ chức các hoạt động
giáo dục tiếp theo ( nội dung, phương pháp ) cho phù hợp với thực tế và với
trẻ. Coi trọng đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày.
III. Thực trạng của đề tài
Trường mầm non Liên Thủy là một xã vùng giữa của Huyện Lệ
Thủy, là một xã đồng bằng nằm sát thị trấn Kiến Giang, Đa số gia đình
sống làm nghề nông nghiệp, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, để đáp ứng
với nhu cầu về học tập là rất cần thiết cho người dân. Đứng trước điều kiện
hoàn cảnh kinh tế của địa phương, là người quản lý chỉ đạo, cần lập kế
hoạch cụ thể chỉ đạo theo từng điểm trường.
Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường hiện có: 28 người, trong đó có 4
người trong biên chế, giáo viên trực tiếp đứng lớp 100% đạt chuẩn và trên
chuẩn.
Trình độ: Đại học: 1/28; Cao đẳng: 16/28; Trung cấp 11/28
Tổng số cháu: 330 cháu/ 10 lớp, trong đó có 1 lớp nhà trẻ ( 2 nhóm ).
Thực hiện theo 3 loại chương trình:
Chương trình chỉnh lý: 1 nhóm trẻ 19-24 tháng.
Chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục 3-5 tuổi: 5 lớp
Chương trình giáo dục mầm non mới: 5 lớp mẫu giáo 3-5 tuổi và 1 nhóm
trẻ 24-36 tháng. Trong đó có 189 cháu thực hiện chương trình giáo dục
mầm non.
Những năm qua nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo
sâu sát của sở giáo dục đào tạo, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát của phòng giáo dục đào tạo Lệ Thuỷ, chính quyền địa phương. Cơ sỡ vất chất khá
đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu về đổi mới, lãnh đạo nhà trường năng động,
nhiệt tình, sáng tạo. Đội ngũ cán bộ giáo viên đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình có
trách nhiệm cao, được đào tạo bằng nhiều hình thức, nhạy bén linh hoạt
tiếp cận cái mới, cập nhật những kiến thức khoa học một cách nhanh
chóng.
Ban đại diện cha mẹ trẻ nhiệt tình, tích cực hổ trợ về vật chất và tinh
thần, cùng với nhà trường làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhiều
năm liền trường đều đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, đạt
danh hiệu đơn vị văn hóa và trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002-
2005.
Năm học 2009-2010 nhà trường thực hiện chương trình đổi mới
hình thức tổ chức giáo dục trẻ từ nhà trẻ đến mẫu giáo, bắt đầu từ tháng 11
năm 2009 phòng giáo dục yêu cầu nhà trường thực hiện thí điểm chương
trình giáo dục mầm non mới từ nhóm trẻ 24-36 tháng và 5 lớp mẫu giáo 3 -
5 tuổi.
Bên cạnh những thuận lợi trường vẫn gặp không ít những khó khăn
nhất định. Cơ sỡ vật chất nhà trường ngày càng xuống cấp, những trang
thiết bị bên trong, bên ngoài chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra ở trường trọng
điểm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chỉ đạo thực hiện chương trình này.
- Do ảnh hưởng của chương trình đổi mới hình thức, nên một số giáo
viên còn lúng túng, thiếu tự tin.
- Các cháu chịu ảnh hưởng của chương trình củ nên trẻ còn thụ động.
- Tâm lý của một số giáo viên thiếu mạnh dạn, tự tin trong việc thực
hiện chương trình, chưa mạnh dạn làm, làm sợ sai, xây dựng kế hoạch còn
hình thức, lẫn lộn giữa mục tiêu và nội dung, xây dựng nội dung và các lĩnh
vực chưa khoa học, chưa cân đối.- Giáo viên chưa tạo cơ hội để cho trẻ được khám phá, được trải
nghiệm, xây dựng môi trường còn mang tính trang trí, chưa lưu giữ sản
phẩm của trẻ để tuyên truyền cho phụ huynh biết việc học chương trình
mới này.
- Chương trình mới ban hành trong tháng 9-10, nên việc tìm tòi nghiên
cứu tài liệu còn nhiều hạn chế, hơn thế nữa tài liệu, học liệu bổ sung còn
quá ít, không đáp ứng kịp nhu cầu đặt ra của chương trình, ứng dụng công
nghệ thông tin còn hạn chế, các lớp 5 tuổi chưa có máy vi tính cho trẻ học,
giáo viên chưa soạn giáo án trên máy vi tính.
- Khảo sát chất lượng trẻ đầu năm: Tổng số cháu tham gia học chương
trình giáo dục mầm non là:189/300 cháu, tỷ lệ: 63%, trong đó mặt bằng
chất lượng từ trung bình trở lên: 125/189, tỷ lệ 66.1 %. Chưa đạt yêu cầu:
64/189, tỷ lệ: 33.9 %
Từ những thực trạng như vậy, để chỉ đạo thực hiện tốt chương trình
giáo dục mầm non mới cho trẻ mẫu giáo bản thân đã thực hiện các biện
pháp sau.
IV. Một số biện pháp chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện chương
trình giáo dục mầm non mới cho trẻ mẫu giáo.
Căn cứ tình hình thực tế và nhiệm vụ được giao để xây dựng các lớp
mẫu giáo thực hiện chương trình giáo dục mầm non, sở giáo dục tổ chức
mở lớp tập huấn, ban giám hiệu nhà trường cử tôi và 2 giáo viên dạy lớp
điểm tham gia dự lớp tập huấn, chúng tôi được dự ba lớp tập huấn liên tục
trong tháng 9-10/2009, kể cả lớp mở tại phòng giáo dục, cho giáo viên cốt
cán và giáo viên dạy chương trình mới của trường thay phiên nhau đi học,
vừa học vừa nghiên cứu tài liệu để về truyền đạt lại kiến thức cho toàn đội
ngũ giáo viên trong trường, ban giám hiệu tham mưu với chuyên môn phòng giáo dục mở một điểm trường trung tâm dạy thực hiện chương trình
mới, để đúc rút kinh nghiệm cho năm học mở đại trà trong toàn trường.
1. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn:
Trước hết chúng tôi phát tài liệu cho toàn đội ngũ giáo viên, tự đọc, tự
nghiên cứu giáo viên phải hiểu nắm vững mục tiêu, nội dung của chương
trình phù hợp với từng độ tuổi. Sau khi hiểu cho giáo viên chỉ ra điểm mới
của chương trình giáo dục mầm non.
Ví dụ: Nhận biết các ngày trong tuần, sử dụng các lá cây, hoa, đồ hộp
nhựa bỏ đi để chắp ghép thành các con côn trùng ngộ nghĩnh như thật ( con
bướm, con sâu, con chuồn chuồn...) Lĩnh vực: phát triển thẫm mĩ về âm
nhạc như; sáng tác lời mới, nghe nhạc không lời, nhạc cổ điễn.
Sau khi tổ chức học lý thuyết, giáo viên đã nắm vững nội dung, mục
tiêu, phương pháp tiến hành tổ chức dạy thực hành. Những giáo viên được
dự các lớp tập huấn, do sở, phòng giáo dục tổ chức là những giáo viên mà
nhà trường tin tưởng và có triển vọng về kinh nghiệm, sáng tạo mỗi giáo
viên được phân công dạy một lớp từ bé, nhỡ, lớn tuỳ theo năng lực, những
giáo viên đó còn có năng khiếu riêng cho từng lĩnh vực cụ thể. Giáo viên
được học tập bằng lý thuyết, được dự giờ thực hành mẫu của giáo viên
trường Hoa Hồng, Đồng Mỹ, được xâm nhập vào bài dạy theo chương trình
mới, cùng với ban giám hiệu nhất là bản thân chỉ đạo mãng chuyên môn
này, tiếp tục trở lại trường tiến hành bồi dưỡng bằng lý thuyết và thực hành
cho toàn đội ngũ kể cả những giáo viên năm nay chưa thực hiện nhưng đã
tiếp cận dần với chương trình mới. Ngoài những giờ dạy mẫu, chúng tôi
còn chỉ đạo giáo viên có năng lực dạy thực hành để cho những giáo viên
chưa được học hỏi nhiều tiếp tục dự giờ, thực tế mà nói lúc đầu nhiều giáo
viên mặc dầu đã học bằng lý thuyết nhưng chưa hiểu sâu sắc về chương
trình mới, nên rất khó trong việc tổ chức hoạt động học cho trẻ.Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra dự giờ: Đối với những giáo
viên năng lực còn hạn chế, tôi tranh thủ thời gian để góp ý, trực tiếp các
hoạt động của giáo viên, nhằm giúp giáo viên đúc rút kinh nghiệm tại chổ,
để giúp giáo viên sớm thay đổi cách dạy, cách soạn bài, nhiều giáo viên
còn sa vào chương trình củ, không soạn theo các lĩnh vực, soạn hoạt động
góc quá dài dòng. Thường xuyên kiểm tra giáo án, cách đánh giá cuối chủ
đề để nhắc nhỡ thêm cho giáo viên. Bổ sung học liệu máy vi tính, nối mạng
lan để giáo viên cho trẻ học và chơi trên máy vi tính, soạn bài trên máy, tìm
tài liệu trên mạng chuyển tải về dạy cho trẻ. Nhờ những cách làm trên mà
chỉ mới hơn 3 tháng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhiều giáo
viên đã nhận thức được việc dạy chương trình này còn dễ dàng hơn việc
thực hiện đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ. Vì chương trình cũng đã
có giáo án tham khảo, có sách hướng dẫn thực hiện, sách thiết kế các hoạt
động học có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời theo các chủ
đề, nên một số bài có thể tham khảo được tài liệu, như vậy giáo viên phần
nào tiếp cận với việc thực hiện chương trinh giáo dục mầm non. Mỗi tháng
chúng tôi tổ chức thao giảng 1 lĩnh vực để cho giáo viên toàn trường được
dự, học tập, rút kinh nghiệm, tham gia sinh hoạt chuyên môn liên trường
mỗi tháng 1 lần. Cho giáo viên dự giờ bạn đồng nghiệp. Thông qua tổ
chuyên môn các khối và những giáo viên có năng lực tốt kèm cặp những
giáo viên có năng lực còn hạn chế.
Tổ chức rút kinh nghiệm, so sánh giữa lý thuyết và thực hành có gì
chưa rỏ bổ sung ưu điểm, tồn tại, hoàn thiện tiết mẫu và đưa ra hướng thực
hiện trong toàn trường.
Nhà trường bằng nhiều biện pháp để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên nhất là những giáo viên còn yếu. Bố trí đội ngũ giáo viên phù hợp với
trình độ chuyên môn. Công tác kiểm tra, dự giờ, thao giảng, bình quân 1 giáo viên 2 tiết / tháng. Tạo điều kiện để giáo viên học tập rút kinh nghiệm
nâng cao tay nghề cho bản thân.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch:
Trước hết ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch chung, kế
hoạch dài hạn, kế hoạch cho năm học ( dự kiến các chủ đề, phân phối quỹ
thời gian cho từng chủ đề cho từng khối lớp ) và phổ biến hướng dẫn tổ
chức thực hiện cho giáo viên trong toàn trường. Xây dựng kế hoạch phải
tùy theo tình hình thực tế để xây dựng. Khi lập kế hoạch giáo viên cần căn
cứ vào những điểm sau đây:
- Nội dung chương trình theo độ tuổi trong chương trình giáo dục
mầm non
- Điều kiện, tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương, của
lớp mình và khả năng phát triển của trẻ, đồ dùng đồ chơi và thiết bị, nhu
cầu và sự tham gia của cha mẹ vào chăm sóc giáo dục trẻ.
Dựa vào những căn cứ trên, giáo viên đưa ra các nội dung giáo dục
dự kiến thực hiện trong năm học ( đây là những kết quả mong đợi trẻ có thể
biết được và có thể làm được ở từng lĩnh vực ) giáo viên có thể lược bớt
những nội dung không gần gũi với trẻ trong lớp, cao hơn hoặc thấp hơn so
với khả năng của trẻ, hoặc có thể đưa thêm nội dung giáo dục cho phù hợp
với khả năng của trẻ và điều kiện ở lớp mình phụ trách. Nội dung giáo dục
trẻ theo các lĩnh vực sẽ là cơ sở để giáo viên lập kế hoạch thực hiện chương
trình theo tháng/chủ đề.
Trước hết phải xác định được những căn cứ để xây dựng kế hoạch
giáo dục:
- Mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục mẫu giáo đã quy định
trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.
- Thời gian quy định trong năm học- Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương,
trường, lớp mầm non.
- Nhu cầu và trình độ phát triển của trẻ trong lớp mẫu giáo.
Dựa vào kế hoạch chung của nhà trường, giáo viên xây dựng kế
hoạch cụ thể hàng tháng và hàng tuần cho lớp mình: Giáo viên thực hiện
các bước chủ đề nhánh, bao gồm chọn chủ đề cụ thể, xác định mục tiêu
giáo dục, xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động của chủ đề và lên kế
hoạch cụ thể hàng tuần cho phù hợp với trẻ và điều kiện thực tế của lớp.
Khi thiết kế chủ đề, giáo viên cần lưu ý một chủ đề cần thoả mãn 4 yêu cầu
sau:
+ Cần tính đến nhu cầu, hứng thú của trẻ và những kiến thức bắt
nguồn từ thực tế cuộc sống gần gũi với trẻ.
+ Cần được thực hiện trong các hoạt động ở trường.
+ Cần được thể hiện ở sự lựa chọn và cung cấp các đồ dùng, học liệu
ở các khu vực chơi trong lớp.
+ Cần được tiến hành tối thiểu trong một tuần, đảm bảo có sự lặp lại
và mở rộng các cơ hội học cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau ( bé, nhỡ, lớn ).
Dự kiến các chủ đề trong năm học được xây dựng như sau; ví dụ:
Chương trình mẫu giáo lớn.
Tháng
Chủ đề
Số tuần
9
Trường mầm non, Tết Trung thu
3 tuần
9-10
Bản thân
3 tuần
10-11
Gia đình và ngày 20/11
5 tuần
12
Một số nghề và ngày 22/12
5 tuần
1-2
Thế giới động vật
4 tuần
2-3
Thế giới thực vật; Tết nguyên đán
6 tuần3-4
Phương tiện và luật lệ giao thông; Ngày 8/3
2 tuần
4
Các hiện tượng tự nhiên
3 tuần
4-5
Quê hương, đát nước, Bác Hồ, trường tiểu
học
4 tuần
Cộng
35 tuần
Tuy nhiên tên chủ đề, số lượng chủ đề, dự kiến cho thực hiện chủ đề
có thể linh hoạt thay đổi tuỳ theo hứng thú, nhu cầu, khả năng của trẻ và
điều kiện triển khai của từng lớp cụ thể. Ví dụ: Chủ đề về lễ hội có thể thực
hiện trong 3-5 ngày.
Trong quá trình thực hiện, giáo viên cần linh hoạt, thường xuyên
xem xét và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với nhu cầu hiểu biết và trình
độ phát triển của trẻ trong lớp mình, cũng như cơ sở vật chất ở địa phương.
Ngoài ra giáo viên cần linh hoạt sáng tạo trong việc đặt tên chủ đề cụ thể,
gần gũi với trẻ.
Thời gian thực hiện một chủ đề cần tính đến hứng thú của trẻ, không
nên kéo dài quá khi trẻ không còn hứng thú nữa. Thông thường một chủ đề
có thể kéo dài từ 1 đến 4 tuần. Giáo viên có thể kéo dài hoặc giảm bớt thời
gian tuỳ thuộc vào hứng thú của trẻ và điều kiện thực hiện chủ đề đó.
Trình tự thực hiện có thể thay đổi, tuỳ thuộc vào điều kiện, thời điểm
để thực hiện chủ đề đó tốt nhất ( trẻ có thể quan sát và thực hành ). Do vậy
tên chủ đề, thời gian thực hiện một chủ đề, số lượng chủ đề và trình tự thực
hiện chủ đề ở các lớp có thể khác nhau.
Tiếp theo hướng dẫn giáo viên xây dựng nội dung giáo dục theo từng
độ tuổi dự kiến cho cả năm học, theo từng chủ đề.
Ví dụ: Nội dung giáo dục lớp mẫu giáo 3-4 tuổi .Chủ đề
Phát
triển thể
chất
Phát triển
nhận thức
Phát triển ngôn
ngữ
Phát triển
tình cảm
và kĩ năng
xã hội
Phát triển
thẫm mĩ
Chủ
đề:
Trường
mầm
non
Trẻ biết
ném xa
băng 1
tay, tung
bóng,
bật về
phía
trước
Trẻ biết 1 số
hoạt động
trong trường
mầm non, đồ
dùng đồ chơi
và cách sử.
Nhận biết
được các loại
hình một số
đồ dùng trong
trường mầm
non
Trẻ biết lắng
nghe, hiểu lời
nói và thực
hiện được
những yêu cầu
đơn giản của
cô, biết đọc
thuộc các bài
thơ: Bé đến
trường, cô giáo
của em
Trẻ biết
nói được
tên
trường,
lớp, bạn
bè, biết
nhận ra
niềm vui
khi đến
lớp, đến
trường
Trẻ vui
sướng, vổ tay
hát, vận động
tự nhiên các
bài hát: cháu
đi mẫu giáo,
vui đến
trường,
trường chúng
cháu là
trường mầm
non...
Nội dung của chủ đề sẽ là phương tiện để hình thành và phát triển
các kĩ năng, tình cảm, thái độ ở trẻ. Do đó tùy thuộc vào nội dung mỗi chủ
đề cụ thể giáo viên chủ động phát triển ở các lĩnh vực nhất định.
Ví dụ: Những chủ đề thuộc lĩnh vực tự nhiên có ưu thế phát triển về
nhận thức, ngôn ngữ; những chủ đề thuộc lĩnh vực xã hội có ưu thế hơn về
phát triển tình cảm xã hội, thái độ...
3. Chỉ đạo giáo viên xây dựng và phát triển chủ đề:
Ngay khi đã chọn được chủ đề, giáo viên cần dựa vào nội dung nhà
trường đã xây dựng, dựa vào từng độ tuổi để giáo viên lựa chọn mục tiêu cho phù hợp xác định các mục tiêu giáo dục của chủ đề hoặc nói cách khác
là những kết quả mong đợi mà trẻ có thể đạt được sau khi học chủ đề đó.
Mục tiêu của chủ đề đưa ra cần bám sát mục tiêu của từng lĩnh vực
giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non, các tiêu chí cần cụ thể, có
thể đo đạc được, vừa sức phù hợp với độ tuổi, nhằm giúp trẻ từng bước đạt
được mục tiêu giáo dục mầm non. Khi viết mục tiêu bao giờ cũng bắt đầu
bằng động từ như; Trẻ có thể, có khả năng, biết, nhận biết, yêu thích...
Khi giáo viên đã xác định được mục tiêu giáo dục, đưa ra hoạt động
giáo dục, đưa các nội dung hoạt động vào các lĩnh vực phát triển cho phù
hợp. Tổ chức thảo luận theo khối: Cắn cứ mục tiêu, xây dựng nội dung và
khai thác, giáo viên phải linh hoạt sáng tạo, lúc này ban giám hiệu vào cuộc
để cùng nhau bàn bạc tháo gỡ những vướng mắc.
Ví dụ: Thế giới động vật: Bám vào chương trình giáo dục mầm non
để xác định được mục tiêu, kết quả mong đợi của trẻ có thể đạt được đó
là:
- Về thể chất:
+ Thực hiện thành thạo một số vận động cơ bản ( bò, chui, chạy, nhảy,
bắt chước dáng đi của con vật )
+ Có khả năng phối hợp vận động và các giác quan ( tay- mắt ) chính
xác.
+ Cảm nhận được sự sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với môi trường
thiên nhiên trong lành và các con vật quen thuộc, gần gũi.
- Về ngôn ngũ:
+ Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi các bộ phận và một số đặc điểm nổi
bật, rỏ nét của một số con vật gần gũi.+ Biết nhận xét nói và kể lại những điều mà trẻ quan sát được; biết trao
đổi thảo luận với người lớn và các bạn về các con vật, về những sự việc,
hiện tượng...đã được nhìn thấy.
- Về nhận thức:
+ Phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, óc quan sát, phán đoán, khả năng
so sánh, phân loại, nhận xét ( theo các đặc điểm, số lượng, hình dạng và
kích thước...) về các sự vật, các con vật quen thuộc, môi trường thiên nhiên
xung quanh.
+ Có một số kiến thức hiểu biết sơ đẳng, thiết thực về một số con vật
gần gũi, lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người.
- Về tình cảm, kĩ năng xã hội:
+ Yêu thích các con vật nuôi, mong muốn bảo vệ môi trường sống và
các con vật quý hiếm.
+ Quý trọng người chăn nuôi
+ Có một số thói quen, kĩ năng đơn giản, cần thiết về việc bảo vệ, chăm
sóc vật nuôi sống gần gũi trong gia đình, trường lớp mầm non
- Về thẫm mĩ:
+ Yêu thích cái đẹp và sự đa dạng phong phú của thế giới động vật
+ Thể hiện cảm xúc, tình cảm về thế giới động vật qua tranh vẽ, bài hát,
múa, vận động...
Căn cứ vào mục đích giáo dục, giáo viên xác định nội dung cho từng
lĩnh vực. Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ mạng để thiết kế mạng chủ đề (
bao gồm mạng nội dung và mạng hoạt động ). Mạng nội dung chứa đựng
những nội dung chính trong 5 lĩnh vực của Chương trình liên quan đến chủ
đề, mà qua đó giáo viên muốn cung cấp những kiến thức ( khái niệm, thông
tin ) kĩ năng, thái độ đến cho trẻ. Mạng nội dung giúp cho giáo viên biết trình tự trước sau: từ những
nội dung, kiến thức, kĩ năng đơn giản, gần gũi đến mở rộng, phức tạp hơn;
từ những điều trẻ đã biết đến chưa biết và biết một cách đầy đủ trọn vẹn
hơn; từ tổng thể đến chi tiết, sao cho phù hợp với độ tuổi và sự hiểu biết
của trẻ theo nguyên tắc đồng tâm phát triển. Từ chủ đề chính, giáo viên có
thể phân chia thành các chủ đề nhánh. Mỗi chủ đề nhánh có thể thực hiện
trong thời gian 1 - 2 tuần.
Xây dựng mạng hoạt động là đưa ra hàng loạt các hoạt động giáo
dục theo chương trình mà giáo viên dự kiến cho trẻ trải nghiệm hàng ngày,
hàng tuần để tìm hiểu, khám phá các nội dung của chủ đề, từ đó trẻ tiếp thu
được các kĩ năng, kinh nghiệm cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Mạng hoạt động gợi cho giáo viên cách thức tiếp cận dạy và học tích hợp
trong giáo dục mầm non. Đó là cách thức phối hợp một cách tự nhiên
những hoạt động cho trẻ trải nghiệm như hoạt động: Khám phá khoa học về
tự nhiên - xã hội; làm quen với toán; phát triển vận động; kể chuyện, đọc
thơ; làm quen với đọc viết; hoạt động âm nhạc; hoạt động tạo hình ( vẽ, tô
màu, nặn, xé, gấp, cắt, dán và các loại trò chơi ) các hình thức lao động phù
hợp nhằm giúp trẻ phát triển đồng thời các mặt nhận thức, ngôn ngữ, thể
lực, tình cảm, xã hội và thẫm mĩ. Cách tiếp cận này cho phép giáo viên có
thể điều chỉnh giáo án một cách linh hoạt, có thể đưa vào các tình huống tự
nhiên vào kế hoạch hàng ngày nhằm đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ và
làm cho không khí lớp học thêm sinh động. Nhờ sơ đồ mạng giáo viên dễ
dàng nhìn thấy sự liên kết giữa các nội dung giáo dục và các hoạt động, sự
đan xen giữa các lĩnh vực phát triển, như vậy khi tiến hành sẽ ít bị động và
làm tăng hiệu quả giáo dục
4. Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch hoạt động học
Xây dựng kế hoạch là gì và tại sao phải xây dựng kế hoạch ?Phải xây dựng kế hoạch vì: xây dựng kế hoạch là một biện pháp
quan trọng trong quá trình thực hiện những việc cần làm của người giáo
viên. Nó giúp giáo viên hình dung rỏ ràng mọi công việc, từ đó mà chủ
động trong công việc.
Kế hoạch là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động. Giáo viên phải hình
dung được rỏ ràng công việc sắp phải làm và hoàn toàn chủ động công việc
trong nhóm, lớp, đồng thời đưa các hoạt động vào nề nếp.
Không có kế hoạch thì mọi hoạt động của con người sẽ trở nên vô
mục đích, lộn xộn và phó thác cho may rủi. Xây đựng kế hoạch giúp mọi
người hiểu được những nhiệm vụ phải thực hiện và những đường hướng họ
phải tuân theo khi thực hiện các công việc đó. Như vậy chung quy lại là
giáo viên phải thực hiện theo đúng chương trình đã xây dựng phù hợp với
độ tuổi mà mình đang đảm nhiệm.
Hoạt động học là một trong ba hoạt động cơ bản trong trường, lớp
mẫu giáo, hoạt động học được giáo viên tổ chức hướng dẫn để thực hiện
nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non, phù hợp chủ đề
nhằm phát triển toàn diện trẻ trên các mặt: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ,
tình cảm-xã hội và thẫm mĩ.
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức và hoạt động của trẻ mẫu giáo là
hoạt động chơi, được thực hiện một cách ngẫu nhiên, trẻ tự tiếp thu kiến
thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống một cách tự nhiên chủ yếu thông qua việc
trẻ tham gia tích cực vào các trò chơi khác nhau trong các khu vực hoạt
động ở các góc, hoạt động ngoài trời, dạo chơi, tham quan, tiếp xúc với môi
trường thiên nhiên, môi trường xã hội gần gũi xung quanh và thông qua các
hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong trường mầm non
Học dưới sự định hướng và hướng dẫn của giáo viên; giúp trẻ lĩnh
hội, cũng cố và chính xác hoá các kiến thức, kĩ năng. Hình thành hành vi, thái độ, phẩm chất và những năng lực cần thiết trên các mặt: Thể chất, nhận
thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẫm mĩ.
Ví dụ: Tổ chức hoạt động học thuộc chủ đề: nghề nghiệp; độ tuổi: 5-
6.
Nội dung: Phát triển vận động: Trèo lên xuống thang, bò chui qua
cổng
Nội dung tích hợp: phân loại các dụng cụ theo một số nghề và đếm
Hoạt động: Cháu tập làm lính cứu hoả.
Mục đích: Trẻ thực hiện được động tác, trèo lên xuống thang, bò
chui qua cổng; thể hiện tình cảm bản thân với những người làm nghề cứu
hoả, phòng cháy chữa cháy...
Chuẩn bị: Tranh vẽ lính cứu hoả, thang leo, cổng chui. Tranh lô tô
các nghề.
Tiến hành: Cho trẻ đứng xung quanh, cô hướng sự chú ý của trẻ qua
tranh vẽ về chú: “ lính cứu hoả”. Trò chuyện với trẻ về những công việc
của chú lính cứu hoả.
- Hoạt động 1:
Cho trẻ đi chạy kết hợp các kiểu làm chú lính cứu hoả, thành một
vòng tròn
- Hoạt động 2:
+ Tập bài tập phát triển chung: Tay, chân, lưng, bụng trong bài thể
dục sáng.
+ Cô làm mẫu: Lần 1 không giải thích, lần 2: minh họa từng động tác
trèo lên xuống thang, sau đó bò chui qua cổng, cô giải thích rỏ ràng từng
động tác, lần 3 cho 2 trẻ lên làm thử, lần lượt cho từng trẻ lên thực hiện.
Mỗi trẻ được thực hiện 3 lần...+ Trò chơi: Về đúng nhà của mình; nhà là vòng có hình ảnh vẽ một
nghề, phát lô tô cho trẻ về một sô dụng cụ phương tiện của nghề. Khi có
hiệu lệnh ( đếm hoặc nhạc ), trẻ chạy tự do trong lớp khi nghe hiệu lệnh kết
thúc, cô chỉ tay vào nhóm nào, nhóm đó phải chỉ tay nói đúng tên nghề của
nhóm mình...cho trẻ chơi 2-3 lần
- Hoạt động 3:
Hồi tĩnh: Cho trẻ đi thành vòng tròn và phối hợp vung tay nhịp
nhàng kết hợp hát bài hát phù hợp.
Nhận xét đánh giá:...
Khi giáo viên đã xây dựng được chương trình dạy và học theo lịch
sinh hoạt hàng ngày, vấn đề không kém phần quan trọng là lập cho được kế
hoạch tuần theo chủ đề, theo thời gian quy định. Nội dung kế hoạch tuần
bao gồm các hoạt động: Đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động có chủ đích; hoạt
động ngoài trời, hoạt động góc và hoạt động chiều. Sau đó thực hiện kế
hoạch ngày: Chỉ soạn hoạt động học, theo thời gian biểu theo các lĩnh vực
trong chương trình giáo dục mầm non
V. kết quả và Bài học kinh nghiệm:
I. Kết quả đạt được:
Với những biện pháp chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện chương trình
giáo dục mầm non mới cho trẻ tuổi mẫu giáo, bản thân tôi đã thu được một
số kết quả như sau:
Muốn lập được kế hoạch, điều đầu tiên mình cần bám sát vào trình tự
các bước lập kế hoạch, nhằm đảm bảo được tất cả nội dung cần thiết cho
trẻ học trong chủ đề đó và tránh được những thiếu sót, để có kế hoạch tốt.
Chương trình phải gần gũi với trẻ mầm non, nội dung và mục tiêu phải xuất
phát từ nhu cầu và khả năng của trẻ. Mức độ nội dung giáo dục theo chủ đề tùy thuộc vào hiểu biết của trẻ và năng lực thực hiện nội dung giáo dục của
chương trình.
+ Giáo viên dạy chương trình giáo dục mầm non mới, đa số giáo
viên đã hiểu sâu sắc về thực hiện chương trình, giáo viên thành thạo trong
việc xây dựng kế hoạch năm học, xây dựng nội dung, mục tiêu của từng độ
tuổi, xây dựng thành thạo mạng nội dung và mạng hoạt động phù hợp chủ
đề, phù hợp lứa tuổi, giáo viên đã biết đánh giá cuối chủ đề, đánh giá sự
phát triển của trẻ cuối độ tuổi theo các lĩnh vực; cụ thể; qua dự giờ, thanh
kiểm tra toàn diện giáo viên, qua kiểm tra hồ sơ. Nhìn chung giáo viên thực
hiện khá tốt:
100% giáo viên soạn bài trên máy vi tính thành thạo
100 % giáo viên được thanh kiểm tra đều xếp loại từ xuất sắc và
khá, không có giáo viên xếp loại trung bình và yếu.
Có 2 cháu tham gia dự thi: “ Bé khoẻ - bé ngoan cấp Huyện, về dạy
chương trình giáo dục mầm non đều đạt giải; trong đó 1 cháu đạt giải nhất,
1 cháu đạt giải 3, đồng đội đạt giải ba.
100% giáo viên biết xây dựng chương trình, kế hoạch, xây dựng và
phát triển chủ đề, đặc biệt là giáo viên đã lập được kế hoạch hoạt động học,
kế hoạch tuần, ngày theo đúng chương trình giáo dục mầm non,
2. bài học kinh nghiệm
Là một quản lý phong trào, muốn phong trào của xã nhà ngày được
nâng cao, phải đầu tư tìm hiểu, nắm bắt kịp thời, để đáp ứng với tình hình
đổi mới hiện nay, chúng ta cần chú ý những điểm như sau.
- Giáo viên phải được bồi dưỡng đầy đủ cả lý thuyết và thực hành,
thông qua các đợt tập huấn và việc xây dựng các tiết dạy mẫu, rút kinh
nghiệm, đây là biện pháp phát huy sức mạnh của tổ chuyên môn.- Xây dựng chương trình, kế hoạch phải cụ thể sát đúng với thực tế
của nhà trường, của lớp và của địa phương.
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng và phát triển chủ đề: đây là vấn đề
quan trọng để giáo viên phát huy tính sáng tạo của mình trong việc xây
dựng mạng nội dung và mạng hoạt động.
- Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch hoạt động học. Lập kế hoạch tuần,
ngày phù hợp với tình hình, điều kiện của lớp mình phụ trách
- Tham mưu với các ban ngành, lãnh đạo địa phương tạo điều kiện
đầu tư về cơ sỡ vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học đáp ứng các hoạt
động cho cô và cháu là cần thiết và phải được quan tâm đúng mức có đầu
tư hợp lý
- Đầu tư nghiên cứu học hỏi bạn đồng nghiệp, tham khảo sách báo
tài liệu, tập san giáo dục mầm non, chương trình chăm sóc giáo dục mầm
non mới theo từng độ tuổi. Mua sắm thêm tài liệu phục vụ chương trình
giáo dục mầm non.
- Chuyên môn phải nắm chắc nội dung, chương trình bám sát lớp,
trẻ, để chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng quy trình. Phải coi trọng việc phối
kết hợp giữa phụ huynh với nhà trường trong việc thống nhất nội dung và
biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
PHẦN KẾT LUẬN
Giáo dục mầm non là hệ thống giáo dục quốc dân, giúp trẻ hình
thành và phát triển nhân cách toàn diện về 5 mặt: Đức, trí, thể, mỹ và lao
động. Chương trình Giáo dục mầm non vừa mang tính khoa học, vừa mang
tính nghệ thuật, nên đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực toàn diện để
phục vụ trẻ, vừa là cô giáo, vừa là người mẹ thứ hai và cũng là một diễn
viên múa, một nhà nghệ thuật. Muốn đạt được những yêu cầu đó, chúng ta
cần phải bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên có đầy đủ về kiến thức, về năng lực phải có kiến thức vững vàng, phương pháp phải linh hoạt, sáng
tạo trong chuyên môn.
Đại hội Đảng đã xác định mục tiêu của sự nghiệp giáo dục là:” Nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” xây dựng con người mới
xã hội chủ nghĩa.
Trọng tâm giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động
có trí thức thành thạo nghề nghiệp, có thái độ lao động tích cực, sáng tạo và
có ích cho xã hội. Chính vì thế mà việc lập kế hoạch thực hiện chương trình
giáo dục mầm non cho trẻ tuổi mẫu giáo là một trong những khâu quan
trọng nhất, nhằm giúp giáo viên thực hiện tốt việc lập kế hoạch thực hiện
chương trình theo từng độ tuổi, đáp ứng nhu cầu phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của trẻ trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
Đội ngũ giáo viên là những người làm công tác giáo dục, thấy được
những trọng trách cao cả của mình, là những lớp người đi trước, là ngọn
đuốc thắp sáng dẫn dường cho thế hệ tương lai mai sau. Do đó cần phải tự
mình vươn lên để xứng đáng và tự hào với nghề nghiệp của mình. Được
Đảng và nhà nước hết sức quan tâm, mỗi người cán bộ giáo viên cần phải
phát huy phấn đấu hơn nữa về các mặt trình độ, nghiệp vụ và phẩm chất
đạo đức cao đẹp của người giáo viên nhân dân.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã chỉ đạo thực
hiện. Tuy chưa phải là sâu sắc và nhiều kinh nghiệm so với bạn đồng
nghiệp, nhưng cũng đã đóng góp một phần kinh nghiệm cho giáo dục mầm
non xã nhà phát triển và góp phần cho sự nghiệp giáo dục mầm non tiến
nhanh, tiến mạnh, vững chắc trong thời đại mới.
kiến nghị Qua quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và công
tác quản lý chỉ đạo thực hiện chương trình cho giáo viên trường mầm non
Liên Thủy, tôi xin có một số kiến nghị sau:
Đề nghị lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư kinh phí cho bậc học mầm
non, nhất là các trường trọng điểm.
Đồ dùng học tập và đồ chơi phải được đáp ứng đồng bộ với việc thực
hiện chương trình giáo dục mầm non.
Tài liệu nghiên cứu về chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu
học tập, nghiên cứu của cán bộ và giáo viên