1. Ép trẻ ăn là như thế nào?
Các bậc phụ huynh thường quan niệm rằng họ có nhiều kinh nghiệm trong việc ăn uống. Còn đối với trẻ nhỏ thì vẫn chưa tự ý thức được ăn uống thế nào cho hợp lý. Chính vì thế, bé thường kén ăn và biếng ăn.
Ép trẻ ăn là một hành động thiếu khoa học
Với niềm hy vọng con mình sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều bố mẹ đã ép trẻ ăn. Những hình thức ép buộc có thể là:
- Gò bó trẻ trong khuôn khổ ăn uống.
- Ép trẻ ăn những món ăn mà bố mẹ chế biến.
- Không cho trẻ thoải mái chọn món ăn mà trẻ yêu thích.
- Bắt trẻ phải ăn cùng gia đình, ăn đúng giờ.
- Đề ra thực đơn hàng ngày, hàng tuần và bắt bé ăn theo những thực đơn ấy.
- Đi kèm với la mắng, đánh đập, dọa nạt, bắt phạt, đòn roi,…
>> Dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi là một trong những nội dung chăm con mà bố mẹ cần quan tâm. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển tốt, cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ.
2. Ép trẻ ăn sẽ để lại hậu quả như thế nào?
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều trường hợp bố mẹ ép trẻ ăn theo ý muốn của người lớn. Mặc cho trẻ tỏ ra không thích, khóc lóc, kháng cự lại. Tuy nhiên, bố mẹ không biết rằng việc ép trẻ như thế sẽ dẫn đến những hậu quả sau đây:
2.1. Trẻ càng trở nên biếng ăn hơn
Một khảo sát khách quan trên 300 gia đình ở Canada đối với những bé từ 7 đến 9 tuổi. Kết quả cho thấy: những gia đình có bố mẹ càng ép trẻ ăn thì trẻ có nguy cơ trong vấn đề ăn uống như biếng ăn, chán ăn. Nguyên nhân là do ép bé ăn món trẻ không yêu thích. Điều đó làm cho các bé mất khả năng quản lý thói quen ăn uống của bản thân. Hậu quả là trẻ ăn rất ít, hoặc ăn quá nhiều.
Trẻ bị ép ăn sẽ biếng ăn hơn
Theo một khảo sát về thực trạng dinh dưỡng của trẻ em ở Đông Nam Á cho thấy: 50% trẻ em Việt Nam thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Đây là con số cảnh tỉnh sự ép ăn quá mức của các bậc phụ huynh ở nước ta hiện nay.
2.2. Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý
Nếu bị ép ăn, trẻ sẽ tỏ ra khó chịu và đôi khi có những hành vi chống đối. Khi lớn lên, việc học tập của trẻ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Trẻ sẽ quan niệm rằng thời gian ăn uống là khoảng thời gian đầy áp lực và không hề vui vẻ.
Trẻ dễ bị trầm cảm khi bị ép ăn
Vì vậy, đối với những trẻ bị ép ăn, khi bé lớn lên sẽ rất thường không thích ăn và cảm thấy không thèm ăn. Bên cạnh đó, mỗi khi ép trẻ ăn, cha mẹ thường cảm thấy bực tức, căng thẳng. Tuy nhiên, bạn không biết rằng trẻ cũng mệt mỏi không kém.
Nặng nề hơn, khi trẻ lớn lên, những trẻ từng bị ép ăn rất dễ căng thẳng tâm lý. Trẻ dễ bị mệt mỏi, trầm cảm hoặc có khuynh hướng gây hấn, rối loạn cảm xúc, khí sắc. Có những trẻ bị ám ảnh bởi việc bị ép ăn uống.
2.3. Hình thành thói quen không tốt cho trẻ
Để đạt được mục đích ép trẻ ăn, nhiều bố mẹ sẽ dùng mọi biện pháp. Về lâu dài, trẻ sẽ có hành động mặc cả với bố mẹ. Chẳng hạn như trẻ đòi có quả, đòi mua đồ chơi, đòi xem ti vi,… thì mới chịu ăn. Những thói quen không tốt ấy sẽ hình thành và dần dần định hình trong nhân cách của bé.
2.4. Trẻ rất dễ bị thừa cân
Bố mẹ đừng nghĩ rằng việc ép bé ăn sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Đã có không ít trường hợp bố mẹ cố gắng nhồi nhét để trẻ ăn càng nhiều càng tốt.
Chính hành động ép ăn nhiều ấy đã để lại hậu quả khôn lường. Trẻ sẽ tăng nguy cơ bị béo phì và rất khó kiểm soát cân nặng. Theo thống kê chung, khoảng 31% trẻ em bị béo phì là do bị ép ăn trong quá khứ. Nguyên nhân là vì lượng lipid tích lũy nhiều trong cơ thể.
Trẻ bị ép ăn có nguy cơ thừa cân
Và dĩ nhiên, trẻ bị béo phì sẽ rất dễ mắc nhiều bệnh. Chẳng hạn như các bệnh lý về:
2.5. Trẻ tiêu hóa chậm thức ăn
Tâm lý của trẻ khi bị ép ăn là cố gắng nuốt cho hết thức ăn theo ý của bố mẹ. Chính vì thế, trẻ sẽ không vận động cơ nhai nhiều. Thức ăn trẻ nuốt vào rất thô và tiêu hóa rất chậm. Hậu quả là trẻ bị đầy bụng, khó tiêu và đau bụng. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị táo bón, tắc ruột do thức ăn thô chưa được nhai kỹ càng.
Trẻ bị đầy bụng khó tiêu
2.6. Bé dễ mắc các bệnh lý về răng miệng và hô hấp
Ăn những món ăn không yêu thích làm trẻ dễ bị nôn, bị trớ. Khi ấy, dịch tiêu hóa sẽ trào lên vùng miệng hầu có thể dẫn đến bệnh viêm họng. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị sâu răng, viêm đường hô hấp.
2.7. Làm nặng hơn bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân chính là vì cơ vòng thực quản dưới của trẻ còn yếu, nhu động co bóp của dạ dày chưa đủ mạnh.
Bệnh trào ngược ở trẻ em
Khi trẻ bị ép ăn, trẻ sẽ cố nuốt thức ăn mà mình vốn không yêu thích. Hành động ấy sẽ khiến cho trẻ dễ bị nôn hơn. Do đó, trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ trở nên nặng hơn. Dẫn đến hậu quả là thực quản của trẻ dễ bị viêm do trào ngược dịch vị.
3. Làm sao để giúp trẻ ăn ngon miệng mà không phải ép trẻ ăn?
Qua những thông tin trên, có thể khẳng định rằng việc ép trẻ ăn là trái với khoa học. Đồng thời để lại nhiều hậu quả khó lường trước được, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Trẻ không hề khỏe mạnh như bố mẹ mong muốn khi bị ép ăn.
Chính vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bố mẹ những điều sau đây:
Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm
Khi trẻ ở độ tuổi bắt đầu ăn dặm, bạn hãy tập cho bé thói quen tập trung ngồi ăn tập trung ngay từ những giây phút đầu tiên.
- Hạn chế cho bé đi rong.
- Không để bé vừa ăn vừa xem ti vi.
- Không cho bé vừa ăn vừa nghịch đồ chơi vì bé sẽ mê chơi và lười ăn.
- Tập dần cho trẻ ăn đúng giờ, ăn trọn bữa ăn bằng những lời lẽ thoải mái. Tuyệt đối không nên la mắng, dọa nạt trẻ.
Không để bé vừa ăn vừa xem ti vi
Trẻ lớn hơn
- Bố mẹ hãy cho trẻ ăn cùng với gia đình để trẻ có cảm giác vui vẻ, ấm áp.
- Cho trẻ ăn đa dạng các món ăn.
- Đáp ứng theo món ăn yêu thích của trẻ. Tuy nhiên vẫn đảm bảo những nhóm chất dinh dưỡng cơ bản. Bao gồm: thịt – cá, tinh bột, chất béo, chất xơ từ rau củ quả.
- Thay đổi thường xuyên thực đơn hàng ngày để tránh sự nhàm chán ở trẻ.
- Tạo không khí thoải mái, không gây áp lực khi trẻ ăn uống.
Vấn đề nấu ăn
Khi nấu ăn, mẹ cần linh hoạt thay đổi món ăn để kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Đồng thời cần chế biến món ăn phù hợp với độ tuổi của bé. Ngoài ra, các mẹ nên đảm bảo vệ sinh trong chế biến thức ăn để phòng những bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ.
Vấn đề ăn vặt
Bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn vặt. Không để bé ăn quá khuya. Không cho bé ăn quá nhiều thức ăn chiên rán hoặc thức ăn ngọt. Ngay từ khi còn bé, bố mẹ nên dạy trẻ cách cung cấp năng lượng cho bản thân khi đói và uống đủ nước mỗi ngày.
Theo dõi dinh dưỡng của bé
Bố mẹ nên theo dõi tình trạng dinh dưỡng của bé thông qua biểu đồ chiều cao, cân nặng theo lứa tuổi. Khi nào phát hiện bé có dấu hiệu ngừng hoặc chậm tăng trưởng về chiều cao, cân nặng thì nên đưa bé đi khám ngay.
Biểu đồ tăng trưởng ở trẻ em
Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ sẽ biết được hành động ép trẻ ăn là không đúng với khoa học và sinh lý của trẻ. Từ đó, các bạn sẽ biết cách làm sao để cho trẻ ăn ngon miệng. Đồng thời giúp bé có niềm vui và sự thoải mái trong hoạt động ăn uống.