Cảnh báo những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng mẹ nên biết
Những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng
Các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng mà mẹ nên biết:
Các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng mẹ nên biết
- Bé sụt cân, không tăng cân hoặc đứng cân liên tục trong 2-3 tháng.
- Bé không phát triển chiều cao hoặc chậm phát triển chiều cao trong vòng 2-3 tháng.
- Bé có da xanh xao, bọc xương, tóc mọc thưa thớt, rụng tóc, tóc tự nhiên đổi màu. Chậm mọc răng, chậm biết đi.
- Bé thường bị rối loạn tiêu hóa: đi phân sống, tiêu chảy. Bé chậm phát triển, ít vận động, hay quấy khóc.
- Bé hay khó ngủ, ngủ trằn trọc, ngủ giấc ngắn, hoặc hay giật mình,…
- Bé thường hay bỏ bữa, ăn ít, lười ăn, niêm mạc mắt nhợt nhạt, lười vận động, không linh hoạt.
- Thường hay mắc các bệnh lí nhiễm trùng hô hấp, tiêu hoá,…
Trong quá trình chăm sóc bé, các phụ huynh nên để ý kỹ và nếu bé có các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng như trên, phụ huynh nên thay đổi chế độ ăn hoặc đưa bé đi khám để có các biện pháp cải thiện suy dinh dưỡng nhé!
Làm thế nào để nhận biết trẻ em bị suy dinh dưỡng, thấp còi
Để biết liệu trẻ có suy dinh dưỡng hay không, ngoài việc phát hiện các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng đã được đề cập ở trên, ba mẹ có thể dựa vào các chỉ số cân nặng, chiều cao chuẩn theo độ tuổi.
BẢNG CHIỀU CAO – CÂN NẶNG CHUẨN WHO
Để đánh giá cân nặng, phụ huynh có thể dựa vào cân nặng theo tuổi theo chuẩn.
- Khi bé mới sinh: nặng cỡ 3kg
- 5-6 tháng: cân nặng tăng gấp đôi lúc sinh
- 12 tháng: cân nặng tăng lên gấp ba lúc sinh
- Từ 12 tháng: năm lại tăng lên 2kg (khi bé 6 tuổi thì cân nặng khoảng 20kg)
Đánh giá chiều cao trẻ em:
- Khi mới sinh: chiều dài nằm 50cm
- 6 tháng: 65cm
- 12 tháng: 75cm
- 2 tuổi: 85cm
- 3 tuổi: chiều cao đứng 95cm
- 4 tuổi: cao 100cm
- Từ 4 tuổi: mỗi năm chiều cao tăng lên 5cm (khi bé 8 tuổi phải cao khoảng 120cm)
Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng, không tăng cân ở trẻ
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, không tăng cân ở trẻ:
- Bé không được bú sữa mẹ, cho ăn dặm sai cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp độ tuổi trẻ, cho trẻ ăn quá ít so với nhu cầu, kiêng khem quá mức khi trẻ đang bị bệnh.
- Cha mẹ cho bé ăn bổ sung sớm hoặc quá muộn, thành phần thức ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
- Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo tốt nhất cho trẻ nhỏ, cai sữa mẹ quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bé. Nên cho bé bú đến 24 tháng tuổi. Các bà mẹ nên chú ý không được cai sữa cho trẻ khi chưa cho trẻ ăn bổ sung, khi bé bị ốm hoặc biếng ăn.
Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng, không tăng cân ở trẻ
- Trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc bị ký sinh trùng đường ruột (giun, sán,…). Khi bị bệnh bé thường hay lười ăn. Các kháng sinh được dùng điều trị các bệnh lý khiến tiêu diệt cả tác nhân gây bệnh lẫn vi khuẩn có lợi trong đường ruột khiến trẻ biếng ăn, kém hấp thu dinh dưỡng.
- Do thể tạng dị tật như hở hàm ếch, suy dinh dưỡng khi đang là bào thai, bé sinh non, tim bẩm sinh, dị tật sứt môi dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng
- Trẻ biếng ăn do chế biến thức ăn không hợp khẩu vị.
- Phụ huynh quát mắng khi trẻ không ăn dẫn đến tác động xấu đến tâm lý, trẻ sợ đến bữa ăn và hay trốn tránh.
Suy dinh dưỡng có ảnh hưởng tệ đến con không?
Suy dinh dưỡng do thiếu các vi chất như kẽm, sắt, vitamin,… sẽ làm cho hệ thống miễn dịch yếu dần đi. Trong khoảng thời gian này, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở trẻ.
Nếu bé bị suy dinh dưỡng thì sẽ dễ mắc bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa, hô hấp. Trẻ biếng ăn nhiều kèm miễn dịch suy giảm, cơ thể bé sẽ không thể hấp thu được những chất dinh dưỡng có trong thực phẩm hàng ngày. Suy dinh dưỡng và bệnh lý tạo nên một vòng xoắn bệnh lý kéo dài, từ đó làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.
Suy dinh dưỡng do thiếu các vi chất khiến cơ thể của bé ngày càng tồi tệ hơn. Thí dụ, trẻ suy dinh dưỡng nặng, thiếu vitamin A sẽ làm cho bé dễ bị cận thị, mắc bệnh quáng gà,…; thiếu vitamin C bé sẽ mệt mỏi, xuất hiện vết bầm tím, bệnh nướu răng,…; Còn thiếu protein và kẽm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương…
Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng còn làm cho bé gầy gò, trí nhớ suy giảm , không có khả năng giao tiếp với xã hội, rối loạn hệ tiêu hóa, vết thương khó lành…
Chính vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng sớm là điều rất quan trọng để phụ huynh kịp thời thay đổi cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho trẻ, từ đó trẻ mới có thể phát triển và khỏe mạnh sau này!
Top 5 cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ ngay từ khi mang thai
Nên chǎm sóc chế độ ǎn uống cho phụ nữ mang thai đạt mức tăng lên 10-12 cân trong thời gian có thai. Trong quá trình mang thai tuỳ theo từng giai đoạn mà nên tăng năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày cho phù hợp. Bữa ǎn nào cũng có đủ các dưỡng chất phù hợp cho mẹ bầu (cơm, canh, rau quả, đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng,…).
Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ ngay từ khi mang thai
Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày, bổ sung canxi, sắt, omega 3,…theo chỉ định của bác sĩ.
Nên có kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, cho trẻ bú mẹ đầy đủ. Từ 6 tháng cho trẻ ăn dặm theo nhu cầu độ tuổi của trẻ. Chú ý tiêm chủng đầy đủ và bổ sung định kỳ vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi tại trạm y tế. Theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ thường xuyên.
Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh, dùng nguồn nước sạch, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bà bầu và trẻ nhỏ.
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Sau khi phát hiện các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng cha mẹ cần làm gì để giúp bé cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng? Đối với trẻ đang bú, mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm. Còn đối với bé từ 6 tháng tuổi trở lên cho bé ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải giàu năng lượng, nấu chín kỹ, nấu xong phải ăn ngay. Tuỳ theo tình trạng thiếu vi chất của trẻ mà có biện pháp bổ sung phù hợp theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Ngoài chế độ ăn phù hợp, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất, thì nên bổ sung sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày để giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng và phát triển đúng với lứa tuổi của mình. Sau khi phát hiện các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng, phụ huynh có thể bổ sung cho trẻ các thực phẩm sữa dinh dưỡng để trẻ bổ sung năng lượng và các dưỡng chất cần thiết. H&H Nutrition khuyến khích phụ huynh tìm hiểu các loại sữa sau:
KẾT LUẬN
Một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo giúp trẻ phát triển toàn diện về tinh thần, thể chất lẫn trí tuệ. Hãy đến với H&H Nutrition để lựa chọn sản phẩm sữa uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn nhé. Và đặc biệt, phụ huynh sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng có chuyên môn cao của H&H Nutrition hỗ trợ tư vấn nhiệt tình. Từ đó, các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng nhận biết tình trạng và dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng cũng như có các chế độ ăn hợp lý cho bé.