1. Thiếu sắt
Trẻ hay cáu gắt có thể do thiếu sắt.
Nếu trẻ gầy yếu, chậm nói, chậm đi, tăng cân chậm, đồng thời không lanh lợi, hay khóc quấy và dễ nhiễm các bệnh nhiễm trùng, da xanh và dễ rụng tóc, hay gãi cơ thể do ngứa ngáy… bé đã bị thiếu sắt.
Thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở trẻ. Đây là dưỡng chất quan trọng để tạo máu, từ đó vận chuyển oxy cho cơ thể tạo tế bào… Theo đó mẹ cần bổ sung sắt cho trẻ từ những thực phẩm giàu sắt là: thịt đỏ, thịt gà, rau lá đậm, đậu, cây họ cam, cà chua…
2. Vitamin C
Trẻ bị thiếu vitamin C thường dễ bị chảy máu chân răng, da và tóc khô, dễ xuất hiện các vết bầm tím trên người, cơ thể hay mệt mỏi, hay quên và không thích tham gia vận động chung với bạn bè, dệ bị bệnh vặt do thiếu sức đề kháng.
Bổ sung vitamin C cho trẻ bằng các loại hoa quả như cam, bông cải xanh, cà chua, dâu tây, wiki…
3. Vitamin D
Phơi nắng giúp bổ sung vitamin D hiệu quả cho trẻ
Giấc ngủ không sâu hay giật mình, dễ quấy khóc, chậm biết đi và mọc răng, tóc rụng hình vành khăn… là những biểu hiện cho thấy trẻ bị thiếu vitamin D.
Mẹ nên cho trẻ tắm nắng buổi sớm để bổ sung dưỡng chất này. Ngoài ra, nên bổ sung dầu gan cá, cá, sữa và lòng đỏ trứng trong thực đơn của trẻ.
4. Chất xơ
Thiếu chất xơ trẻ bị mắc bệnh táo bón. Hoặc trẻ nhanh đói, nhưng hoạt động yếu ớt, dư thừa cân nặng.
Để ngăn ngừa triệu chứng này mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chế biến sẵn, nên bổ sung rau, hoa quả và các loại đậu trong bữa ăn của bé nhiều hơn.
5. Vitamin B12
Phản ứng chậm chạp, đờ đẫn là biểu hiện sự thiếu hụt vitamin B12 ở trẻ. Mẹ cũng có thể thấy bé cựa quậy vô ý thức với đầu, thân mình và tay chân lắc lư run rẩy khi trẻ bị thiếu dưỡng chất này.
Một số triệu chứng khác như bé cảm thấy buồn nôn, kém ăn, suy giảm trí nhớ, táo bón.
Thực phẩm giàu vitamin B12 là: sữa, thịt, trứng, hải sản, đậu nành...
Trẻ chậm chạp hơn bình thường nếu thiếu vitamin B12.
6. Vitamin A
Vitamin A có nhiều trong các loại rau củ có màu sắc tươi sáng như cà rốt, củ dền, bí đỏ… Vì vậy khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu thiếu vitamin A như: da tay nhăn nheo, mắt khô và bị quáng gà, hay ốm vặt, trí nhớ giảm sút, chậm lớn, răng mọc không đều và móng tay có màu sắc nhợt nhạt… mẹ nên bổ sung các rau củ trên trong khẩu phần của trẻ.
7. Canxi
Chân vòng kiềng, ngực lép, răng mọc chậm, tính tình thất thường, giấc ngủ không ngon và ra nhiều mồ hôi… là những biểu hiện cho thấy trẻ thiếu canxi.
Bổ sung rau củ trong bữa ăn của bé là cần thiết.
Hãy bổ sung canxi cho trẻ thông qua sữa và các chế phẩm từ sữa. Ngoài ra bổ sung thêm hải sản, rau lá xanh, súp lơ… vào khẩu phần ăn của trẻ.
8. Protein
Lo lắng, chán nản hay răng mọc lệch sẽ là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé thiếu protein. Dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc khiến tinh thần vui vẻ, sảng khoái.
Protein dễ dàng được bổ sung bằng các thực phẩm từ động vật như thịt bò, thịt heo, thịt gà, cá…
9. Kẽm
Thiếu kẽm khiến các vết thương khó lành, trẻ chậm lớn, bộ phận sinh dục chậm phát triển. Ngoài ra, bé còn chán ăn, dễ ốm đau do sức đề kháng kém.
Kẽm có nhiều trong ngũ cốc, các loại hạt, chocolate, rau chân vịt, nấm…
10. Vitamin B1
Tinh thần tối loạn, biếng ăn, tiêu hóa kém và bị nấm kẽ chân… là minh chứng cho thấy bé đang thiếu vitamin B1.
Bé chán ăn khi thiếu dưỡng chất cần thiết.
Bí đao, măng tây, đậu nành, cá biển… là những thực phẩm giàu vitamin B1, mẹ nên cho bé ăn thường xuyên.
10. Vitamin B2
Nếu thiếu vitamin B2 bé sẽ bị sưng đầu lưỡi, viêm tấy môi, mắt kết màng và bị nhiệt ở bàn tay bàn chân.
Bổ sung vitamin B2 bằng cách dùng hạt điều, quả óc chó, chuối, bơ, yến mạch, khoai lang…
12. Vi khuẩn có lợi ở đường ruột
Không được xem như một dưỡng chất nhưng vi khuẩn có lợi lại là thành phần quan trọng giúp quá trình hấp thu các dưỡng chất trong cơ thể trẻ hoạt động trơn tru hơn. Nếu thiếu các vi khuẩn này ở đường ruột nó có thể khiến cho trẻ nghịch ngợm hay hiếu động quá mức. Vì lúc này dinh dưỡng không chuyển hóa hết trong cơ thể và gây ra tình trạng dư thừa năng lượng khiến trẻ tăng cường vận động.
Sữa chua là nguồn bổ sung các vi khuẩn có lợi hiệu quả cho trẻ.
13. Omega-3
Cá hồi giàu Omega -3
Trẻ bị thiếu Omega-3 dễ trở nên cáu kỉnh và ít khi bộc lộ cảm xúc.
Mẹ có thể bổ sung nguồn dưỡng chất này thông qua các thực phẩm như cá hồi, cá xác-đin, cá trích, cá thu, bơ, dầu dừa…