Đối với cơ thể mỗi người, gluxit chính là nguồn cung cấp năng lượng chính. Lượng gluxit này có thể chiếm đến 70% trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Gia công thực phẩm chức năng GOLD HEALTH sẽ giúp bạn hiểu rõ về gluxit và vai trò dinh dưỡng của nó.
Gluxit là gì?
Là một loại chất hữu cơ gồm có 3 nguyên tử là cacbon (C), oxi (O) và Hidro (H) với tỷ lệ H:O = 2:1 (tương tự tỷ lệ của nước H2O). Đây đều là các hợp chất hữu cơ phức tạp, trong phân tử lại có nhiều nhóm -OH và nhóm cacbonyl (-CHO; -CO…
Gluxit là gì?
Đây là một hợp chất hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phần. Chúng có chức năng chính là nguồn năng lượng dự trữ, là vật liệu cấu trúc cho tế bào. Tùy vào số lượng đơn phân trong phân tử mà gluxit được chia làm 3 loại:
- Đường đôi bao gồm 2 phân tử đường đơn liên kết lại với nhau giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, cấu tạo đường đa.
- Đường đa bao gồm nhiều phân tử đường đơn cùng liên kết lại với nhau với chức năng dự trữ năng lượng.
- Đường đơn bao gồm glucôzơ, fructôzơ và glactôzơ với chức năng chính là cung cấp năng lượng cho tế bào.
Các loại gluxit
Khi phân loại gluxit, chúng có thể được phân loại theo mức độ trùng hợp và có thể được chia làm 3 nhóm chính như sau:
Monosaccharide
Nhóm này gồm có glucoza, fructoza, galactoza, đây đều là các phân tử đơn giản nhất của gluxit, dễ hấp thụ và dễ đồng hóa. Chúng có sự khác nhau về chủng loại và hàm lượng. Hầu hết trong thực phẩm động vật và thực vật đều có các phân tử này, tạo vị ngọt cho thực phẩm.
Disaccarit
Nhóm này gồm có: saccaroza và lactoza, đây chính là các phân tử đường kép tiêu biểu. Chất này sau khi thủy phân sẽ cho 2 phân từ đường đơn: disaccarit và monosaccarit, chúng đều có vị ngọt.
Phân loại Gluxit
Polysaccarit
Nhóm này bao gồm tinh bột (amidon, amilopectin), glycogen và xenluloza, đây đều là các dạng phân tử gluxit mới. Trong các loại thực phẩm, hàm lượng và chủng loại của chúng cũng rất khác nhau.
Vai trò dinh dưỡng của gluxit
Đối với cơ thể người, vai trò chính của gluxit chính là sản sinh năng lượng. Đồng thời, gluxit còn có vai trò cụ thể như:
Cung cấp năng lượng
Trong cơ thể, gluxit được lưu trữ trong gan dưới dạng glycogen. Gluxit khi ăn vào sẽ được chuyển hóa thành năng lượng, số dư còn lại một phần chuyển thành glycogen, một phần thì chuyển hóa thành mỡ dự trữ.
Tạo hình
Gluxit cũng tham gia tạo hình giống như một thành phần của tế bào và mô khi ở một mức nhất định nào đó.
Điều hòa hoạt động của cơ thể
Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid, giúp cơ thể chuyển hóa thể cetonic. Đây là một chất có tính acid nên sẽ giúp cho cơ thể luôn giữ được hằng định nội môi.
Cung cấp chất xơ
Chất xơ sẽ khiến cho khối thức ăn lớn hơn, tạo ra cảm giác no cho cơ thể nhằm tránh việc ăn quá nhiều. Chúng còn hỗ trợ hấp thụ các chất có hại trong đường ruột như cholesterol xấu, các chất gây ung thư, các chất gây oxy hóa…
Vai trò dinh dưỡng của gluxit
Gluxit có trong các loại thực phẩm nào?
Trong tự nhiên, có rất nhiều loại thực phẩm có chứa gluxit, bao gồm các loại như: đường, chất xơ, tinh bột… Cho nên, gluxit chính là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể vì bữa ăn của chúng ta có nhiều chất bột. Trong khẩu phần ăn của mỗi người thì hàng ngày, mức năng lượng do chất bột cung cấp có thể lên đến 55-60%.
Một số loại thực phẩm có chứa chất xơ phổ biến như: ngô, gạo, mì, kê, các loại khoai củ hoặc trong các sản phẩm được chế biến như bún, phở, miến… Thông thường, gluxit sẽ có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nhất là ngũ cốc. Còn với các loại thực phẩm khác thì có hàm lượng như:
- Gạo tẻ giã 75%
- Gạo tẻ máy 76,2%
- Ngô mảnh 72%
- Hạt ngô vàng 69%
- Bột mỳ 73%
- Bánh mỳ 52%
- Mỳ sợi 74%
- Miến dong 82%
- Khoai lang 28%
- Khoai tây 21%
- Sắn củ 36%…
Nhu cầu cung cấp gluxit của cơ thể sẽ dựa vào việc thỏa mãn nhu cầu năng lượng liên quan đến các vitamin nhóm B có nhiều trong ngũ cốc. Với 1 khẩu phần ăn khoa học, hợp lý thì gluxit sẽ cung cấp khoảng 60% tổng năng lượng khẩu phần.
Gluxit có trong các loại thực phẩm nào?
Lưu ý khi sử dụng gluxit bạn nên biết
Khi đi vào cơ thể, gluxit (carbohydrate) sẽ bắt đầu phân giải rồi sau đó được hấp thu trong đường ruột trước khi chuyển tới gan. Gan sẽ bắt đầu chuyển hóa carbohydrate thành glycogen. Lượng glycogen sẽ giải phóng đi nhằm mục đích cân bằng đường huyết. Bởi tỉ lệ đường trong máu luôn phải được duy trì quanh mức 1%.
Chính vì vậy, bạn nên bổ sung cho cơ thể lượng gluxit một cách đều đặn, thường xuyên để cơ thể luôn ở trạng thái tốt.
Bạn sẽ cần đến một lượng lớn glycogen nhằm đáp ứng việc nuôi não bộ và 2/3 lượng carbohydrate trong máu trong khi ngủ. Cho nên, cơ thể sẽ luôn trong tình trạng đòi hỏi phải được cung cấp đều đặn carbohydrate để chuyển chúng thành glycogen dự trữ.
Cho nên, chế độ ăn mà thiếu carbohydrate sẽ gây nên tình trạng tắc nghẽn động mạch, làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, trụy tim.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về gluxit và những lợi ích của nó. Gia công thực phẩm chức năng GOLD HEALTH sẽ luôn sẵn sàng tư vấn để bạn có một sức khỏe tốt.