Dinh dưỡng, sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Dinh dưỡng tốt giúp cho cơ thể trẻ phát triển hài hòa, khoẻ mạnh; kích thích trẻ tích cực vận động, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh đồng thời thúc đẩy sự phát triển trí não giúp trẻ thông minh, linh hoạt, tự tin vào bản thân giúp trẻ phát triển toàn diện.
Ngoài việc ăn uống đủ chất, đủ lượng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Cơ thể trẻ còn non yếu nếu bị ngộ độc thức ăn sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và tinh thần của trẻ. Vì vậy, việc đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được nhà trường quan tâm. Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ đảm bảo về chất và lượng, cân đối giữa các chất sinh ra năng lượng như: chất đạm, chất béo, chất bột đường, các loại vi ta min và khoáng chất. Cân đối giữa thức ăn có nguồn gốc động vật và thức ăn có nguồn gốc từ thực vật.
*Nhu cầu năng lượng đối với trẻ mẫu giáo:
Nhóm tuổi |
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng/ ngày của trẻ |
Nhu cầu khuyến nghị tại cơ sở GDMN/ ngày/trẻ
(Chiếm 50-55% nhu cầu cả ngày) |
3- 6 tuổi |
1.230Kcal – 1.320Kcal |
615Kcal -726Kcal
|
* Cơ cấu các chất
- Chất đạm (P)cung cấp khoảng 13- 20% năng lượng khẩu phần.
- Chất béo (L) cung cấp khoảng 25- 35% năng lượng khẩu phần.
- Chất bột (G) cung cấp 52- 60% năng lượng khẩu phần.
* Số bữa trẻ ăn tại trường:
- Trẻ mẫu giáo ăn 01 bữa chính và 01 bữa phụ.
- Bữa chính buổi trưa cung cấp 30-35% năng lượng của cả ngày.
- Bữa phụ chiều cung cấp 15- 25% năng lượng cả ngày.
Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ công tác chế biến thực phẩm theo quy trình bếp một chiều, chú trọng từ khâu lựa chọn thực phẩm, khâu sơ chế, chế biến thức ăn và chia ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong thức ăn. Khẩu phần và thực đơn của trẻ được thay đổi theo tuần, theo mùa; đảm bảo cân đối giữa các chất dinh dưỡng, chế biến phù hợp với khẩu vị của trẻ.
Khi tổ chức bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non, giáo viên chú ý tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ ăn ngon miệng đồng thời động viên, khuyến khích trẻ ăn hết xuất không làm rơi vãi thức ăn.
Tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ
Trên đây là một số chia sẻ về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lứa tuổi mầm non giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức trong chế biến ăn cho trẻ đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ cân đối và hợp lý, đồng thời thường xuyên phối kết hợp tốt với nhà trường trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ./