MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề
- Lý do chọn đề tài
II. Giả quyết vấn đề
- Cơ sở lý luận
- Thực trạng vấn dề
- Các biện pháp
- Xây dựng kế hoạch.
- Xây dựng các điều kiện thiết yếu.
- Chỉ đạo thực hiện.
- Phân công, theo dõi, kiểm tra.
- Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh
- Hiệu quả SKKN
III. Kết luận và kiến nghị
- Ý nghĩa của SKKN
- Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển SKKN
- Những bài học kinh nghiệm
- Ý kiến đề xuất
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích trẻ em đang trở lên đáng báo động, ngay cả ở những quốc gia có nền kinh tế rất phát tiển. Các quốc gia như Việt Nam cần chú trọng và nhận thức nghiêm túc về tầm quan trọng của vấn đề này. Chúng ta có thể cứu được nhiều mạng sống nhờ thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Với vai trò, trách nhiệm của người quản lý, tôi luôn trăn trở, mong muốn được mang lại những gì tốt đẹp nhất cho các cháu. Trường mầm non nơi tôi công tác là một ngôi trường mới được thành lập, với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh. Tuy nhiên với một ngôi trường được xây mới, với sự bê tông hóa của sân chơi, với các trang thiết bị mới được cấp phát chưa qua sử dụng thì chúng tôi luôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Do vậy, tôi luôn trăn trở làm sao đưa ra những phương án tốt nhất để giảm thiểu tối đa tai nạn thương tích cho trẻ. Bởi vậy tôi lựa chọn đề tài
“Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” để góp phần hiệu quả hơn trong việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Việc chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi là vô cùng quan trọng. Đứa trẻ sinh ra không chỉ được chăm sóc nuôi dưỡng trong một điều kiện và môi trường tốt nhất mà phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ đặc biệt là công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, hiện nay tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích đang ra tăng, cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, không chỉ là trách nhiệm, mà còn thể hiện tình cảm của người lớn đối với trẻ em trong gia đình, trường học, ngoài xã hội. Bố, mẹ, ông, bà, cô giáo, những người lớn xung quanh trẻ mà còn là trách nhiệm của cả một hệ thống từ các tổ chức Quốc tế UNICEF, đến các cơ quan chức năng Nhà nước từ Trung ương đến địa phương cùng chăm lo cho nhiệm vụ phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em để giảm đi những nỗi đau thể xác và tinh thần của trẻ vì tai nạn thương tích.
Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà cân đối, trẻ sẽ hứng thú tham gia vào các hoạt động một cách tích cực giúp trẻ phát triển toàn diện 5 mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ, Lao động. Trẻ đến trường mầm non không chỉ được học các môn học mà các cô giáo còn tổ chức các hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động ngoại khoá, hoạt động đi dạo.. vv trẻ còn được chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ, được theo dõi sức khoẻ hàng ngày, hình thành các nề nếp, thói quen, các kỹ năng, kỹ xảo, các hành vi văn minh trong giao tiếp ứng xử, phẩm chất và năng lực của con người trong thời đại hiện nay, đặc biệt đối với trẻ 5- 6 tuổi chuẩn bị tâm thế tốt cho các cháu vào trường phổ thông. Chính vì vậy trường mầm non phải là nơi trẻ được chăm sóc giáo dục tốt nhất về mọi điều kiện, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
2. Thực trạng vấn đề
- Trường Mầm non nơi tôi công tác được xây mới với những trang thiết bị đồng bộ, hiện đại
- Trường có tổng số: 698 học sinh, chia thành 20 nhóm lớp,
+ Số trẻ ăn bán trú hiện nay là: 100%
+ Tiêu chuẩn ăn của trẻ là: 20.000đ/ngày/trẻ.
+ Có 01 bếp ăn có đầy đủ trang thiết bị hiện đại được sắp xếp theo dậy truyền 1 chiều khép kín
- Tổng số: Cán bộ giáo viên, công nhân viên là: 66
Trong đó:
+ Ban giám hiệu : 3
+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy : 44
+ Cô nuôi : 12
+ Nhân viên Văn phòng : 1
+ Nhân viên y tế : 1
+ Kế toán : 1
+ Bảo vệ : 4
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, trong quá trình thực hiện để tài tôi gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong toàn trường nên rất chú trọng tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết để công tác y tế học đường được hoạt động tốt;
Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Y tế Phường, Trung tâm y tế Quận, phòng GD & ĐT Quận. Các đồng chí luôn tạo điều kiện về mọi mặt nhằm động viên, quan tâm đến phong trào của nhà trường đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao công tác Y tế học đường, công tác xây dựng và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non;
Hội cha mẹ phụ huynh học sinh rất quan tâm giúp đỡ nhà trường trong việc phối kết hợp chăm sóc sức khoẻ cho con em.
Sự quan tâm đó được thể hiện ngay từ đầu năm nhà trường đã thành lập ban chăm sóc sức khoẻ và ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nan thương tích cho trẻ ổn định đi vào hoạt động. Mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ cho học tập, tuyên truyền và thực hiện công tác y tế trường học. Trường có 1 nhân viên y tế chịu trách nhiệm công tác y tế trường học.
Điều kiện cơ sở trường lớp khang trang, môi trường được cải thiện xanh sạch đẹp . Đó là những thuận lợi bên cạnh đó còn gặp một số khó khăn sau:
* Khó khăn:
Trường nằm ngay bên cạnh tuyến đường quốc lộ trung tâm của phường, có nhiều xe cộ qua lại lên rất dễ xảy ra tai nạn. Là trường mầm non hầu hết trẻ từ 24 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động, sức đề kháng còn yếu nên nguy cơ trẻ đùa nghịch dẫn đến tai nạn thương tích là rất cao.
Ý thức tham gia giao thông của phụ huynh còn hạn chế
Trường được xây dựng mới, diện tích sân bị bê tông hóa nhiều
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên, với yêu cầu được đặt lên hàng đầu đó là xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường.
3. Các biện pháp đã tiến hành
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, để tháo gỡ những khó khăn trên ngay từ đầu năm học tôi đã bắt tay vào công việc ngay để kịp thời tham mưu với ban giám hiệu, chỉ đạo CBGVNV toàn trường thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra với những biện pháp cụ thể như sau:
1.Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch.
Là một người làm công tác quản lý thì việc xây dựng kế hoạch là không thể thiếu được, xây dựng kế hoạch là một yếu tố rất quan trọng góp phần quyết định sự thành công của công việc. Nếu làm việc mà không có kế hoạch, không có mục đích sẽ không mang lại hiệu quả cao, ngược lại chính là lối làm ăn tuỳ tiện, thiếu khoa học, dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Ban giám hiệu trường chúng tôi đã họp bàn để xây dựng kế hoạch cụ thể sau đó phân công nhiệm vụ cho các thành viên đúng người đúng việc nhằm phát huy hết khả năng năng lực của từng người là việc làm hết sức quan trọng.
Căn cứ vào kết quả hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường năm học trước và điều kiện thực tế của nhà trường trong năm học mới, bám sát vào nhiệm vụ trọng tâm năm học của ngành triển khai, để làm tốt công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tái nạn thương tích tôi đã tiến hành các bước như sau:
* Bước 1: Tôi tiến hành điều tra thực tế số trẻ bị tai nạn thương tích gây nên trên tổng số trẻ đến trường năm học 2015 – 2016
+ Tổng số học sinh toàn trường: 698 cháu
Số trẻ bị tai nạn thương tích: 12 cháu Tỷ lệ: 1,7 %
Trẻ bị ngã gẫy chân tại nhà : không
Trẻ bị chó cắn tại nhà : 1 cháu
Trẻ bị khâu cằm do chạy ngã: 1 cháu
Trẻ bị kẹp chân do phụ huynh đèo xe: 0
Trẻ bị phản ứng do uống thuốc kháng sinh: 0
Trẻ bị ngã cầu thang: 3 cháu
Trẻ bị ngã do đi vệ sinh: 1 cháu
*Bước 2: Dựa trên những số liệu đã điều tra được trên thực tế theo dõi số trẻ bị tai nạn thương tích năm học 2015 – 2016 của trường, tôi đề ra mục tiêu phấn đấu cụ thể như sau:
100% trẻ được đảm bảo an toàn tính mạng. Không có tai nạn thương tích xảy ra trong trường.
100% CB - GV- NV và học sinh trong trường được tuyên truyền phổ biến xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích một cách cụ thể có hiệu quả.
Nhân viên y tế nhà trường nắm vững kiến thức và nội dung về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích.
Có tủ thuốc, có đầy đủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu theo quy định đảm bảo xử lý kịp thời những trường hợp tai nạn không may xảy ra trong trường.
100% CB - GV- NV trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích được học tập băng bó cứu thương, cầm máu, sơ cấp cứu thông thường nhằm đảm bảo xử lý ngay và kịp thời khi có tai nạn xảy ra.
Tổ chức học tốt, dạy tốt các chương trình chính khoá về giáo dục sức khoẻ cho trẻ, quản lý trẻ tốt trong các hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo an toàn, tránh các vật dụng sắc nhọn vv...theo đúng quy định của môn học.
Thường xuyên cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt luôn chú ý đến đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô. Các cây to cao ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão.
100% các lớp đảm bảo đón trả trẻ đúng giờ, không để xảy tình trạng học sinh nô đùa tự do mà không có cô giáo.
100% học sinh không mang các vật sắc nhọn, nguy hiểm đến trường, lớp.
Hệ thống điện nước có nắp đậy, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được chú trọng. Thực phẩm phải có hợp đồng, phải có nguồn gốc rõ ràng, thực hiện nghiêm túc lưu nghiệm thức ăn .v.v. theo quy định của ngành.
100% học sinh đến trường đều được khám sức khoẻ các chuyên khoa 2 lần/ năm, được chăm sóc sức khoẻ tại trường, được cân đo theo dõi sức khoẻ trên biểu đồ 3 tháng 1 lần để theo dõi sự phát triển của trẻ về cân nặng và chiều cao.
100% cán bộ, giáo viên nhân viên được khám sức khoẻ theo đúng yêu cầu các chuyên khoa.
100% các lớp có góc tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ tới các bậc phụ huynh.
* Bước 3: Để đạt được mục tiêu đề ra, ban giám hiệu nhà trường đi vào thực hiện với một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
* Đối với BGH.
Khi nhận được hướng dẫn, chỉ đạo việc “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường mầm non” của cấp trên, BGH chúng tôi đã nghiên cứu kỹ văn bản rồi từng bước triển khai tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả.
Thành lập ban chỉ đạo với đầy đủ thành phần cốt cán để chỉ đạo, thực hiện tốt kế hoạch đề ra, sau đó ra quyết định.
Phân công từng thành viên trong ban chỉ đạo đúng người đúng việc.
Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch thông qua ban chỉ đạo với đầy đủ nội dung theo thông tư 13 và kế hoạch số 138.
Xây dựng kinh phí đầu tư, sửa chữa, mua sắm, sơ tổng kết khen thưởng.
Tổ chức ban chỉ đạo kiểm tra rà soát khảo sát thực trạng theo bảng kiểm ngay từ đầu năm học để đầu tư kịp thời.
Triển khai các Thông tư, văn bản, kế hoạch của các cấp tới toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường cùng nắm được trên cơ sở đó thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
* Đối với giáo viên, nhân viên.
Tôi yêu cầu 100% cán bộ giáo viên nhân viên phải nhận thức đúng đắn về việc “Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non”;
Cán bộ giáo viên nhân viên phải trách nhiệm kiểm tra rà soát mọi điều kiện phương tiện phục vụ cô và trẻ phải thật sự an toàn: Điện, nước, đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm đã được qui định không được sử dụng.
Cán bộ giáo viên nhân viên phải có trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ khi trẻ ở trường. Đặc biệt là hoạt động quan sát ngoài trời và trong giờ ăn, ngủ, giáo viên phải phân công nhau rõ trách nhiệm của từng đồng chí trong lớp để chăm sóc trẻ tuyệt đối không để trẻ một mình trong bất kỳ hoạt động nào.
100% các lớp phải xây dựng góc tuyên truyền với từng nội dung thích hợp, đồng thời gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về những thông tin cần thiết đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Giáo viên tự đánh giá việc tổ chức thực hiện của lớp mình theo hàng tháng, quí, học kỳ, năm để thành viên ban chỉ đạo tổ đó khảo sát đánh giá lại báo cáo cho đồng chí trưởng ban chỉ đạo tổng hợp.
Tuyệt đối không để trẻ xảy ra tai nạn thương tích trong lớp, trường mầm non nếu đồng chí nào để xảy ra tuỳ theo mức độ chịu hình thức kỷ luật, hạ thi đua tháng, năm.
Tôi thường xuyên phối hợp với nhân viên y tế tổ chức chuyên đề, tập huấn, hội thi vv... để nâng cao kiến thức về công tác nuôi dưỡng cho trẻ
Cùng với ban giám hiệu phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên trong tổ nuôi để thực hiện quy trình giao nhận, chế biến thực phẩm sống, nấu, chia thức ăn vv.. nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc giao nhận thực phẩm của các nhà cung ứng.
Kiểm tra việc lưu nghiệm thức ăn hàng ngày theo quy trình, giám sát, tham mưu kịp thời việc ký hợp đồng thực phẩm theo đúng yêu cầu của ngành học.
Nhân viên được khám sức khỏe định kỳ sáu tháng 1 lần.
Thực hiện tốt việc sử dụng điện, nước, ga đun theo qui định chức năng của từng đồng chí đã được đảm nhiệm. Tuyệt đối không để xảy ra cháy nổ, ngộ độc, bỏng, điện giật vv.. trong giờ lao động. Nhân viên phải xây dựng được nề nếp thói quen cẩn thận kiểm tra rà soát mọi điều kiện phương tiện trước và sau giờ thực hiện công việc của mình, nếu xảy ra ngày trực của ai người đó hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tuyệt đối không để học sinh theo cô xuống nơi nhà bếp. Nếu xảy ra tai nạn thì giáo viên, nhân viên đó hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định hiện hành.
* Đối với phụ huynh:
Tuyên truyền và yêu cầu phụ huynh chấp hành nghiêm chỉnh nội quy và bản cam kết thỏa thuận với giáo viên và phụ huynh mà ban giám hiệu nhà trường qui định.
Phối hợp với giáo viên thường xuyên trao đổi mọi thông tin cần thiết về nội dung giáo dục chăm sóc khi con ở trường qua giờ đón, trả trẻ để phòng, chống tuyệt đối dịch bệnh, tai nạn thương tích trong trường mầm non.
Huy động phụ huynh, các ban ngành đoàn thể địa phương, các mạnh thường quân là chủ các doanh nghiệp trên địa bàn cùng chung tay góp sức với nhà trường để tạo cảnh quan môi trường, điều kiện trang thiết bị phù hợp cho các cháu được an toàn học tập vui chơi tốt. Báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn thương tích để có biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại nhà trường.
* Đối với địa phương:
Ban giám hiệu nhà trường thống nhất với địa phương về công tác tuyên truyền đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, điều kiện thiết yếu về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non trên nhiều kênh thông tin đại chúng, tới toàn thể các tổ chức xã hội và nhân dân trong phường
* Chế độ thông tin báo cáo:
- Đối với khối chuyên môn đưa nội dung xây dựng trường học an toàn vào kế hoạch tháng, báo cáo số trẻ bị tai nạn xảy ra trong tháng ở trường ở nhà để thành viên ban chỉ đạo báo cáo vào ngày 28 hàng tháng với phó ban chỉ đạo.
- Phó ban chỉ đạo: Sơ kết, tổng kết kết quả báo cáo với Hiệu trưởng – trưởng ban chỉ đạo vào ngày 30 hàng tháng để làm báo cáo công tác tháng gửi về phòng GD&ĐT Quận
Trên cơ sở xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chung được cụ thể hoá theo từng tháng như sau:
THỜI GIAN |
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG |
NGƯỜI THỰC HIỆN |
Tháng 8
|
- Nghiên cứu kỹ văn bản các cấp
- Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường mầm non. |
BGH - Nhân viên y tế |
Tháng 9 |
- Họp ban chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện, các thành viên ban chỉ đạo thống nhất kế hoạch, triển khai thực hiện, họp phụ huynh tuyên truyền.
- Họp tổ chuyên môn thông qua kế hoạch, nhận tài liệu.
- Khảo xát theo bảng kiểm với lớp để tổng hợp
- Thực hiện cân đo tính biểu đồ tăng trưởng cho trẻ.
- Xây dựng phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra tai nạn thương tích cho CB – GV – CNV |
BGH-Nhân viên y tế
GV- NV.
|
Tháng 10 |
- Xây dựng kế hoạch kinh phí đầu tư mua sắm, sửa chữa bổ xung
- Giáo viên nghiêm túc tổ chức thực hiện tập huấn về tai nạn thương tích.
- Trưởng ban chỉ đạo tổng hợp những ưu điểm, tồn tại đưa ra cùng bàn phát huy, khắc phục.
- Tổ chức khám sức khoẻ lần 1 cho trẻ |
Trưởng ban
y tế
Giáo viên |
Tháng 11 |
- Viết bài tin về bài tuyên truyền trên loa đài phát thanh xã về nội dung nhưng nguy cơ gây ra tai nạn cho trẻ em trong trường mầm non.
- Xây dựng góc tuyên truyền để phụ huynh dễ tiếp cận trao đổi thông tin
- Kiểm tra toàn bộ đồ dùng trang thiết bị toàn trường. |
Trưởng, Phó ban
Giáo viên |
Tháng
12 |
- Các tổ chuyên môn, viết báo cáo sơ kết việc tổ chức thực hiện kế hoạch, đánh giá ưu điểm, và những tồn tại trong công tác “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non”
- Giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, cùng ban chỉ đạo bình xét thi đua.
- Cân đo theo dõi sức khoẻ cho trẻ lần 2 |
Trưởng ban + GV +NV+PH
- BGH + GV |
Tháng 01 |
- Triển khai họp ban chỉ đạo
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch học kỳ II, tìm ra biện pháp trọng tâm, mũi nhọn thực hiện trong học kỳ I. |
Ban chỉ đạo |
Tháng 02 |
- Tổ chức tập huấn lần 2 cho giáo viên, nhân viên về phòng cháy nổ, điện giật
- Kiểm tra hệ thống thiết bị toàn trường |
Phó ban
Ytế + GV +NV |
Tháng
03 |
- Tổ chức cho giáo viên hội thảo theo hình thức tọa đàm, hái hoa dân chủ với chủ đề tìm hiểu kiến thức phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
- Tuyên truyền phòng, tránh dịch sốt phát ban, sởi...tới phụ huynh học sinh |
Ban chỉ đạo +GV + NV |
Tháng
4 |
- Kiểm tra VSAT thực phẩm.
- Kiểm tra rà soát theo bảng kiểm để đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm lớp, đánh giá giáo viên, nhân viên |
Ban chỉ đạo + GV + NV |
Tháng
5 |
- Đánh giá kết quả thi đua nhóm lớp theo bảng kiểm.
- Tổng kết “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường mầm non”
- Khen thưởng các nhóm, lớp, cá nhân có thành tích trong năm học
- Tập hợp số liệu báo cáo về PGD & ĐT Quận |
Ban chỉ đạo
+ GV + CNV
|
2.Biện pháp 2. Xây dựng các điều kiện thiết yếu.
Xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất là một việc rất quan trọng để phục vụ tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Bởi vậy mà tôi đã xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật và đề xuất với đồng chí hiệu trưởng để đầu tư cơ sở vật chất như sau
Để làm tốt công tác tuyên truyền trong nhà trường, tôi đã thiết kế và đề xuất với hiệu trưởng làm panô, áp phích, vẽ tranh về phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng góc tuyên truyền tại các lớp để phối kết hợp với phụ huynh trọng việc xây dựng trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích
Hình ảnh góc tuyên truyền của nhà trường
Thường xuyên kiểm tra cột chống các cây cao ở sân trường để có kế hoạch được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão và có rào chắn, hạn chế học sinh vấp ngã gây thương tích trong trường;
Kiểm tra tường rào bao bọc xung quanh trường, cổng trường bằng sắt nếu không an toàn phải sửa chữa lại, ban công và cầu thang có tay vịn phải chắc chắn
Hình ảnh hệ thống lan can, hành lang
Kiểm tra lại các thiết bị sử dụng điện, vị trí đặt công tắc đủ cao khỏi tầm tay với học sinh, đảm bảo quy định về an toàn về điện;
Có trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện khi sử dụng;
Học sinh được học, phổ biến luật giao thông, khi tham gia giao thông bằng xe máy phải đội mũ bão hiểm, đi bộ đi nề đường bên tay phải ..vv dưới nhiều hình thức;
Trước cổng trường quy định nơi phụ huynh đưa đón học sinh;
Hàng tháng kiểm tra và vệ sinh hệ thống cột lọc, nước uống cho học sinh ở 100% các lớp học đảm bảo vệ sinh về nguồn nước uống;
Bếp ăn luôn được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh an toàn, có mẫu lưu thức ăn hằng ngày theo quy định và quy trình chế biến thức ăn, theo nguyên tắc bếp ăn một chiều
Hình ảnh bếp ăn 1 chiều sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng
Sân chơi nơi học sinh tham gia vui chơi, và các hoạt động ngoài trời, hoạt động chung vv ... phải đảm bảo an toàn, tránh để xảy ra thương tích và tai nạn cho học sinh. Tuy nhiên diện tích sân bị bê tông hóa nhiều thêm vào đó với chiều của những thiết bị ngoài trời sẽ rất dễ xảy ra tai nạn thương tích khi trẻ chơi. Bởi vậy tôi đã mạnh dạn đê xuất với đồng chí hiệu trưởng đầu tư trải cỏ nhân tạo lót dưới toàn bộ hệ thống đồ chơi ngoài trời để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ khi chơi
Hình ảnh đồ chơi ngoài trời lót cỏ nhân tạo
Khi trường mới được xây dựng các trang thiết bị hiện đại tuy nhiên khi sử dụng lại vấp phải 1 số khó khăn như nền nhà trơn trẻ đi vào rất dễ trơn trượt. Do vậy mà tôi đã mạnh dạn lên kế hoạch đầu tư toàn bộ thảm gai trải nền để đảm bảo nhà vệ sinh luôn khô ráo và không bị trơn trượt khi học sinh sử dụng
Hình ảnh nhà vệ sinh với các trang thiết bị hiện đại
3.Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện.
Thành công của mỗi một kế hoạch thì quan trọng ở khâu chỉ đạo và thực hiện. Do vậy ban giám hiệu nhà trường đã họp và thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường. Hiệu trưởng làm trưởng ban, 2 phó hiệu trưởng trong trường làm phó ban các đồng chí cán bộ y tế, GV- CNV làm uỷ viên.
Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích tại nhà trường.
Quan tâm đến việc đầu tư các trang thiết bị phòng y tế của nhà trường để sẵn sàng xử trí kịp thời với những tai nạn thương tích không may xảy ra trong nhà trường.
Các thành viên trong ban chỉ đạo phải trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích, trường học an toàn trong từng nhóm lớp.
Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu, tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường.
Tuyên truyền đến cán bộ công chức và học sinh về ý thức và trách nhiệm thực hiện trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh bằng nhiều hình thức: Như xem băng hình hướng dẫn sơ cấp cứu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em chương trình do Bộ Ytế cung cấp, cách xử lý vv...tuyệt đối không để trẻ một mình trong tất cả các hoạt động trên lớp và hoạt động toàn trường.
Phối hợp cùng chính quyền địa phương, hội phụ huynh học sinh cùng có trách nhiệm tham gia một số hoạt động góp phần xây dựng trường học an toàn như; mỗi phụ huynh đóng góp một buổi lao động dọn, tỉa, chăm sóc cây vv..
Phối hợp với y tế Phường vận động CB - GV- NV, phụ huynh và học sinh tham gia tích cực tháng hành động vì trẻ em, Tháng an toàn giao thông vv...
Huy động các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích trong trường học;
Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt an toàn phòng, chống tai nạn thương tích;
Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp: do ngã hóc sặc, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, cháy nổ, ngộ độc thức ăn, vật sắt nhọn đâm cắt, xô đẩy nhau, ngã vv..
Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn thương tích ở trường học, có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn như không cho xe đi vào trường, đón trả trẻ đúng giờ theo đúng nội quy nhà trường đề ra.
Thiết lập hệ thống ghi chép theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích.
Tích hợp lồng ghép phòng, chống tai nạn thương tích vào trong các môn học ở các độ tuổi nhẹ nhàng phù hợp.
Phối hợp cùng chính quyền địa phương, hội phụ huynh học sinh cùng có trách nhiệm tham gia xây dựng trường học an toàn.
Xây dựng quy chế trường học an toàn.
Thiết lập hồ sơ ghi chép, theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện trường học an toàn, hồ sơ đề nghị công nhận trường học an toàn.
Có quy định về phát hiện và xử lí tai nạn, thương tích trong trường học như tai nạn giao thông, đánh nhau trong trường, điện giật, cháy nổ, ngộ độc thực phẩm.
Có hợp đồng mua bán thực phẩm đảm bảo chất lượng và có cam kết trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhà trường có đủ điều kiện về VSATTP để phục vụ cho học sinh bán trú, nhân viên cấp dưỡng được tập huấn để nâng cao kiến thức về VSATTP và khám sức khoẻ.
* Phân công cụ thể nhiệm vụ của các đồng chí trong ban chỉ đạo
- Đồng chí: Trưởng ban
Có nhiệm vụ triển khai toàn bộ các văn bản của các cấp tới toàn thể CB - GV- CNV trong trường.
Hàng tháng tổ chức họp triển khai một số nội dung trong tháng, đồng thời rút kinh nghiệm những việc đã làm được và chưa làm được đối với CB - GV - CNV.
Thường xuyên kiểm tra báo trước và không báo trước tại các nhóm lớp, tổ nuôi.
Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường tại các điểm trường và bếp ăn.
Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu tối thiểu của trẻ mầm non, đồng thời sửa chữa, thanh lý, loại bỏ đồ dùng đồ chơi trang thiết bị không đảm bảo chất lượng có thể gây mất an toàn.
* Đồng chí: Phó ban 1
Có nhiệm vụ tham mưu với đồng chí trưởng ban - thủ trưởng đơn vị đầu tư cơ sở vật chất tại các nhóm lớp.
Báo cáo với đồng chí trưởng ban về những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của mình được giao. Kịp thời biểu dương khen thưởng những đồng chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền, xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường, lớp của mình.
Tuyên truyền kết hợp với ban ngành, đoàn thể địa phương tích cực cùng nhà trường tu bổ, sửa chữa cơ sở vật chất nhỏ tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp, an toàn cho trẻ.
Giúp đồng chí trưởng ban giải quyết một số công việc khi đi vắng.
Viết bài tuyên truyền về phòng, tránh dịch bệnh và tai nạn thương tích cho trẻ tới phụ huynh học sinh qua phương tiện thông tin loa phát thanh, tờ rơi, vv.. qua các buổi họp phụ huynh và giờ đón, trả trẻ.
* Đồng chí: Phó ban 2
Chịu trách nhiệm cùng với giáo viên, nhân viên trong trường kiểm tra loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn cho trẻ
Cập nhật thông tin hàng ngày, phối hợp với giáo viên ở lớp xây dựng góc tuyên truyền, đôn đốc nhắc nhở GVNV thực hiện đảm bảo an toàn cho trẻ.
Báo cáo với cấp trên đúng quy định
* Đ/c Nhân viên y tế
Khám sơ cứu, điều trị cho toàn thể học sinh, CB, GV, CNV khi có biểu hiện bất thường của một số bệnh đơn giản thường gặp.
Trực tiếp tổ chức hướng dẫn GV, NV, phụ huynh về một số kiến thức, kỹ năng phòng chống dịch bệnh, đuối nước, bỏng, hóc, điện giật, ngộ độc thức ăn vv.. Đồng thời cùng với BGH, giáo viên các lớp, kiểm tra rà soát đồ dùng đồ chơi, một số trang thiết bị trên lớp,kiểm tra thường xuyên việc giao nhận thực phẩm và quy trình vệ sinh tại bếp ăn.
Thực hiện và triển khai đầy đủ các văn bản có liên quan đến công tác y tế trong trường học tới toàn trường.
Theo dõi sức khoẻ của trẻ trong toàn trường, cập nhật tình hình sức khoẻ của trẻ hàng ngày thường xuyên, kịp thời.
* Các thành viên khác trong ban chỉ đạo
Nhắc nhở giáo viên nhân viên chú ý thường xuyên kiểm tra loại bỏ các nguy cơ gây tai nạ thương tích cho trẻ
4. Biện pháp 4: Phân công, theo dõi, kiểm tra.
Để đảm bảo xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tại nạn thương tích đạt hiệu qủa cao thì công tác kiểm tra rất quan trọng qua kiểm tra ban giám hiệu nắm bắt kịp thời được những ưu điểm, những công việc đã hoàn thành bên cạnh đó chỉ vấn đề tồn tại để tìm cách khắc phục
Đối với nhân viên y tế học đường phụ trách sơ cấp cứu khi có trường hợp không may xảy ra trong khi học tập, vui chơi, lao động vv...
Bảo vệ trường không để học sinh ra khỏi cổng trường trong giờ học phòng tránh tai nạn giao thông xảy ra.
Ban chỉ đạo hàng tháng kiểm tra trực tiếp việc thực hiện hoạt động kế hoạch một ngày của các lớp và qua buổi sinh hoạt hội đồng sư phạm toàn trường hàng tháng, nghe ý kiến trao đổi của bảo vệ, giáo viên chủ nhiệm lớp về cơ sở vật chất, trang thiết bị của từng lớp và nhà trường, kịp thời xử lý để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc sơ cứu đầy đủ thuốc cần thiết để cấp cứu khi xảy ra tai nạn hoặc bị chấn thương;
Hàng ngày ban giám hiệu phân công luân phiên nhau kiểm tra VSATTP tại bếp ăn Bán trú về tiêu chuẩn, định lượng vv.. theo quy định của ngành.
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời sau việc làm. Tuyên dương khen thưởng đồng thời xử lý kịp thời những đồng chí vi phạm những nội quy, quy chế, quy định của nhà trường đề ra một cách công khai
.
5. Biện pháp 5: Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh
Một trong những yếu tố quan trọng để công tác giáo dục trong nhà trường nói chung và công tác xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích nói riêng đạt được hiệu quả cao đó là sự phối kế hợp của các bậc phụ huynh
Trẻ em là lớp người kế tục sự nghiệp của đất nước, là tương lai của dân tộc. Bởi vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ phải được quan tâm đặc biệt. Sự phối kết hợp giữa nhà trường, với các ban ngành đoàn thể trong xã hội trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ là vô cùng cần thiết.
Hướng dẫn và phổ biến cho phụ huynh những kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ, những biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Bằng các phương tiện như phát thanh qua loa đài, sử dụng tranh ảnh, tuyên truyền. Hay bằng các hình thức tuyên truyền qua họp phụ huynh học sinh, trao đổi trực tiếp giữa giáo viên và phụ huynh vào giờ đón trả trẻ.
Phối hợp với Y tế địa phương để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ như sau:
+ Tiêm phòng, uống thuốc phòng dịch cho trẻ, uống vitamin A.
+ Phun thuốc diệt muỗi, gián, chuột tránh bệnh tật lây lan sang trẻ.
+ Kiểm tra sức khoẻ cho trẻ 2 lần/năm để phát hiện bệnh cho trẻ để kịp thời chữa trị cho trẻ.
+ Đảm bảo chế độ chăm sóc riêng đối với những trẻ suy dinh dưỡng, những trẻ không tăng cân – giảm cân, thông báo và kết hợp cùng phụ huynh cho trẻ ăn thêm sữa, hoa quả … vào các buổi chiều thứ 3, thứ 5 hàng tuần.
Phối hợp vớp Phòng giáo dục và phòng vệ sinh dịch tễ của Phường, địa phương để kiểm tra công tác vệ sinh an toàn cho trẻ.
Ngoài ra chúng tôi còn phối hợp với các tổ chức khác như hội phụ nữ, hội khuyến học, ban dân vận của địa phương để làm tốt công tác tuyên truyền về dinh dưỡng, về công tác dân số – kế hoạch hoá gia đình nhằm giúp các cha mẹ trẻ có điều kiện chăm sóc con tốt hơn. Yêu cầu phụ huynh học sinh nghiên cứu và ký cam kết thoả thuận với nội dung như sau.
BẢN CAM KẾT – THOẢ THUẬN
NHÀ TRƯỜNG – GIÁO VIÊN VỚI PHỤ HUYNH
NĂM HỌC: 2015 - 2016
- Thực hiện thông tư số13 /2010/TT – BGD & ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo về Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích;
- Căn cứ kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 1/9/2015 của UBND TP Hà Nội v/v triển khai công tác Y tế học đường năm học 2015 – 2016 trên địa bàn TP Hà Nội;
- Căn cứ kế hoạch số 9557/SGD&ĐT-HSSv ngày 20/9/2015 v/v hướng dẫn công tác học sinh, sinh viên, ngoại khóa, Y tế trường học và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực năm học 2015 - 2016
- Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 và tình hình thực tế của nhà trường
Nội dung như sau:
I. TRÁCH NHIỆM CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG :
1. Ban giám hiệu có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, thanh lý, đầu tư cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non (đảm bảo tránh xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ).
2. Có tủ thuốc, có một số loại thuốc thông thường, đồ dùng sơ cứu ban đầu có sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ và cập nhật tình trạng sức khoẻ của trẻ hàng ngày.
3. 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên được học tập lý thuyết, thực hành về nội quy, quy chế, cách phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ngay từ đầu năm học.
4. Có hướng chỉ đạo sát thực và động viên khen thưởng những đồng chí thực hiện tốt, kỷ luật thoả đáng với giáo viên không thực hiện đúng, không hoàn thành nhiệm vụ.
5. Nghiêm túc thực hiện tốt các tiêu trí thi đua công bằng, công khai dân chủ.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN.
1. Ký bản cam kết với Ban giám hiệu nhà trường về việc quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
2. Đến trường đúng giờ, thực hiện đúng thời gian biểu.
3. Có trách nhiệm bao quát, bảo quản lớp thật nghiêm túc. Nếu có việc đột xuất phải thông báo với Ban giám hiệu nhà trường bàn giao lại cho cô tiếp nhận chịu trách nhiệm, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra đối với trẻ.
4. Mọi đồ dùng, đồ chơi có tính không an toàn hoặc hư hỏng thì có trách nhiệm loại bỏ, báo cáo bằng văn bản với Ban giám hiệu nhà trường để cùng khắc phục kịp thời.
5. Đồ dùng, đồ chơi để đúng nơi quy định, khoa học, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
6. Khi nhận, trả trẻ phải giao trực tiếp cho phụ huynh hoặc người thân được uỷ quyền. Đồng thời thông báo những thông tin cần thiết để đưa chất lượng nhà trường ngày một tốt hơn.
7. Giáo viên phải hoàn thành mọi thủ tục hồ sơ của trẻ trước khi mới nhập học.
Đơn xin nhập học – Giấy khai sinh (bản sao) – Biểu đồ tăng trưởng – Bản cam kết thoả thuận “
Nhà trường – Giáo viên – Phụ huynh”. Mỗi trẻ một túi hồ sơ.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA PHỤ HUYNH :
1. Nộp đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định của nhà trường đề ra.
2. Thông báo tình hình sức khoẻ của trẻ, có tiền sử sức khoẻ bệnh tật của con mình trước khi nhập học.
3. Chuẩn bị đủ tư trang phục vụ trẻ.
4. Thực hiện đúng thời gian quy định. Khi cho con nghỉ học phải thông báo lý do với giáo viên chủ nhiệm.
5. Tuyệt đối khi đưa trẻ đến trường không cho trẻ mang đồ dùng đồ chơi sắc nhọn như: Dao, kéo, bi … để đảm bảo an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích và vệ sinh văn minh cho trẻ.
IV. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu giáo viên, phụ huynh có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi, chăm sóc giáo dục, vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp với nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Trong khi thực hiện bản cam kết thoả thuận giữa Ban giám hiệu – Giáo viên – Phụ huynh cùng bàn bạc đi đến thống nhất. Nếu có gì vướng mắc không giải quyết được phải báo cáo với lãnh đạo nhà trường giúp đỡ giải quyết kịp thời.
* Lưu:
- Nhµ trêng: 01 b¶n
-Gi¸o viªn: 01 b¶n
- Phô huynh: 01 b¶n |
PHỤ HUYNH
( Ký ) |
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
( Ký ) |
BGH NHÀ TRƯỜNG
( Ký ) |
KẾT QUẢ
* Giáo viên:
- Giáo viên nhận thức rõ trách nhiệm vai trò của mình.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, cố gắng phấn đấu để đạt được những chỉ tiêu thi đua trong tháng.
- Gương mẫu trong mọi công việc được phụ huynh tín nhiệm ủng hộ góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao.
* Phụ huynh:
- Nhận thức được tầm quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi, sức khoẻ của con em mình đã được thể hiện rõ.
+ Đưa đón con đến lớp đúng giờ.
+ Chuẩn bị đầy đủ điều kiện phục vụ trẻ theo yêu cầu.
+ Không mang quà bánh đồ dùng đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ.
* Đối với nhà trường:
- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức giúp phụ huynh, các đoàn thể ủng hộ về mọi mặt.
- Kiên quyết thực hiện tốt những yêu cầu về nội quy đã đề ra.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN
Với việc áp dụng một số biện pháp trên nên số trẻ bị tai nạn thương tích trong nhà trường và gia đình giảm đi rất nhiều cụ thể như sau:
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn tính mạng. Không có tai nạn thương tích nghiêm trọng xảy ra trong nhà trường.
- 100% CB - GV- NV và học sinh trong trường nắm vững kiến thức về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích một cách cụ thể có hiệu quả.
- Tổ chức học tốt, dạy tốt các chương trình chính khoá về giáo dục sức khoẻ cho trẻ, quản lý trẻ tốt trong các hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo an toàn, tránh các vật dụng sắc nhọn vv...theo đúng quy định của môn học.
- 100% các lớp đảm bảo đón trả trẻ đúng giờ, không để xảy tình trạng học sinh nô đùa tự do mà không có cô giáo.
- 100% học sinh không mang các vật sắc nhọn, nguy hiểm đến trường, lớp.
- Hệ thống điện nước có nắp đậy, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được chú trọng. Không có ngộ độc thực phẩm xảy ra trong năm học.
- 100% học sinh đến trường đều được khám sức khoẻ các chuyên khoa 2 l/năm, được chăm sóc sức khoẻ tại trường, được cân đo theo dõi sức khoẻ trên biểu đồ 3 tháng 1 lần để theo dõi sự phát triển của trẻ về cân nặng và chiều cao.
- 100% cán bộ, giáo viên công nhân viên được khám sức khoẻ theo đúng yêu cầu các chuyên khoa.
- 100% các lớp có góc tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ tới các bậc phụ huynh. Được phụ huynh học sinh tích cực ủng hộ về mọi mặt.
- Trường được UBND phường công nhận trường học an toàn: năm học 2015 - 2016
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Quản lý chỉ đạo, phối hợp, xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non là một quá trình liên tục, lâu dài và có kế hoạch cụ thể. Trong quá trình đó người làm công tác quản lý không những nắm chắc
các văn bản, những quy định, những nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu, mục đích, ý nghĩa, chỉ tiêu, công việc, những biện pháp quản lý mà còn phải biết vận dụng linh hoạt mềm dẻo và điều chỉnh hợp lý kịp thời góp phần thành công giảm thiểu tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường, gia đình và xã hội .
- Nhận định chung về việc vận dụng và khả năng phát triển của sáng kiến kinh nghiệm
Với các biện pháp trong sáng kiến được tôi triển khai áp dụng đã có hiệu quả trong nhà trường và có thể áp dụng được trong cấp học mang tính chất tham khảo và áp dụng phù hợp.
- Những bài học kinh nghiệm
Để có được kết quả trên, điều quan trọng của người làm công tác quản lý phải làm cho tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhận thức rõ trách nhiệm, tầm quan trọng của việc phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường và phải biết tập hợp sức mạnh của tập thể. Xây dựng kế hoạch cụ thể sát hợp, chỉ đạo.
Người quản lý phải biết phát huy mọi khả năng, mọi nguồn lực, chủ động tích cực tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ trẻ kịp thời, đáp ứng nhu cầu hoạt động của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Phải biết tận dụng mọi khả năng, điều kiện để hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, đảm bảo VSAT thực phẩm và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
Thường xuyên rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo và thực hiện kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ để tìm ra biện pháp và hình thức tổ chức thực hiện hiệu quả nhất;
Ban giám hiệu, ban chỉ đạo phải nhìn nhận một cách khách quan, công bằng, khen, chê, thưởng phạt đúng mức và kịp thời.
Phải biết lắng nghe ý kiến tập thể, thu thập tin tức qua giáo viên và phụ huynh đồng thời cũng phải kiểm tra xác nhận tin tức.
Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh và các ban ngành đoàn thể, tạo niềm tin trong nhân dân địa phương xứng đáng là địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh.
Với trách nhiệm là một nhà quản lý phụ trách chung, tôi luôn tích cực động viên đội ngũ giáo viên, nhân viên thực hiện tốt công việc của mình góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường ngày một đi lên.
- Ý kiến đề xuất
Để công tác xây dựng trường học an toàn và phòng trống tai nạn thương tích trong các nhà trường đạt hiệu quả tốt thì rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo:
+ Các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư CSVC cho các nhà trường
+ Đầu tư mở các lớp tập huấn, các chuyên đề, tạo điều kiện cho đội ngũ có cơ hội học tập bồi dưỡng nâng cao hiểu biết các kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích và cách sử trí các tai nạn thường gặp…