3 năm đầu đời là giai đoạn não trẻ hoàn thiện khoảng 80% cấu trúc chức năng so với người trưởng thành. Trong suốt quá trình này, DHA, EPA là 2 loại chất béo đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển não bộ
Hãy tưởng tượng nếu não bộ là căn nhà, thì DHA, EPA chính là những viên gạch nền móng cho căn nhà vững chắc. Nếu bỏ qua giai đoạn 3 năm đầu đời, dù sau này bố mẹ có bổ sung thật nhiều thực phẩm có chứa DHA, EPA cho con với mong muốn “bù đắp” lại thì não bộ bé cũng không được cải thiện đáng kể về mặt cấu trúc.
Tại sao trẻ cần bổ sung DHA và EPA?
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, DHA được tích trữ rất đáng kể trong mô thần kinh. Bên cạnh đó, DHA còn ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc cũng nhưng các kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xã hội…
Quan trong không kém DHA, EPA là thành phần cốt yếu cho sự phát triển chức năng truyền và nhận tín hiệu của não bộ, liên quan đến khả năng học và tập trung của trẻ sau này. EPA cũng hỗ trợ hoàn thiện hệ miễn dịch, theo đó giảm ho do dị ứng và hen ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, do cơ thể không thể tự tổng hợp DHA, EPA ở mức tối ưu trẻ cần được bổ sung qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Thiếu hụt DHA, EPA có thể tác động tiêu cực đến khả năng tiếp thu và hành vi của bé. Ngược lại, việc bổ sung DHA, EPA đúng cách đã cho thấy sự cải thiện ở các các mặt này.
Thời điểm nào là hiệu quả để bổ sung DHA , EPA cho trẻ?
Để đảm bảo cho sự phát triển não bộ của trẻ, các mẹ nên bổ sung DHA, EPA xuyên suốt từ quá trình mang thai, cho con bú và cả hành trình ăn dặm.
Từ 3 tháng cuối thai kỳ, DHA, EPA càng đặc biệt cần thiết khi não bộ thai nhi phát triển đáng kể. Lúc này DHA, EPA chủ yếu được mẹ truyền cho qua nhau thai, nên chế độ ăn của mẹ đóng vai trò quan trọng. Sau khi ra đời, lượng DHA, EPA trẻ cần được cung cấp thông qua nguồn sữa mẹ. Đó là một trong những lý do tất cả chuyên gia, bệnh việc phụ sản đều khuyên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Từ 6 tháng trở đi, trẻ bắt đầu ăn dặm, nhu cầu DHA, EPA của trẻ cũng nhiều hơn, nhưng lượng bú mẹ đã ít lại nên trẻ cần được bổ sung hai dưỡng nhất này từ thực phẩm. Theo khuyến nghị của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), liều lượng này càng tăng cho đến mốc trẻ 6 tuổi. Cụ thể trẻ từ 6-24 tháng tuổi cần được bổ sung 10-12 mg/kg/ngày, trẻ từ 2-4 tuổi cần 100-150 mg/kg/ngày….
Nên bổ sung DHA, EPA cho trẻ ăn dặm từ nguồn nào?
Những nguồn thực phẩm giàu DHA, EPA dễ bổ sung vào chế độ ăn của trẻ từ 6 tháng tuổi:
- Cá: Để đảm bảo lượng Omega-3 với DHA/EPA khuyến nghị, nên lựa chọn những loại cá béo biển sâu như cá ngừ, cá thu, cá trích đặc biệt là cá hồi cho bữa ăn của trẻ vì đây là những loại cá có hàm lượng DHA/ EPA dồi dào nhất
- Dầu cá: Ở giai đoạn 6 tháng – 3 tuổi, do lượng ăn của trẻ chưa nhiều, nên để đảm bảo bổ sung đủ DHA, EPA, mẹ có thể bổ sung dầu cá hồi đặc chế riêng cho trẻ với liều lượng 2 muỗng (10ml) trộn vào 2 bữa cơm/ngày và trộn khi cơm/thức ăn còn nóng.
- Rong biển: Rong biển cũng là nguồn cung cấp DHA thực vật dồi dào.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu đúng về DHA – dưỡng chất vàng cho sự phát triển của trẻ
PGs. Ts Nguyễn Xuân Ninh
Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM
Viện y học ứng dụng Việt Nam