Hiện nay hiện tượng béo phì ở trẻ em Việt Nam, nhất là ở các đô thị phát triển đang ở mức đáng báo động (50%). Ngay cả các nhà khoa học cũng cảm thấy bối rối với việc này, và dường như xu hướng trẻ béo phì càng ngày càng tăng.
Tỉ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng tăng
Là ba mẹ chúng ta phải làm thế nào để ngăn ngừa béo phì ở trẻ? Ba mẹ hãy đọc thông tin của bài viết trong mục Phương pháp dạy con của chúng tôi dưới đây để tìm câu trả lời.
BÉO PHÌ ĐƯỢC COI LÀ MỘT VẤN ĐỀ CỦA SỨC KHỎE
Trẻ em béo phì sẽ không có nhiều thuận lợi về mặt xã hội, có thể bị trêu chọc nhiều hơn, có khả năng cao bị cô lập, trầm cảm và gây nên mất tự tin ở trẻ. Những ảnh hưởng này có thể kéo dài đến trưởng thành.
Trẻ béo phì cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, các vấn đề về xương, khớp, tiểu đường loại 2 … Bệnh tiểu đường loại 2 đang ngày càng được phát hiện nhiều ở trẻ em, bệnh này là tiền đề khởi phát của bệnh tim và suy thận.
Trẻ béo phì có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao và mỡ máu so với các bạn cân nặng bình thường. Trong một mẫu nghiên cứu một nhóm trẻ từ 5-17 tuổi của Hoa Kỳ, gần 60% trẻ thừa cân có ít nhất một yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trẻ em béo phì có nhiều khả năng bị béo phì khi trưởng thành. Việc này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, thể chất và tinh thần suốt đời.
Cân bằng lượng calo giữa nạp vào và tiêu hao của trẻ để tránh béo phì
LỜI KHUYÊN CHO BA MẸ GIÚP NGĂN NGỪA TÌNH TRẠNG BÉO PHÌ Ở TRẺ
Để giúp trẻ duy trì cân nặng khỏe mạnh, hãy cân bằng lượng calo con bạn tiêu thụ từ thực phẩm và đồ uống với lượng calo con bạn sử dụng vào các hoạt động thể chất và các nhu cầu tăng trưởng theo lứa tuổi.
Mục tiêu của trẻ thừa cân là giảm tốc độ tăng cân, trong khi vẫn cho phép tăng trưởng và phát triển bình thường, tuyệt đối không cho trẻ ăn kiêng giảm cân mà không có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.
* CÁCH CÂN BẰNG LƯỢNG CALO CHO TRẺ
Giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh với các thực phẩm cung cấp đủ dinh dưỡng và một lượng calo thích hợp. Nhiệm vụ của ba mẹ là dạy trẻ nhận thức những gì chúng ăn có lành mạnh hay không, đồ ăn nào tốt cho sức khỏe, đồ ăn nào không ngay từ khi còn nhỏ. Xây dựng thói quen ăn thực phẩm xanh nhiều hơn cho trẻ ngay từ khi bắt đầu ăn dặm.
Khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ bằng cách cung cấp thường xuyên các loại rau và trái cây, các thực phẩm từ ngũ cốc cho trẻ trong mỗi bữa ăn gia đình. Lựa chọn các loại đồ ăn ít béo hoặc không béo cho các sản phẩm chế phẩm từ sữa, chọn thịt nạc, thịt gia cầm, khuyến khích trẻ uống nhiều nước, hạn chế đồ uống có đường.
Lên lịch tập luyện thể chất ít nhất 60’ mỗi ngày cho trẻ
* LÊN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT 60’ MỖI NGÀY
Cuộc sống bận rộn, nhưng 60’ chơi các hoạt động thể chất hoặc tập thể dục cùng con chắc chắn các ba mẹ có thể sắp xếp được, và không nên lãng quên việc này, hãy cố gắng thực hiện hàng ngày để tạo thành thói quen cho trẻ.
Hoạt động thể chất đóng góp đến 50% giảm nguy cơ béo phì cho trẻ nhỏ, cân bằng lại lượng calo và giúp phát triển cơ bắp cho trẻ trong giai đoạn trẻ đang phát triển, việc hoạt động thể chất mỗi ngày là một việc chỉ có lợi chứ không hề có bất cứ tác hại nào đối với cả ba mẹ và trẻ.
Mỗi thay đổi nhỏ mỗi ngày có thể dẫn đến những thành công lớn cho cuộc sống, mọi thói quen sinh hoạt như hoạt động thể chất, thói quen ăn uống sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều trong việc kiểm soát cân nặng, tránh béo phì, hạn chế tối đa các nguy cơ phát triển các bệnh nguy hiểm.
Chúc các ba mẹ nuôi con khỏe mạnh và thông minh!