Chấc hẳn không ít các bà mẹ có con nhỏ cứ mỗi khi đến bữa ăn là phải dở đủ các chiêu trò để dỗ dành bé ăn, thậm chí bé cũng chỉ ăn được vài muỗng cháo hay vài thìa cơm. Mỗi đứa trẻ có một thói quen ăn uống khác nhau, nhưng những đứa trẻ biếng ăn thì có thể vì cơ thể bé không được tốt , hay hệ tiêu hóa của bé kém, hoặc do thức ăn không hợp khẩu vị,…
Ngoài ra cũng có thể bé bị thiếu hụt một số các vitamin và khoáng chất trong một thời gian dài ,dẫn đến việc khiến cho bé ăn không được ngon miệng. Lúc này mẹ có thể tìm hiểu lý do và bổ sung cho trẻ một số chất vitamin giúp trẻ ăn ngon miệng . Vậy mẹ đã biết tới những vitamin và khoáng chất để kích thích bé thèm ăn một cách tự nhiên chưa? Để tìm hiểu những vitamin đó, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn ở trẻ nhỏ là do đâu nhé !
Bổ sung vitamin giúp bé ăn ngon miệng
Mục lục
Bổ sung vitamin cho bé khi nào cần thiết ?
Nguyên nhân khiến trẻ ăn không thấy ngon miệng
Hậu quả của việc bé chán ăn kéo dài
Bổ sung một số chất vitamin giúp trẻ ăn ngon miệng
Vitamin B1
Kẽm
Vitamin B12
Vitamin D
Kết luận
Bổ sung vitamin cho bé khi nào cần thiết ?
Trên thực tế có rất nhiều trẻ không có chế độ ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng và . Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng, các bác sỹ khuyên các bậc cha mẹ nên bổ sung vitamin cho bé khi bé chán ăn. Nhưng đó là sau khi bé đã được khám, xét nghiệm kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân.
Mẹ cũng không nên lạm dụng vitamin dành cho bé . Hoặc bổ sung vitamin cho bé khi không được tư vấn ,hướng dẫn của bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng . Bé chán ăn có rất nhiều nguyên nhân nên nếu mẹ bổ sung vitamin cho bé trong khi bé không bị thiếu vitamin. Không những gây lãng phí mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nếu dư thừa vitamin.
Nguyên nhân khiến trẻ ăn không thấy ngon miệng
- Nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu đó là do chế độ ăn không hợp với bé , mẹ ít thay đổi thực đơn, hoặc là cách chế biến thức ăn không hợp với bé.
- Yếu tố tâm lý cũng giữ vai trò rất quan trọng dẫn đến tình trạng này. Có thể thời gian dài trước đó bé đã bioj ép ăn bằng mọi cách nên khiến bé sợ hãi khi đến bữa ăn.
- Nếu mẹ đã cho bé ăn đúng cách, mà bé cũng không bị vấn đề gì về tâm lý ,thì mẹ nên đưa bé đi khám để khắc phục tình trạng kịp thời
Nguyên nhân khiến bé ăn không thấy ngon miệng
- Nếu bé còn trong thời kỳ mọc răng , có thể bé bị đau lợi nên dẫn đến ốm sốt và lười ăn hoặc ăn không ngon miệng
- Bé bị tiêu hóa chậm hay rối loạn tiêu hóa, rối loạn đường ruột, khiến bé ăn vào sẽ bị nôn, chớ… hay bé bị thiếu vitamin.
- Cũng có thể mẹ cho bé ăn vặt quá nhiều trước bữa ăn khiến bé no bụng và khi vào bữa ăn bé sẽ cảm thấy không ngon miệng và ăn ít hơn.Hậu quả của việc bé chán ăn kéo dài
Hậu quả của việc bé chán ăn kéo dài
- Bé dễ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, dẫn đến việc chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, gây còi xương và suy dinh dưỡng.
- Bé bị suy giảm hệ miễn dịch, khả năng nguy cơ viêm nhiễm cao như viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa ,…
- Bé có khả năng bị rối loạn nhận thức và cảm xúc, không những ảnh hưởng đến khả năng nhận thức trước mắt mà còn có thể kéo dài đến những năm sau.
Hậu quả của việc bé chán ăn kéo dài
Bổ sung một số chất vitamin giúp trẻ ăn ngon miệng
Vitamin B1
Vitamin B1 là loại vitamin có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi đường và cacbohydrate thành năng lượng cho cơ thể . Hơn nữa còn tốt cho hệ tim mạch và hệ thần kinh. Một số biểu hiện khi bé thiếu vitamin B1đó là:chán ăn, mệt mỏi, khó ngủ, ngại vận động…
Lượng vitamin B1 bổ sung cho bé cũng cần phù hợp với độ tuổi và đúng số lượng theo chỉ định của các chuyên gia thì :
– Trẻ từ 1- 3 tuổi bổ sung 0,5mg/ ngày
– Trẻ từ 4-8 tuổi bổ sung 0,6mg/ ngày
Chất vitamin B1
Các thực phẩm giàu chất vitamin B1 mẹ có thể bổ sung hằng ngày cho bé như : gạo, bột gạo, măng tây, nấm, thịt đỏ,..
Kẽm
Kẽm là một thành phần của hơn 300 enzym sẽ tham gia hoạt động như tăng hấp thụ, tổng hợp chất đạm, làm tăng cảm giác ngon miệng cho cơ thể .Khi thiếu hụt kẽm, các tế bào trong niêm mạc miệng Hypoplasia làm giảm cảm nhận về hương vị thức ăn , làm bé không có cảm giác ngon miệng khi ăn . Bé bị thiếu kẽm là do ăn uống không đầy đủ các chất dinh dưỡng, hay do khẩu phần ăn không phong phú hoặc khi mẹ chế biến lượng kẽm trong thức ăn đã bị mất đi.
Thực phẩm giàu chất kẽm
Nhu cầu kẽm cho bé tùy thuộc vào mỗi độ tuổi , vì vậy theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giời (WHO).
– Trẻ dưới 3 tháng chỉ cần khoảng 3mg /ngày
– Trẻ từ 5 – 12 tháng cần 5 – 8 mg/ ngày,
– Trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày.
Các mẹ cũng có thể bổ sung kẽm cho con qua bữa ăn hàng ngày như: lươn,giá đõ, tôm,hàu, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, …và các loại hạt có dầu như hạnh nhân, hạt điều,… Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung cho bé các loại trái cây như cam ,chanh, quýt để bé có thể hấp thu kẽm tốt hơn.
Vitamin B12
Bé được bổ sung vitamin B12 đầy đủ sẽ có cảm giác ngon miệng hơn so với một đứa trẻ bị thiếu hụt Vitamin B12 . Nghĩa là Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích vị giác của bé. Nó hỗ trợ cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng hoạt động,chuyển hóa chất béo, protein cũng như duy trì sức khỏe của gan, tóc, da cho bé. Biểu hiện khi bé bị thiếu Vitamin B12 : người mệt mỏi, sắc mặt và nước da béxanh xao, không có cảm giác thèm ăn ,ăn không ngon miệng.
Thực phẩm giàu chất Vitamin B12
Theo trung tâm y tế định mức Vitamin B12 của trẻ như sau :
– Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi là 0,9mg/ngày
– Trẻ em 4-8 tuổi là 1,2mg/ngày.
Mẹ cũng có thể cho con uống bổ sung Vitamin B12 theo hướng dẫn của bác sĩ hay có thể sử dụng nguồn Vitamin B12 từ tự nhiên có trong: Súp lơ, trứng, sữa, thịt bò, cá và thịt lợn,…
Vitamin D
Là một loại vitamin đóng vai trò hỗ trợ việc hấp thu kẽm, và các vitamin ,khoáng chất khác, như canxi, sắt, phốt pho và Vitamin A. Trẻ thiếu Vitamin D, trẻ sẽ bị còi xương hoặc loãng xương rất nguy hiểm. Cơ thể bé sẽ không hấp thu đủ kẽm dẫn đến tình trạng mất cảm giác ngon miệng . Tthiếu Vitamin D cũng khiến cơ thể bé mệt mỏi và chán hoạt động, ăn uống.
Thực phẩm giàu chất vitamin D
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, Vitamin D có ít trong các thực phẩm từ tự nhiên. Vì vậy mẹ cho con bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng thường xuyên hàng ngày vào buổi sáng , và lựa chọn các loại thực phẩm để cơ thể dễ dàng hấp thụ vitamin D. Hay mẹ có thể bổ sung cho trẻ theo lượng như sau :
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi là 400 IU/ngày
– Trẻ từ 6- 12 tháng là 400 IU/ ngày
– Trẻ từ 1- 3 tuổi là 600 IU/ ngày
Những thực phẩm giàu vitamin D như: sữa, hải sản,yến mạch, dầu thực vật , nước cam , ..
Kết luận
Qua bài viết trên nếu mẹ bổ sung vtamin cho bé, hãy chú ý tới các loại vitamin và khoáng chất trên nhé. Ngoài ra,mẹ cũng nên cho bé ăn sữa chua (100ml/ hộp) mỗi ngày. Hay bổ sung thêm men vi sinh tăng khả năng tiêu hóa phòng chống chứng biếng ăn và ngăn ngừa mắc các bệnh: viêm nhiễm, tiêu chảy, táo bón… cho bé. Mẹ cũng nên tích cực đổi món thực đơn các bữa ăn thì chắn chắn trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn. Chúc các bé luôn ăn ngoan và ngon miệng !