Khi các bé đạt từ 12 tháng tuổi trở lên, vào những bữa ăn phụ, mẹ bắt đầu có thể cho con ăn hoặc uống nước cam. Theo các phân tích dinh dưỡng, bên cạnh vitamin C, cam cũng thuộc nhóm trái cây cung cấp khá dồi dào các khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng cho cơ thể.
Tuy nhiên dù cam là loại quả bổ dưỡng, nhưng với các bạn nhỏ mẹ nên tìm hiểu kĩ lượng và cân đối hàm lượng cam trong mỗi khẩu phần để không ảnh hưởng tới sức khỏe bé.
1. Trẻ uống nước cam mỗi ngày có tốt không?
Thông thường, các mẹ cho rằng, với thức quả giàu dinh dưỡng như trái cam thì nên bồi bổ nhiều cho con, song thực tế quan niệm này không hoàn toàn chính xác. Thói quen cho bé uống nước cam mỗi ngày, liên tục trong thời gian dài sẽ để lại những tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Theo đó, nếu tiếp nạp nhiều axit citric từ trái cam có thể khiến bé gặp phải tình trạng tiêu chảy, nghiêm trọng hơn là bị đau dạ dày. Bên cạnh đó, hàm răng của các bé bị tổn thương, men răng bị xói mòn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi tuần chỉ nên cho bé uống nước cam từ 2-3 lần, mỗi lần không quá 100ml. Nếu cho trẻ uống nước cam theo đúng liều lượng này thì thức uống này đem lại khá nhiều sức khỏe cho bé, kể đến như:
- Thúc đẩy tiêu hóa ở trẻ, giảm đầy bụng và táo bón.
- Cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường các kháng thể để chống lại các bệnh lý đường hô hấp.
- Bảo vệ làn da của trẻ, duy trì độ ẩm và mịn màng.
- Hỗ trợ phát triển trí não nhờ bổ sung thêm axit folic.
- Tăng cường hấp thụ sắt để sản sinh huyết sắc tố, phòng chống nguy cơ thiếu máu.
- Cung cấp các khoáng chất như magie, mangan, giúp củng cố xương chắc khỏe.
Nên cho trẻ uống nước cam đủ liều lượng và đúng cách để đảm bảo cải thiện sức khỏe thật tốt (Nguồn: Internet)
2. Trẻ uống nước cam khi nào là tốt?
Để đảm bảo cho trẻ uống nước cam đúng khoa học và nhận được tối đa lợi ích sức khỏe, mẹ cần lưu ý các thời điểm hợp lý sau đây:
2.1 Uống cách bữa ăn
Sau khi ăn bữa chính khoảng 30 – 45 phút khi bụng bé không quá no, quá đói. Nếu cho bé uống ngay sau khi ăn no để tránh gây áp lực cho dạ dày, khiến bé cảm thấy chướng bụng và khó tiêu.
2.2 Uống vào buổi sáng
Tốt nhất nên cho trẻ uống nước cam vào buổi sáng, hạn chế uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để hạn chế bé đi tiểu vào ban đêm hay đái dầm.
Ngoài ra, uống nước cam gần thời điểm đánh răng của bé cũng là điều nên chủ động tránh, bởi nguy cơ axit từ cam có thể bám trên răng bé lâu hơn, ảnh hưởng đến men răng.
2.3 Uống ngay sau khi ép
Nên tranh thủ cho trẻ uống nước cam ngay sau khi vừa ép, tốt nhất không nên bảo quản qua đếm để không bị mất các chất dinh dưỡng.
3. Một số lưu ý khác khi cho trẻ uống nước cam
Khi thêm cam trong thực đơn trái cây của trẻ, mẹ cần nghiên cứu kĩ càng các nhóm thực phẩm có thể kết hợp và ăn kèm để con không mắc phải các dụng phụ cùng các bệnh dị ứng nghiêm trọng.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mẹ cần nắm rõ:
3.1 Không thêm nhiều đường
Lượng đường mà nước ép cam cung cấp cho cơ thể bé tương đối cao nên mẹ không cần pha chế thêm quá nhiều đường hoặc các chất tạo ngọt khác như siro hay mật ong, tối đa là 2 muỗng cà phê.
3.2 Không uống cùng sữa
Sau khi vừa uống sữa, không nên cho bé uống nước cam ngay (Nguồn: Internet)
Sau khi con vừa uống sữa hay ăn các chế phẩm từ sữa thì khoảng 1 tiếng sau bé mới nên uống thêm nước cam, tránh trường hợp protein trong sữa phản ứng với vitamin C từ cam gây khó tiêu.
3.3 Không uống khi ăn củ cải
Các flavonoid trong cam khi gặp sulfate từ củ cải sẽ làm tăng tốc độ sản sinh axit thioxianic gây hại tới hoạt động của tuyến giáp, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp như suy giáp, bướu cổ.
3.4 Có thể kháng thuốc
Một số nghiên cứu cảnh báo tính kháng thuốc của nước cam nên nếu bé đang điều trị bệnh có dùng kháng sinh, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống nước cam.
Mong rằng từ những chia sẻ trong bài viết, mẹ đã tìm được phương pháp khoa học và hợp lý khi cho trẻ uống nước cam, từ đây có thể thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con.