Trẻ không chịu ăn, lười ăn làm các bố mẹ lo lắng, nhất là hiện nay thời tiết nắng nóng, dịch bệnh COVID-19 phức tạp. Vậy làm thế nào giúp trẻ chịu ăn?
Những việc cha mẹ có thể làm để kích thích trẻ ăn
Ngoài những thực phẩm bắt mắt kích thích trẻ ăn, các món ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Chế biến đa dạng, phong phú các món ăn… giúp trẻ ngon miệng, chịu ăn. Thì cha mẹ khi cho bé ăn cần có sự tương tác tốt với bé.
Cha mẹ nên cho phép trẻ tự điều chỉnh việc ăn uống. Mỗi ngày trẻ được ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Trẻ có cơ hội tự quyết định ăn lúc nào và ăn bao nhiêu. Cha mẹ hãy tin tưởng trẻ có khả năng biết số năng lượng trẻ cần hằng ngày.
Trẻ lười ăn khiến cha mẹ lo lắng
Đừng bỏ cuộc khi trẻ từ chối, các nghiên cứu cho thấy có khi cần giới thiệu đến 15 lần để trẻ chấp nhận một thức ăn mới. Nên trộn ít thức ăn mới vào thức ăn quen thuộc để giúp trẻ chấp nhận.
Ngoài ra cha mẹ cần ăn thử, làm mẫu cho trẻ để trẻ bắt chước người lớn ăn. Nếu trẻ tin tưởng cha mẹ, thì trẻ cũng sẽ ăn thức ăn khi thấy cha mẹ dùng.
Đối với trẻ lớn hơn chút thì cho trẻ tham gia làm bếp trong những món ăn đơn giản điều này sẽ giúp trẻ thích với món ăn lạ mắt.
Duy trì cách ăn uống đúng giờ, tránh không cho trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn, không uống nước ngọt và quá nhiều sữa…
Thời điểm thích hợp để trẻ khám phá thức ăn
Đối với trẻ từ khi ăn dặm đến 1 tuổi là giai đoạn học cách cầm bát, cốc, thìa, …bé cần học khả năng tự ăn. Đây là một việc quan trọng để bé tập sống tự lập. Vì vậy, cha mẹ cần khuyến khích bé. Đối với trẻ từ 12-18 tháng tuổi cần cho tập uống bằng cốc. Tập dùng thìa tự ăn. Cha mẹ cần cho bé ăn chế độ ăn với chất liệu đa dạng động viên trẻ nhai và phát triển vận động miệng.
Cha mẹ cần kích thích trẻ ăn bằng cách giới thiệu thức ăn đa dạng, thức ăn mới, món mới
Cần cho bé ăn cơm chung với gia đình để khuyến khích việc ăn uống có không khí gia đình, làm gương cho bé học tập về cách ăn uống lành mạnh. Ngoài ra cho bé tự chọn món ăn, tham gia vào việc chuẩn bị thức ăn.
Không dùng biện pháp mạnh để ép buộc trẻ ăn, cần tạo bầu khí vui tươi, thoải mái trong giờ ăn để giúp trẻ lớn lên theo sự phát triển của não bộ.
Cần tạo bầu khí vui tươi, thoải mái trong giờ ăn