Đạm là một trong 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể. Với mỗi cơ quan khác nhau sẽ cần được cung cấp một lượng đạm (protein) khác nhau để duy trì.
Có rất nhiều các loại thực phẩm giàu đạm khác nhau mà chúng ta sử dụng hàng ngày cho trẻ, những thực phẩm giàu đạm có thể kể đến như: ức gà, sữa, thịt bò, trứng,… Dưới đây là danh sách 10 thực phẩm giàu đạm tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ mà Ăn dặm 3in1 đã tổng hợp, cùng với đó là các gợi ý món ăn hấp dẫn mà bố mẹ có thể chế biến cho bữa ăn dặm của trẻ.
Lợi ích của chất đạm đối với sự phát triển của trẻ nhỏ
-
Đạm được coi là chất nền cho sự sống của mỗi con người, đạm được cấu tạo từ các axit amin giúp vận chuyển các phân tử đi khắp cơ thể cùng với đó cung cấp năng lượng hoạt động cả ngày cho cơ thể.
-
Sửa chữa và sản sinh ra các tế bào mới
-
Bảo vệ cơ thể, tăng hệ miễn dịch, tránh xa vi rút và vi khuẩn
-
Thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai.
Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất đạm, cơ thể có nguy cơ đối mặt với các tình trạng như rụng tóc, mất cơ, cơ thể thiếu dinh dưỡng, còi cọc và chậm phát triển.
Danh sách 10 thực phẩm giàu đạm tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ
1. Trứng
Trứng là một trong những thực phẩm giàu đạm, có mặt hầu hết tại các gia đình Việt. Trung bình một quả trứng có chứa tới 6g protein và nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho sự phát triển của trẻ. Thông thường khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn có thể sử dụng trứng cho bé, tuy nhiên chỉ sử dụng lòng đỏ, lòng trắng trắng nên dùng cho bé trên 1 tuổi.
Một số món ăn bạn có thể nấu cho bé khi ăn dặm từ trứng như: cháo trứng, trứng trộn cơm. Đối với trẻ nhỏ bắt đầu tập ăn dặm chỉ nên ăn ½ lòng đỏ và tuần ăn 3 lần, đối với trẻ nhỏ từ 9 tháng thì có thể cho bé ăn 1 lòng trứng. Trẻ từ 1-2 tuổi có thể ăn từ 3-4 quả trứng mỗi tuần.
Có một số thông tin cho rằng ăn nhiều lòng đỏ trứng có thể làm tăng cholesterol – gây nguy hại tới sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được mối liên hệ giữa việc ăn nhiều trứng và bệnh tim.
2. Cá
Cá được biết tới là nguồn thực phẩm giàu đạm và giàu các axit béo omega -3. Chất đạm trong cá giúp cơ thể xây dựng và phát triển hệ cơ, trong khi đó axit béo omega – 3 có tác dụng kháng viêm, phát triển não bộ.
Việc bổ sung các loại cá vào thực đơn ăn dặm của trẻ giúp thay đổi món, tăng sự thèm ăn cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ ăn dặm các loại cá thường được sử dụng như: cá hồi, cá ngừ,… Đối với cá bạn có thể nấu cháo, áp chảo, làm ruốc rắc cơm, … và rất nhiều món ăn ngon khác không chỉ cho bé mà còn cho cả gia đình.
3. Thịt gà
Thực phẩm khá phổ biến, giàu vitamin B5 và protein, thông thường khoảng 100g thịt gà cung cấp cho cơ thể tới 30g protein.
Dù không phải thực phẩm nhiều protein nhất nhưng thịt gà là loại thịt dễ ăn, chế biến được thành nhiều món và cực kỳ dễ mua. Với thịt gà bạn có thể chế biến thành ức gà luộc/hấp/ áp chảo cho các bé tập ăn dặm BLW hoặc đã ăn thô tốt. Với các bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống thì dùng thịt gà nấu cháo, làm súp, ….
4. Thịt bò
Thịt bò cũng là một trong những thực phẩm giàu đạm, trong 100g thịt bò có chứa tới 36g chất đạm, ngoài ra thịt bò còn chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất khác như: vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, canxi, kali, kẽm,….
Với thịt bò bạn có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn cho bé như: cháo thịt bò+ kết hợp với các loại rau khác nhau, thịt bò xào măng tây, thịt bò hầm,….
5. Tôm
Tôm là một trong những thực phẩm giàu protein và cực kì dễ ăn, trong 100g có chứa tới 21g protein. Trong tôm còn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác như selen, omega -3,.. giúp phát triển não bộ cho trẻ nhỏ.
Bạn có thể cho trẻ bắt đầu khi trẻ được 8 tháng tuổi, bắt đầu bằng các món ăn đơn giản như cháo tôm, súp tôm, khi bé ăn thô tốt có thể làm các món tôm hấp, tôm sốt chua ngọt,… cho bữa ăn của trẻ thêm đa dạng, kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
6. Các loại đậu, hạt
Các loại đậu hạt cũng là một trong những thực phẩm giàu đạm, chất xơ tốt cho cơ thể trẻ có thể kể đến như: hạt điều, hạt óc chó, đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng,…
Ngoài ra, đa phần các loại đậu này đều giàu vitamin A, C, K,… đây là dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, duy trì cho trẻ đôi mắt sáng khỏe.
Bạn có thể dùng đậu nấu sữa hạt, làm bột, làm bánh,… và rất nhiều món ăn khác cho bé ăn dặm.
7. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa được biết tới là những thực phẩm giàu đạm, giàu canxi cao. Ngoài việc cung cấp hàm lượng lớn các khoáng chất, sữa còn bổ sung năng lượng và phục hồi các mô cơ thể.
Ngoài sữa tươi bạn có thể cho bé sử dụng sữa chua, phô mai, hoặc thêm vào các món ăn dặm hàng ngày để vừa tăng dinh dưỡng cho món ăn vừa kích thích sự ngon miệng ở trẻ.
8. Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong số ít những loại rau củ nhiều đạm, chất xơ, vitmain có ích cho cơ thể. Thông thường trong 100g bông cải xanh có tới 3,2 protein cao hơn rất nhiều so với các loại rau xanh khác.
Hơn nữa, bông cải xanh có vị ngọt mùi thơm đặc trưng nên được rất nhiều bạn nhỏ ưa thích, với bông cải xanh bạn có thể dùng để nấu cháo, luộc/hấp cho trẻ ăn trực tiếp.
9. Quả chuối
Quả chuối thường được biết tới là loại trái cây giàu kali, tuy nhiên đây còn là loại trái cây giàu protein, trong 100g chuối thường sẽ có tới 4g protein. Bạn có thể cho trẻ ăn chuối sau mỗi bữa ăn, làm bánh cho bữa phụ của bé hoặc kết hợp với sữa chua và trái cây khác cho bé ăn.
10. Khoai lang
Trong 100g khoai lang thường có tới 5,4g protein, cùng với đó là lượng chất xơ, vitamin A dồi dào nên thường được rất nhiều mẹ sử dụng để nấu các món bánh, món ăn dặm cho bé. Khoai lang bạn có thể đem hấp chín, tán nhuyễn trộn cùng bột làm bánh pancake, bánh rán hoặc nấu sữa khoai lang cho bé.
Những thực phẩm giàu đạm rất đa dạng và không phải loại nào cũng phù hợp cho bé ăn dặm, và tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Chọn lựa những thực phẩm giàu đạm đúng, ăn vừa đủ kết hợp với một lịch sinh hoạt phù hợp sẽ là chìa khóa giúp con bạn phát triển khỏe mạnh.