Những điều cần biết về bệnh còi xương ở trẻ em, Còi xương là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi vì hệ xương đang phát triển nhanh. Hệ quả mà căn bệnh này mang lại là xương biến dạng, thậm chí là tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là viêm phổi. Nguyên nhân đã được xác định là do thiếu hụt vitamin D nên rất cần các biện pháp bổ sung thiết thực.
Vai trò của vitamin D trong việc chống còi xương
- Vitamin D tan trong chất béo và có trong gan, cá, trứng, sữa…
- Vitamin D được tổng hợp ở các tế bào da nhờ ánh sáng tử ngoại, giúp tổng hợp canxi và phot-pho, giúp phát triển các mô sụn.
- Ngoài ra, vitamin D còn giúp điều hòa nồng độ canxi trong máu luôn hàng định.
- Thiếu vitamin D, ruột không thể hấp thụ đủ canxi và phot-pho, làm canxi trong máu giảm, gây bệnh còi xương ở trẻ em. Đó là nguyên nhân lớn khiến trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng… Trong khi ở người lớn thì bị loãng xương, xương dễ gãy…
Biểu hiện ở trẻ mắc bệnh còi xương
Biểu hiện dễ thấy nhất chính là trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu. Nếu không điều trị, sau vài ba tuần, dần dần sẽ xuất hiện các triệu chứng ở xương. Tùy theo độ tuổi mà biểu hiện khác nhau:
- Trẻ nhỏ: sờ thấy xương sọ mềm, do tư thế nằm đầu dễ bị méo bó, đầu bẹt phía sau hoặc sang một bên. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm, men răng xấu.
- Trẻ lớn hơn thường có biến đổi về xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện vòng cổ tay và cổ chân. Các cơ nhão làm cho trẻ chậm biết lẫy, biết bò, ngồi, đứng, đi. Do vậy, nếu không điều trị kịp thời, sẽ để lại di chứng như lồng ngực biến dạng, ngực nhô ra phía trước, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát, khung chậu hẹp…
Các biến chứng của xương sẽ làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến việc sanh nở ở trẻ gái. Bên cạnh đó, trẻ còn bị xanh xao, thiếu máu hay viêm phổi mãn tính.
Phòng và điều trị còi xương
Trẻ thường xuyên phơi nắng (từ 6h – 8h sáng) để cơ thể tổng hợp vitamin D và tạo ra Canxi cho cơ thể, giúp phòng chống bệnh còi xương tốt nhất. Trong bữa ăn cũng nên có thêm các loại thực phẩm như cá, trứng, cua, gan, sữa, phomai, rau xanh…
Với những trẻ sống ở những vùng thiếu ánh sáng mặt trời thì có thể uống vitamin D hoặc các loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung canxi cho cơ thể, để phòng ngừa thiếu máu và chống còi xương cho trẻ nhỏ.
Bài viết đã mang đến cái nhìn tổng quan về căn bệnh còi xương ở trẻ em. Hãy là những bậc phụ huynh thông thái trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ, bằng cách lựa chọn phương pháp phòng ngừa còi xương một cách khoa học và hợp với sức khỏe của bé. Mọi chi tiết thắc mắc, xin bạn vui lòng liên hệ cho Worldkids theo số hotline để được tư vấn cụ thể!