Chất đạm rất quan trọng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển, nâng cao hệ miễn dịch và phát triển của não bộ. Đó là lý do cho thấy việc hiểu biết những nguồn cung cấp đạm là rất quan trọng trong việc cải thiện thức ăn hàng ngày của trẻ. Dưới đây mecuti.vn gửi đến các mẹ cách bổ sung chất đạm đúng cách vào chế độ dinh dưỡng cho bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh nhất. Cùng xem nhé!
1. Những nguồn cung cấp chất đạm
Chất đạm hay protein là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bé vì nó cung cấp năng lượng, cho phép cơ thể phục hồi khỏi những chấn thương và thúc đẩy sự phát triển của các cơ bắp. Nguồn chất đạm dồi dào nhất chính là những loại thịt, cá nhưng loại dưỡng chất này cũng tồn tại trong rất nhiều thực phẩm khác.
Ngay cả khi bé không chịu đụng tay vào một miếng gà nướng hay xíu mại đang tỏa hương thơm nức thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Các loại đậu, hạt dẻ, hạt hướng dương… đều chứa protein, các sản phẩm từ sữa cũng vậy. Việc mẹ cần làm là đa dạng hóa bữa ăn của các bé với những loại thực phẩm thay thế cho thịt một khi bé đã từ chối món ăn này.
Các loại đậu, hạt giàu protein mà mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn của bé
2. Nhu cầu chất đạm ở trẻ nhỏ
Tình trạng bé ngao ngán thực phẩm có thể đến từ việc mẹ đã cho bé ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể. Nhu cầu chất đạm của bé từ 1 đến 3 tuổi vào khoảng 13g mỗi ngày. Ở tuổi từ 4 đến 8, bé cần 19g chất đạm mỗi ngày. Trong tuổi từ 10 đến 13, mức chất đạm cần cho hoạt động hàng ngày tăng lên 28g. Ở tuổi 15, một bé gái cần khoảng 46g trong khi bé trai cần khoảng 52g chất đạm mỗi ngày. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm rằng mình hoàn toàn cung cấp được cho trẻ có một chế độ ăn đầy đủ chất đạm.
3. Bổ sung chất đạm một cách hấp dẫn
Biến hóa thực đơn cho bé cũng là cách để mẹ nâng cao tay nghề nấu nướng, thêm niềm vui mỗi ngày, nên mẹ đừng ngại ngùng thử những cách dưới đây nhé.
- Bữa sáng với trứng và sữa: Món trứng và sữa có vẻ là thực đơn bữa sáng hấp dẫn đối với bé. Mẹ có thể tạo ra những quả trứng nhiều màu bằng cách cho thêm nước luộc rau củ và làm cho sữa càng quyến rũ hơn với hương vị sirô sôcôla hay dâu.
- Món sandwich sáng tạo: Món sandwich cũng được bé ưa thích hơn món cơm hay thịt hầm, nếu bạn làm cho bé những món đầy màu sắc với trứng, bắp, xúc xích, các loại rau và ớt, phô mai.
- Thử các loại đậu: Vị bùi của đậu có thể trở nên thơm ngon hơn khi chế biến thành món chè, súp hay bánh bột, kem, trà sữa… Bạn có rất nhiều lựa chọn, chỉ cần hào hứng bắt tay vào thực hiện thôi.
Ăn quá nhiều đạm không có lợi cho bé vì trong quá trình tiêu hóa, chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây độc. Nó làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến cơ thể bé mệt mỏi. Hậu quả là bé khó tiêu hóa, chán ăn, táo bón.
Các mẹ phải nhớ rằng năng lượng từ thực đơn hàng ngày phải đủ đạm để cung cấp cho sự tăng trưởng và mục tiêu chuyên biệt khác. Điều này có thể dễ dàng thực hiện nếu bạn lên kế hoạch chế độ ăn kỹ lưỡng. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng mecuti.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!