Chúng ta đều biết trẻ bị quá cân là không tốt cho sức khỏe. Béo phì ảnh hưởng đến trẻ cả ở thời điểm hiện tại. Và nó còn có thể để lại những hậu quả lâu dài nếu bạn không giúp trẻ cải thiện. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu dinh dưỡng cho trẻ béo phì như thế nào sẽ có lợi cho trẻ để áp dụng nhé.
1. Vì sao béo phì ở trẻ được xem là vấn đề về sức khỏe
Trẻ nhỏ là đối tượng còn đang trong giai đoạn phát triển với tốc độ khá nhanh. Chúng ta có thể chủ quan rằng lúc này trẻ có hơi tròn trĩnh một chút, nhưng chiều cao của con sẽ vượt bề ngang nhanh thôi.
Trẻ béo phì có nguy cơ gặp nhiều vấn đề vế sức khỏe cao hơn. Ảnh: Psych Central
Những suy nghĩ chủ quan như vậy rất dễ khiến cho tình trạng béo phì của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi thực tế thì đây được xem là một vấn đề về sức khỏe chúng ta không nên xem thường. Và dưới đây là lý do:
- Trẻ béo phì có thể bị trêu chọc và bắt nạt nhiều hơn so với bạn đồng trang lứa có cân nặng bình thường. Trẻ dường như cũng phải chịu sự cô lập xã hội, bị tự ti và có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn. Những ảnh hưởng này sẽ kéo dài đến khi trẻ lớn lên.
- Trẻ béo phì có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe cao hơn. Chúng gồm những loại bệnh phổ biến như: hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, các vấn đề về xương khớp, và tiểu đường type 2.
- Bệnh tiểu đường type 2 được báo cáo có tỷ lệ gia tăng đối với trẻ thừa cân béo phì . Căn bệnh này ở trẻ có thể dẫn đến bệnh tim và suy thận.
Trẻ em béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn bình thường. Ảnh Internet
- Trẻ béo phì cũng có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn các bạn đồng trang có cân nặng bình thường. Các nguy cơ này bao gồm cao huyết áp và mức cholesterol cao. Trong một cuộc thí nghiệm với mẫu từ 5-17 tuổi, gần 60% trẻ thừa cân có ít nhất một yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời 25% trẻ có hai hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ này.
- Trẻ nhỏ bị béo phì sẽ có nguy cơ cao tiếp tục bị tình trạng này khi trưởng thành. Nó dẫn đến các vấn đề cả về sức khỏe thể chất và tinh thần về lâu dài. Lúc này, béo phì sẽ dẫn đến nguy cơ cao hơn về các bệnh tiểu đường type 2, tim mạch và ung thư.
Trẻ nhỏ bị béo phì có nguy cơ cao tiếp tục bị béo phì khi trưởng thành. Ảnh Internet
2. Mẹ nên lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì
Đối với chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Cung cấp cho trẻ nhiều rau, củ, quả và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt. Đây là những thực phẩm rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng đều là những chất cần thiết và giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh.
- Cho trẻ bổ sung sữa ít béo, không béo hoặc các chế phẩm sữa
- Cung cấp nguồn protein cho trẻ từ thịt nạc, cá, thịt gia cầm, đậu lăng, và các loại đậu.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
- Hạn chế cho trẻ uống đồ uống ngọt hoặc nước ngọt có ga.
- Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm ngọt và chứa nhiều chất béo bão hòa.
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Ảnh Internet
3. Những lưu ý khác
Ngoài dinh dưỡng, mẹ cũng nên lưu ý thêm một số điều sau để giúp trẻ béo phì cải thiện cân nặng và sức khỏe của mình hơn:
- Phục vụ trẻ khẩu phần vừa phải, phù hợp với độ tuổi của con. Vì không có hướng dẫn cụ thể về lượng ăn dành cho mọi trẻ, nên bạn có thể bắt đầu bữa ăn với một khẩu phần nhỏ. Sau đó, hãy để trẻ yêu cầu thêm thức ăn nếu con còn đói. Bạn nên tránh dùng đĩa người lớn cho trẻ ăn. Ngoài ra, bạn cần tránh ép con ăn hết thức ăn trên đĩa hoặc nhiều hơn lượng con muốn.
- Khuyến khích con hoạt động thể dục thể thao. Sự năng động sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng và rèn luyện sức khỏe. Có rất nhiều môn thể thao phù hợp với trẻ như đi bộ nhanh, đá bóng, nhảy dây, bơi lội, khiêu vũ, đuổi bắt,…
Hãy khuyến khích trẻ hoạt động thể dục thể thao để có được cân nặng khỏe mạnh. Ảnh: Hickory Daily Record
- Hạn chế thời gian trẻ ngồi xem tivi, điện thoại hay máy tính bảng.
- Giúp trẻ ngủ đủ và có giấc ngủ chất lượng.
- Giải thích cho trẻ về mối nguy hại của béo phì và ảnh hưởng của nó lên cuộc sống tương lai của trẻ. Bạn hãy cố gắng diễn đạt theo mức độ hiểu của trẻ để con dễ tiếp nhận hơn.
Chính bạn và các thành viên khác trong gia đình cũng nên làm gương cho trẻ về ăn uống và lối sống lành mạnh
4. Hãy từng bước giúp trẻ có được cân nặng khỏe mạnh
Bạn hãy cùng trẻ thực hiện các bước sau để giúp con dần đạt được cân nặng khỏe mạnh:
Bạn hãy làm gương cho trẻ. Ảnh Internet
- Khuyến khích trẻ dành 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày. Sau đó bạn và trẻ có thể tăng dần thời gian.
- Phục vụ khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Giúp trẻ rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh .
- Hạn chế thời gian trước màn hình, tăng cường thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ của trẻ.
5. Một số món ăn nhẹ dễ chế biến dành cho trẻ béo phì
Trái cây và rau củ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ béo phì. Ảnh Freepik
Một số món ăn dưới đây rất dễ chế biến, chứa ít chất béo và đường, với lượng calories 100 hoặc ít hơn. Bạn có thể chuẩn bị cho bữa ăn nhẹ của trẻ:
- 1 quả táo cỡ vừa
- 1 quả chuối cỡ vừa
- 1 chén quả việt quất
- 1 chén nho
- 1 chén cà rốt, bông cải xanh hoặc ớt chuông với 2 muỗng canh nước sốt
Dinh dưỡng cho trẻ béo phì có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sức khỏe của con phụ thuộc rất nhiều vào bạn. Vì bạn là người quyết định sẽ phục vụ trẻ và gia đình những loại thực phẩm gì. Chính vì vậy, bạn hãy đầu tư thời gian để xây dựng chế độ ăn với dinh dưỡng cân bằng cho trẻ. Việc này sẽ giúp con từng bước hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cân nặng của trẻ.
Bạn hãy đầu tư xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng cho trẻ. Ảnh Internet
Dinh dưỡng cho trẻ béo phì được chú ý có thể giúp cải thiện tình trạng của con phụ thuộc nhiều vào bạn. Song, bạn cũng đừng nên quá hà khắc. Bạn có thể giảm các món ăn giàu đường, béo hoặc mặn có tính cám dỗ là rất nên làm. Nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn nên cho trẻ thưởng thức chúng. Bạn có thể cho phép con ăn uống món ăn yêu thích vào một dịp đặc biệt, lễ hội, hay một buổi dã ngoại. Như vậy, trẻ sẽ không cảm thấy mình bị quản lý, cấm đoán quá nghiêm ngặt. Từ đó con sẽ dễ dàng hợp tác với bạn trong công cuộc rèn luyện sức khỏe và cân nặng hơn.