Các loại lipid (chất béo).
- Lipit động vật: gồm mỡ lẫn trong thịt, mỡ lá, mỡ khổ, mỡ phần. Ngoài ra còn có trong sữa, bơ, phomát, cá béo, các loại thịt (lợn, gà, vịt, bò…), các loại trứng (gà, vịt…), đặc biệt là trong lòng đỏ trứng gà.
Tuy nhiên, nhiều nhất là trong các loại thịt.
- Lipit thực vật gồm: dầu lạc, dầu ô lưu, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu dừa, dầu lê, dầu ngô., và một số thức ăn khác cũng chứa một hàm lượng lipit (chất béo) nhất định. Điểm đặc trưng là các loại dầu thực vật có chứa nhiều axít béo không no. Trong dầu có chứa nhiều chất tiền vitamin A: belacarote. Đặc biệt trong dầu của mầm ngô, dầu đậu nành, hướng dương có chứa rất nhiều vitamin E.
Tầm quan trọng của lipid.
Đó là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng rất cao. lg chất béo cho 9,3kcal năng lượng. Trong khi 1g protein chỉ cho 4,1kcal. Chất béo còn là chất dễ tiêu hoá và dễ hấp thụ. Đặc biệt, nó là chất dinh dưỡng mà có thể dễ tổng hợp nhất-khi thừa năng lượng. Tuy nhiên, có người ăn nhiều cơm, uống nhiều bia rượu… vẫn bị béo phì. Vì vậy mà nhiều người coi nhẹ chất béo. Đó là chưa kể ăn nhiều chất béo quá sẽ gây cao huyết áp, xơ cứng động mạch. Thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chất béo, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Trẻ béo phì ngày một gia tăng
- Ăn ít chất béo, trẻ rất dễ bị thiếu năng lượng. Trong sữa mẹ có tới 50% năng lượng do lipit cung cấp. Cho nên, khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung, nếu chỉ cho ăn chất bột (gluxit) và chất protein thì trẻ vẫn bị thiếu năng lượng. Vì dạ dày của trẻ còn rất nhỏ, nếu ăn đủ chất thì dung lượng lại quá lớn, dễ gây nên bội thực. Chỉ có lipit mới khắc phục được tình trạng này vì lg chất béo cho năng lượng gấp 2 lần chất bột (gluxit) và
- Ngoài ra, chất béo còn là môi trường hoà tan các chất vitamin như: vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin .. Vì vậy, thiếu lipit là nguyên nhân gián tiếp gây nên các bệnh thiếu các vitamin đó.
Vậy, tỷ lệ lipit trong bữa ăn hàng ngày của trẻ chiếm khoảng 20 – 30% năng lượng là đủ. Mặc dù
nhu cầu chất béo không là vấn đề quan trọng nhưng với trẻ em và phụ nữ thì chất béo có vị trí đặc biệt quan trọng.
Cách cung cấp và bổ sung.
Mỗi ngày tối đa 10g dầu mỡ (khoảng gán 2 thìa cà phê). Cho ăn bằng cách nấu bột chín sau đó cho dầu hoặc mỡ vào quấy và đun chín lại rồi cho trẻ ăn.
Cũng giống như quấy bột. Lượng mỡ, dầu trong mỗi bữa ăn là 10g.
Có thể dùng dầu rán, xào các thức ăn cho trẻ. Có thể trộn trực tiếp vào cơm hoặc rau… dung lượng mỗi ngày từ 5 – 25g. Có thể cho thịt lẫn mỡ hoặc trộn bột vừng lạc.
Thông thường, các bà mẹ không có thói quen dùng dầu mỡ làm thức ăn cho trẻ nên trẻ thường bị thiếu các vitamin hoà tan như A, D, E.
Vì vậy, chỉ cần đưa thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ một lượng nhỏ dầu, mỡ là đã cung cấp cho trẻ một nguồn năng lượng đáng kể.
Tuy nhiên, cần chú ý dùng nhiều hơn các loại lipit thực vật: Dầu bắp, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu bồ đào… Vì đây là loại dầu có chứa nhiều betacaroten và vitamin E. Đó là loại dầu chứa nhiều axít béo không no nên dễ hấp thụ.
Một số điều cần chú ý khi cho trẻ ăn chất béo.
- Không được thường xuyên không có hoặc có quá ít chất béo. Vì như thế có thể sẽ gián tiếp thiếu một số loại vitamin chỉ tan trong dầu mỡ.
- Đối với trẻ trong thời kỳ bú sữa mẹ, gần 50% năng lượng của sữa là do chất béo cung cấp nên khi chuyển sang chế độ ăn bổ sung (ăn bột hoặc cháo) thì cần phải bổ sung lượng chất béo cần thiết cho trẻ. Nhiều bà mẹ cho rằng, cho trẻ ăn chất béo gây khó tiêu và dễ tiêu chảy nên đã không cho trẻ ăn. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Vì thiếu chất béo trong khẩu phần ăn là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em.
- Các bà mẹ phải có thói quen dùng dầu thực vật để thêm vào khẩu phần ăn của trẻ. Chỉ như vậy trẻ mới đựợc cung cấp đầy đủ chất béo, trẻ sẽ khoẻ mạnh, chóng lớn, không sợ bị thiếu các loại vitamin A, D, E, K… Đây là những vitamin hết sức quan trọng giúp trẻ có đôi mắt tinh nhanh và lớn lên khoẻ mạnh hàng ngày.