Các mẹ ơi, trước khi tìm phương pháp để cải thiện trẻ biếng ăn một cách hiệu quả, mẹ cần xác định xem bé nhà mình đang biếng ăn ở mức độ nào. Dưới đây là những mức độ con biếng ăn, mẹ hãy so ngay bé nhà mình đang biếng ăn ở mức độ nào trong 5 mức độ dưới đây để có biện pháp cải thiện kịp thời
1. Mức độ 1: Chán ăn, thích uống
Mức độ này có thể xảy ra khi con đang trong tình trạng mọc răng, khó ăn uống, thời điểm đầu ăn dặm. Ở thời điểm biếng ăn sinh lý, bé rất lười nhai, khó chịu khi chuyển giao sang dang thực phẩm mới.
Dấu hiệu phổ biến nhất ở mức độ này là: con thích uống nước, uống đồ uống có đường, uống sữa, ít ăn, không chịu ăn.
Mẹ nên:
- Tập cho trẻ bỏ uống bằng bình, chuyển sang uống bằng cốc 2 quai hoặc ống hút.
- Tránh cho trẻ uống trước giờ ăn, chỉ cho uống các thức uống giàu năng lượng vào sau bữa sáng, trong bữa xế.
2. Mức độ 2: Rối loạn vị giác
Mức độ này xảy ra khi con bị ép ăn quá nhiều, có những thói quen ăn uống không lành mạnh. Việc mẹ quát mắng, ép con nhanh nuốt, ăn thật nhiều không phải là câu chuyện xa lạ của các gia đình.
Thực tế, con có thể nhanh nuốt hơn, dễ ăn hơn nhưng lại không hề cảm nhận mùi vị, không tiết ra các enzym để con ăn ngon miệng hơn. Dấu hiệu của mức độ này là việc: Sau khi ăn vặt, ăn bữa phụ, trẻ sẽ không ăn bữa chính dù lượng thức ăn trước đó nạp vào không nhiều và khoảng cách giữa các bữa cách xa nhau.
Mẹ nên:
- Chia các loại thức ăn có vị khác nhau riêng ra.
- Tránh cho bé ăn thức ăn có vị ngọt trước.
- Khi cho bé ăn nhiều loại thức ăn cùng lúc, chọn các vị trung hòa, không quá chênh lệch (Quá ngọt, hoặc quá mặn...).
3. Mức độ 3: Ăn đối phó
Mức độ này thường xuyên xảy ra với mọi trẻ biếng ăn nói chung, tuy nhiên ở đây trẻ lại phản ứng rất dữ dội trong mỗi bữa ăn. Dấu hiệu điển hình nhất là: Trẻ mím môi, ngậm cơm, lắc đầu, không chịu nuốt, hay mất tập trung, ngó nghiêng, quấy khi ăn. Khi bị ép ăn, trẻ hay nhè thức ăn, hay nôn trớ.
Mẹ nên:
- Cho trẻ ăn trên ghế ăn cố định, lặp đi lặp lại hàng ngày để tạo thói quen tập trung khi ăn.
- Tuyệt đối không bế rong, không cho xem TV, điện thoại khi ăn.
- Đa dạng hóa thức ăn, chọn các loại thực phẩm có màu sắc đẹp mắt để thu hút trẻ.
>>> XEM THÊM:
Thực đơn “siêu tốc” dành cho trẻ lười ăn, kém hấp thu
Những sai lầm trong chăm sóc khiến bé biếng ăn kéo dài
Trẻ lười ăn hay ngậm làm thế nào để khắc phục
4. Mức độ 4: Biếng ăn bền vững
Tình trạng bố mẹ mở điện thoại, ti vi để con vừa ăn vừa xem, ngồi ngoan, bố mẹ dễ bón hay hình ảnh ông bà dong cháu đi khắp phố để cháu nhanh nuốt cũng rất phổ biến trong bữa ăn. Không chỉ vậy, nhiều gia đình còn để con chạy nhảy trong giờ ăn, con chạy 1 vòng là sẽ tự nuốt, đỡ mất công chạy theo bé.
Dấu hiệu rõ rệt nhất ở mức độ này: Trẻ từ chối thức ăn khi mời lần đầu. Luôn lắc đầu, quấy khóc, phá phách khi ăn. Chỉ ăn khi xem điện thoại, TV, chơi đồ chơi, bế rong...
Mẹ nên:
- Kiên nhẫn “cai” dần TV, điện thoại cho con khi ăn.
- Khuyến khích trẻ tự dọn thực phẩm, thức ăn mà trẻ thích.
- Khuyến khích trẻ tham gia giúp đỡ mẹ trong quá trình chế biến, nấu nướng để bé yêu thích thức ăn hơn.
5. Mức độ 5: Báo động đỏ: Biếng ăn tới suy dinh dưỡng, ốm bệnh!
Đây là mức độ đáng báo động nhất khi trẻ có tất cả dấu hiệu biếng ăn ở các mức độ trên. Chính vì sự thiếu hụt dinh dưỡng, cả lượng cả chất đều không được đáp ứng đầy đủ nên trẻ không đạt cân nặng chuẩn, trẻ suy dinh dưỡng, hay ốm, hay tái phát các bệnh hô hấp như cảm cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản...
Mẹ nên:
- Cân đối lại toàn bộ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, sao cho đầy đủ các nhóm chất cần thiết.
- Theo dõi sát sao cân nặng, chỉ số phát triển của con.
- Kích thích trẻ ăn ngon bằng cách bổ sung Kẽm, Lysine, Sắt, Vitamin nhóm B.
- Hồi phục, cân bằng hệ tiêu hóa, tăng hấp thu, tăng cân cho con.