Một Số Món Ăn Cho Bé 3 Tuổi Với Đầy Đủ Dưỡng Chất

Thứ sáu, 13/8/2021, 11:28
Lượt đọc: 446

Cháu lên 3 cháu đi mẫu giáo, cô thương cháu vì cháu không khóc nhè…Bạn có thấy bài hát này quen thuộc không? Đây là bài hát mà các cô giáo ở các trường mầm non thường hát cho trẻ nghe khi con đến tuổi đi học. Khi con được 3 tuổi, bé lại có những biến chuyển mới. Và thực đơn món ăn cho bé 3 tuổi cũng có sự thay đổi so với khi con 1 hoặc 2 tuổi. Chúng tôi sẽ đưa ra vài gợi ý cho các mẹ có sự chuẩn bị chu đáo nhất.

1. Chọn thực phẩm sao cho phù hợp với các món ăn cho bé 3 tuổi

Như ở những độ tuổi khác, món ăn cho bé 3 tuổi cũng cần đầy đủ các dưỡng chất từ vitamin đến chất đạm, béo, tinh bột, đường và cả khoáng chất.
Nếu các mẹ biết cách phối hợp các thực phẩm một cách khéo léo, thì các con không dễ lâm vào 1 trong 2 tình trạng phổ biến ở trẻ 3 tuổi – hoặc là biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, hoặc là thừa cân nặng đến mức béo phì. Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của con đã bắt đầu chấp nhận tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm dầu oliu, phô mai, các loại hoa quả và hạt,…

Chuẩn bị món ăn cho bé 3 tuổi sao cho con luôn đủ dinh dưỡng làm các mẹ đau đầu.

Chuẩn bị món ăn cho bé 3 tuổi sao cho con luôn đủ dinh dưỡng làm các mẹ đau đầu.

Và yếu tố cân bằng dinh dưỡng nên được các mẹ đặt lên hàng đầu khi chuẩn bị thực đơn cho con mỗi ngày. Sự cân bằng này bao hàm cả số lượng và chất lượng nên khá nhiều bậc phụ huynh lúng túng không biết lên món ăn cho bé 3 tuổi như thế nào thì phù hợp và đúng chuẩn.
Một số mẹ có kinh nghiệm nuôi con khỏe mạnh chia sẻ rằng, bé nên được chia nhỏ các bữa ăn ra thành 6 bữa – 3 bữa chính như người lớn chúng ta và 3 bữa phụ.

2. Gợi ý một số thực đơn mẫu chọn cho bé 3 tuổi

Mẫu thực đơn 1

● Bữa sáng: 1 cốc sữa nhỏ + 1 lát bánh mì kẹp phô mai
● Bữa phụ 1: 1 chén cháo gà
● Bữa trưa: cơm + món mặn (cá sốt cà chua, thịt viên sốt cà,…) + món xào (rau muống xào) + canh (bầu nấu thịt bằm, bí ngô nấu tôm,…)
● Bữa phụ 2: vài miếng đu đủ
● Bữa tối: có thể nấu từng 2 món trong nhóm để thay đổi hai bữa ăn cơm chính của bé
● Bữa phụ 3: 1 hũ sữa chua

Mẫu thực đơn 2

● Bữa sáng: 1 bát nhỏ phở bò + 1 quả chuối cau
● Bữa phụ 1: 1 cốc sinh tố hoa quả
● Bữa trưa: cơm + món mặn (trứng hấp với thịt, đậu hũ dồn thịt đem hấp,…) + món xào (susu xào với cà rốt, hoa thiên lí xào,…) + món canh (mướp đắng dồn thịt, cua rau đay,…)
● Bữa phụ 2: 1 cái bánh giò
● Bữa tối: có thể nấu từng 2 món trong nhóm để thay đổi hai bữa ăn cơm chính của bé
● Bữa phụ 3: 1 cốc sữa đậu nành

Các mẹ nên trang trí thêm trên các món ăn thành các nhân vật phim hoạt hình sẽ giúp con thích ăn hơn.

Các mẹ nên trang trí thêm trên các món ăn thành các nhân vật phim hoạt hình sẽ giúp con thích ăn hơn.

Mẫu thực đơn 3

● Bữa phụ 1: 1 bát cháo tôm thịt + vài miếng táo
● Bữa trưa: cơm + món mặn (thịt heo rim, gà rán với nước mắm,…) + món xào (bông cải xanh xào với cà rốt, mướp đắng xào trứng,…) + món canh (bông cải trắng nấu với cà chua, rau dền,…)
● Bữa phụ 2: ngô xào ngũ sắc
● Bữa tối: có thể nấu từng 2 món trong nhóm để thay đổi hai bữa ăn cơm chính của bé
● Bữa phụ 3: chè hạt sen

Mẫu thực đơn 4

● Bữa phụ 1: cháo hải sản đậu xanh + vài miếng bưởi
● Bữa trưa: cơm + món mặn (tôm rim, khoai tây và cà rốt nấu với sườn,…) + món xào (cải thìa xào tỏi, rau muống xào tỏi,…) + món canh (cải nấu cá, xà lách xoong thịt bằm,…)
● Bữa phụ 2: nui nấu sườn hoặc súp nui (nấu với cà rốt, khoai tây và susu)
● Bữa tối: có thể nấu từng 2 món trong nhóm để thay đổi hai bữa ăn cơm chính của bé
● Bữa phụ 3: 1 cốc trà lúa mạch

3. Phải làm gì khi con biếng ăn?

Dường như đây là câu hỏi muôn thuở của các mẹ khi thấy con không chịu ăn. Một trong những nỗi ám ảnh của các mẹ là con cứ lắc đầu nguầy nguậy không chịu ăn khi thấy giờ cơm đến rồi…! Bên cạnh tìm hiểu món ăn cho bé 3 tuổi, các mẹ cũng cần tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Chỉ cần các mẹ cố gắng tập thói quen ăn uống tích cực cho con, các bạn sẽ không phải lo con bị suy dinh dưỡng hay béo phì.

Chỉ cần các mẹ cố gắng tập thói quen ăn uống tích cực cho con, các bạn sẽ không phải lo con bị suy dinh dưỡng hay béo phì.

● Tập cho con có thói quen ăn uống đúng giờ giấc. Đến giờ ăn bữa nào thì phải ăn đúng cho bữa đó. Tuyệt đối không được ăn quà vặt vì như thế sẽ làm con không muốn ăn khi đến giờ ăn.
● Cho bé ăn thực phẩm mà con thích xen kẽ với thực phẩm con chưa thích. Số lượng thực phẩm con thích có thể nhiều hơn món mà con không thích.
● Tập cho bé tự xúc ăn, người lớn không làm việc này thay bé dù có thấy nóng ruột khi bé ăn chậm.
● Giúp con có thói quen đến giờ cơm là phải lên bàn ăn hoặc có ghế ngồi ăn như người lớn. Không nên cho trẻ vừa xem TV hoặc máy tính bảng vừa ăn. Vì như thế sẽ dễ làm hỏng mắt và dạ dày của bé phải làm việc vất vả, do dạ dày phải hoạt động hết công suất cho tiêu hóa và tập trung xem TV.
● Khi trẻ bị đau bụng, các mẹ không nên chủ quan nghĩ là nhẹ và không đưa con đi khám bác sĩ. Vì đau bụng có thể là dấu hiệu cho nhiều bệnh lí ẩn khác nhau.
● Không nên hứa với trẻ là sẽ cho con ăn kẹo bánh hoặc quà vặt khác khi con ăn hết trong bữa ăn. Nên nhớ, trẻ con không dễ quên những lời người lớn nói. Nếu bạn thực hiện cách này, thì bạn đang vô tình tạo ra hình ảnh nói dối đầy khuôn mẫu.

Chia sẻ bài viết:

Chủ quản:ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN

Địa chỉ:Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại:(043)8724033, Fax: 38724618

Email:ubnd_longbien@hanoi.gov.vn

 

TRƯỜNG MẦM NON VIỆT HƯNG

Địa chỉ:Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, TP. Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Hiệu Trưởng- Đặng Thị Thanh Xuân
Liên hệ: SĐT 024.62570003 Email: mnviethung@longbien.edu.vn

Tập đoàn công nghệ Quảng Ích