Ngoài sữa mẹ, sữa tươi là nguồn dinh dưỡng vô cùng tốt với sức khỏe, trí não, sự phát triển của trẻ. Do đó, mẹ không nên bỏ qua việc bổ sung sữa tươi cho trẻ. Vậy độ tuổi nào là thích hợp nhất để trẻ uống sữa tươi?
1. Khi nào trẻ uống được sữa tươi?
Sữa tươi chứa nhiều hàm lượng đạm, vitamin và khoáng chất hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trong sữa tươi có chứa hàm lượng đạm cao nên không phù hợp với trẻ có độ tuổi dưới 1. Bởi, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, dễ khiến cho thận và dạ dày của bé trở nên nặng nề.
Khi trẻ trên 1 tuổi: Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn chỉnh hơn, dễ dàng tiêu hóa được chất đạm và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa, đáp ứng được những nhu cầu cần thiết để bé phát triển khỏe mạnh, tối ưu nhất.
2. Bé uống sữa tươi bao nhiêu là đủ?
Sữa tươi tuy là nguồn dinh dưỡng hầu như không thể thiếu đối với trẻ. Nhưng uống bao nhiêu là đủ? Hãy cùng tham khảo các mức dưới đây theo từng độ tuổi nhé!
- Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Ngoài các bữa ăn chính hàng ngày, mẹ nên bổ sung thêm 2 ly sữa tươi (khoảng 250ml-300ml) mỗi ngày để cung cấp đủ canxi cho bé phát triển.
- Trẻ từ 2 – 3 tuổi: Mẹ phải cung cấp khoảng 300ml-400ml mỗi ngày để có thể đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé uống vượt quá 500ml sữa /ngày để chế tình trạng dư thừa canxi ở trẻ.
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Lúc này, cơ thể bé cần hấp thụ nhiều dưỡng chất và canxi để phát triển. Vì vậy, bổ sung cho bé 600ml sữa mỗi ngày để giúp xương bé khỏe mạnh và phát triển trí não một cách tối ưu.
3. Lựa chọn loại sữa phù hợp với trẻ
Nguyên tắc cơ bản nhất khi lựa chọn sữa tươi là chất lượng sữa phải phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, nếu uống sữa tươi nên chọn sữa nguyên kem, không nên chọn sữa tách béo (trừ khi có chỉ định của bác sĩ) vì lúc này não bộ của trẻ cần chất béo để phát triển trí óc. Đối với trẻ trên 2 tuổi nếu đã thừa cân thì nên dùng sữa tách béo một phần hoặc sữa tách béo toàn phần.
Nếu trẻ đã đủ cân nặng thì nên chọn sữa không đường để giảm bớt lượng đường hấp thu trong khẩu phần. Nếu uống sữa có đường thì sau khi uống nên súc miệng để tránh bị sâu răng (do đường bám trên men răng và bị các vi khuẩn sử dụng, sinh ra acid gây hỏng men răng), đồng thời giảm lượng đường đưa vào cơ thể từ những thực phẩm khác sao cho tổng lượng đường tiêu thụ trong ngày dưới 20g.
Sữa tươi bao gồm 3 loại là sữa vắt trực tiếp, sữa thanh trùng và tiệt trùng. Trong đó chỉ nên cho trẻ uống sữa thanh trùng (tiệt trùng) để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên uống sữa bò vắt trực tiếp vì không đảm bảo sạch vi khuẩn, có nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa cao.
Các chế phẩm làm từ sữa tươi như yaourt, phô mai, váng sữa thường được nhiều bậc phụ huynh cho trẻ từ 6 tháng tuổi sử dụng. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải để giúp trẻ làm quen với nhiều mùi vị và đa dạng hóa thức ăn. Nếu cho trẻ ăn nhiều thì hậu quả cũng giống như cho trẻ uống nhiều sữa tươi nói trên.