Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), ngoài các bữa ăn chính cung cấp phần lớn hàm lượng dinh dưỡng trẻ cần, đa số trẻ em đều ăn nhiều bữa phụ (bữa ăn vặt) trong ngày. Dù bữa ăn vặt cung cấp ít dinh dưỡng hơn bữa chính, đây là cơ hội để bố mẹ bổ sung và tăng cường dinh dưỡng cho chế độ ăn của trẻ. Sau đây là một vài cách:
1. Tận dụng những bữa ăn vặt để tăng cường dinh dưỡng từ rau củ và trái cây
Đa số trẻ con không ăn đủ các loại trái cây và rau củ cần thiết. Do đó, bữa phụ, bữa ăn vặt là cơ hội tuyệt vời để gia tăng hàm lượng thực phẩm giàu dinh dưỡng. Hãy cho bé dùng kèm sản phẩm từ sữa hoặc thay thế cho sữa (như phô mai), thực phẩm cung cấp protein tốt như bơ đậu phộng hoặc cần tây, hoặc ngũ cốc nguyên cám và bánh mì nguyên cám (ví dụ như bánh sandwich kẹp chuối).
2. Luôn để sẵn một số loại đồ ăn tốt cho sức khỏe trong nhà
Sẽ dễ dàng để chuẩn bị bữa ăn vặt “chuẩn” khi bạn có sẵn những nguyên liệu tại nhà. Có rất nhiều ý tưởng làm đồ ăn vặt bao gồm cả các loại rau củ và trái cây tươi, sữa chua, que phô mai, v.v.
3. Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn và có chứa nhiều đường
Các loại thực phẩm đã qua chế biến sẵn quá nhiều sẽ chứa ít chất dinh dưỡng và thường có nhiều đường, muối, như các loại bánh chiên sẵn nhiều gia vị không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, trẻ con sẽ dễ cảm thấy đói lại nhanh hơn sau khi ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn này.
4. Hãy dạy cho con tăng cường dinh dưỡng đa dạng theo các “sắc cầu vồng”
Hãy sắp xếp các loại thức ăn cho con sao cho thể hiện được màu sắc một cách rõ ràng nhất. Sau đó chia sẻ với con về các nông trại và những người nông dân nuôi trồng và tạo ra các loại thực phẩm này.
Ý tưởng đồ ăn vặt cho gia đình: Các loại thực phẩm nên có trong tủ lạnh
- Trái cây tươi: Táo, đào, lê, chuối (cắt nhỏ cho bé); Cherry, nho, mận (thái lát hoặc bỏ hột); Cam, bưởi (cắt nhỏ cho bé); Dâu (cắt nhỏ cho bé)
- Trái cây khô: Táo khô, mơ khô, đào, lê (cắt nhỏ cho bé); Chà là, mận, nho khô, mạn việt quất (cranberries)
- Rau củ: Que cà rốt, cần tây; Bông cải xanh, bông cải trắng hấp hoặc sống; Ớt chuông thái sợi – đỏ, vàng, cam, xanh; Cà chua; bắp và các loại đậu; Dưa leo thái lát; Bơ thái lát hoặc thái miếng
- Chất đạm: Cá (cá ngừ, cá hồi, cá trích,…); Bơ đậu phộng (phết bánh mì nguyên cám hoặc bánh quy); Đậu nành luộc hoặc đậu gà; Đậu hũ hấp thái khối vuông; Trứng luộc
- Sản phẩm từ sữa: Phô mai (lát, khối vuông, hoặc xé sợi); Sữa chua ít đường; sữa bò hoặc sữa hạt
- Bánh mì và ngũ cốc nguyên cám: Bánh mì nguyên cám; ngũ cốc nguyên cám ăn liền (Ngũ cốc Nestlé) – ăn với sữa hoặc ngũ cốc dạng thanh; Bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên cám; Bánh gạo; Bánh mì dạng vòng; Bắp rang
Nguồn: https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/nutrition/Pages/Choosing-Healthy-Snacks-for-Children.aspx