Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ nên hay không? Nếu thực sự cần thiết tới mức cần thường xuyên tới gặp chuyên gia dinh dưỡng, hẳn bé cưng đang có vấn đề?
Chỉ số chiều cao và cân nặng sau khi sinh là hai vấn đề về sức khỏe quan trọng nhất sau khi sinh mà các mẹ quan tâm. Khi thấy cân nặng chững lại, chiều cao không phát triển mẹ nghĩ ngay tới chuyện khám dinh dưỡng cho bé. Phải chăng không nên đợi tới lúc phát hiện triệu chứng bất thường mà nên khám dinh dưỡng định kỳ cho trẻ?
Thực tế thì, nếu trẻ sơ sinh phát triển đầy đủ phù hợp với chỉ số tăng tưởng cử WHO và không có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh suy dinh dưỡng thì không cần đưa bé đi kiểm tra. Chỉ khi nào mẹ nghi ngờ hoặc đang có thắc mắc về chuyện ăn uống của bé hằng ngày thì nên đưa bé đi khám phần vì yên tâm hơn, phần có các cách chắm sóc bé tốt nhất.
Trẻ biếng ăn, giảm cân liên lục trong thời gian dài mẹ cần đưa đi khám dinh dưỡng ngay
Dấu hiệu nhận biết trẻ cần đi khám dinh dưỡng ngay
Sau tháng ở cữ đầu tiên của mẹ, cân nặng của bé bắt đầu tăng dần đều. Nhưng nếu thấy có biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng hoặc một trong những triệu chứng sau thì mẹ nên đưa bé đi khám dinh dưỡng ngay:
Không tăng cân hoặc giảm cân liên tục
Bé ít bú hoặc ăn dặm rất ít
Da xanh xao, mắt môi nhợt nhạt, tóc rụng, chậm mọc răng
Không lanh lợi, kém linh hoạt hơn các trẻ khác.
Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống, tiêu chảy, mắc các bệnh nhiễm trùng.
Lợi ích của việc khám dinh dưỡng cho con
Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6-24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ bé có nhu cần dinh dưỡng cao, tập thích ứng với môi trường sống mới và dễ mắc bệnh, đặc biệt là với trẻ sinh non, nhẹ cân.
Những gia đình đông con, điều kiện ăn uống, vệ sinh kém hoặc đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cũng rất dễ mắc bệnh suy dinh dưỡng.
Khi trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng, phụ huynh càng đưa con sớm tới khám các trung tâm dinh dưỡng hoặc bệnh viện càng có cơ hội để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị suy dinh dưỡng cho bé hiệu quả.
Có nên khám sức khỏe định kỳ cho bé?
Khám dinh dưỡng có thể đợi tới khi có biểu hiện của bệnh nhưng khám sức khỏe thì mẹ nên đưa bé đi khám định kỳ. Người lớn 1 năm khám một lần, lấy một số lượng máu đủ nhiều để làm mọi xét nghiệm cần thiết nhưng trẻ sơ sinh cần kỹ càng hơn.
Cụ thể, trẻ không thể lấy máu quá nhiều. Bé chỉ được xét nghiệm tầm soát trước sinh để dự đoán những dị tật bẩm sinh. Khi mới sinh, bác sĩ kiểm tra sức khỏe lại một lần nữa. 2 tuần sau sinh mẹ nên đưa trẻ đi tái khám.
Sau đó thì lịch tái khám ở mốc 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng tuổi. Từ sau 6 tháng là mỗi 3 tháng một lần: 9, 12, 15, 18 tháng. Rồi tái khám lúc 2 tuổi. Sau 2 tuổi thì tái khám theo từng năm.