Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà có cách tăng chiều cao cho trẻ đòi hỏi những nhu cầu khác nhau. Trong đó, yếu tố dinh dinh dưỡng, trạng thái tâm lý và khả năng vận động là những yếu tố cần thiết đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Tùy theo từng giai đoạn phát triển cho đến khi trẻ tới tuổi dậy thì, cha mẹ cần phải có một chế độ dinh dưỡng thích hợp để trẻ nhanh chóng cao lớn và khỏe mạnh. Đặc biệt, từ giai đoạn 3 tuổi trở đi, khoảng cách chiều cao của trẻ có sự chênh lệch dần đến khi trưởng thành nên cha mẹ cần phải nắm rõ các kiến thức cần thiết để cải thiện chiều cao cho trẻ.
Bài viết dưới đây của gonhub.com sẽ giúp cha mẹ có cách tăng chiều cao cho trẻ nhanh chóng theo từng giai đoạn phát triển.
Mục lục
1. Giai đoạn từ 0 tới 1 tuổi
- Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc từ 14 -> 17 giờ/ ngày
- Cho trẻ bú sữa mẹ trong 06 tháng đầu
- Thường xuyên mát-xa, xoa bóp cho trẻ hằng ngày
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn ăn dặm
Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
- 3 bữa phụ: Trái cây, chế phẩm từ sữa như yaourt, phomai, bánh quy…
- 3 bữa ăn chính: Cháo, bột hoặc cơm nhão với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, tổng tăng dần từ khoảng 60-90gr gạo tẻ trắng, 60-90gr thịt (tôm, cá… ), 15gr dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức: Khoảng 500 – 600 ml/ngày.
Mẹ nên quy định bữa ăn cho bé, ví dụ 3 bữa bột/cháo vào khoảng 09h, 14h, 18h, cho bé ăn ra bữa, không kéo dài thời gian quá 30 phút/1 bữa.
Lưu ý: Tránh nấu một nồi cháo rồi cho con ăn cả ngày, vừa mất chất dinh dưỡng vừa khiến bé chán ăn. Tránh không cho bé ăn vặt trước mỗi bữa ăn chính sẽ làm bé ngang bụng, mất cảm giác ngon miệng, chán ăn.
Thức ăn hàng ngày cho bé cần đảm bảo đầy đủ vitamin, chất đạm, chất béo và chất xơ. Ngoài ra mẹ nên thay đổi cách chế biến và thực đơn cho bé để kích thích sự ngon miệng.
Kết quả: Trẻ sẽ tăng trung bình 25cm trong năm đầu tiên.
2. Giai đoạn trẻ từ 1 tới 3 tuổi
- Trẻ cần ngủ đủ 11 -> 14 giờ/ ngày
- Bữa ăn cần có đầy đủ 04 nhóm: Chất đạm – Tinh bột – Chất béo – Rau.
- Tham gia các hoạt động ngoài trời: đạp xa, đá bóng, chạy nhảy,…
- Ngoài 3 bữa ăn chính mẹ cần cho bé ăn thêm 1 tới 3 bữa ăn phụ. Bổ sung dưỡng chất đáp ứng nhu cầu năng lượng cho trẻ: Vitamin A, Vitamin B, Canxi, Sắt, Kẽm…
Kết quả: Chiều cao tăng trung bình 10 – 12cm/ năm.
3. Giai đoạn trẻ từ 5 tới 12 tuổi
- Ngủ đủ giấc từ 9 -> 12 giờ/ ngày.
- Tập trung bổ sung các vitamin và khoáng chất như: Vitamin D, Vitamin E, Acid folic, Eleuthero, Canxi, Magie, Sắt, Kẽm,…
- Tập luyện thể thao hằng ngày, đặc ở các môn có sự tương tác, giao tiếp với các trẻ khác như: bơi lội, cầu lông, võ thuật, điền kinh, nhảy xa,…
Giai đoạn tiền dậy thì là giai đoạn cầu nối quan trọng quyết định 60% tiềm năng phát triển thể chất và chiều cao của trẻ.
Lưu ý: Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, uống các loại thức uống có ga.
Kết quả: Chiều cao tăng trung bình 5 – 6cm/ năm.
4. Giai đoạn trẻ dậy thì
- Đảm bảo giấc ngủ từ 8 – 10 giờ/ ngày (ngủ trước 10 giờ tối)
- Bổ sung các dưỡng chất đặc biệt là các vi chất quan trọng như: Eleuthero (sâm siberian), kích thích tiết ra các hoocmon tăng trưởng của tuyến yên, thúc đẩy tăng chiều cao tối ưu của trẻ. Vi khuẩn Bacillus giúp kích thích hệ tiêu hóa và miễn dịch, giúp trẻ ăn ngon và hấp thụ năng lượng…
- Môn thể thao phối hợp và kéo giãn cơ thể như bóng rổ, yoga, bơi lội, thể thao, uốn dẻo,…
Lưu ý: Tránh tạo áp lực cho trẻ trong giai đoạn này.
Kết quả:
- Đối với bé gái (10 – 16 tuổi): tăng trung bình 6 – 11cm/ năm.
- Đối với bé trai (12 – 18 tuổi): tăng trung bình 7 – 12cm/ năm.
Hy vọng với những tuyệt chiêu tăng chiều cao cho trẻ mà chúng tôi vừa cung cấp trên sẽ giúp cha mẹ có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp để trẻ có sự cải thiện rõ rệt về chiều cao. Nếu vẫn cảm thấy băn khoăn về cân nặng và chiều cao của trẻ thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến bác sỹ để được kiểm tra sức khỏe định kỳ và có những biện pháp cải thiện chiều cao tối đa. Chúc bạn nuôi dạy trẻ thành công và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo cùng với gonhub.com.