Sức đề kháng được ví là “một bức tường thành” để ngăn chặn phần lớn nguy cơ xâm nhập của các virus xâm nhập gây bệnh và đặc biệt trong thời kì dịch bệnh diễn biến phức tạp như này.
Theo các chuyên gia y tế, khi cơ thể khỏe mạnh, các mầm bệnh tiềm tàng trong môi trường sẽ ít có cơ hội tác động đến chúng ta và ít có cơ hội phát tác. Một sức đề kháng hoạt động càng mạnh mẽ sẽ giúp cơ thể càng khỏe mạnh. Sức đề kháng đặc biệt có vai trò quan trọng với nhiễm trùng đường hô hấp – đại diện nhiễm trùng phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi, bởi bệnh chiếm tỉ lệ cao. Trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mãn tính là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi virus xâm nhập gây bệnh. Triệu chứng bệnh thường gặp như tắc nghẹt mũi, ho, đau họng, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa hoặc cảm lạnh thông thường hay tái phát với tần suất nhiều hơn mức trung bình từ 2-4 lần/năm. Đối với loại Virus Sars – CoV-2 (COVID 19) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp, những người có sức đề kháng kém có nguy cơ mắc bệnh cao khi tiếp xúc với mầm bệnh và chính là những người dễ biến chứng nặng, tử vong. Đặc biệt trên 80% người chết do COVID 19 là những người có sẵn bệnh nền mãn tính như: Đái tháo đường, huyết áp, bệnh người cao tuổi… vốn dĩ là đối tượng có sức đề kháng kém. Vậy mà nhiều người chưa thực sự quan tâm tới việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thay vì nâng cấp thành trì vốn có, nhiều người chỉ tận dụng đến khi cạn kiệt, khiến bộ máy không thể chống đỡ khi có sự xâm nhập của virus, vi khuẩn… Nên trong thời điểm dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, việc chủ động tăng sức đề kháng là việc làm cấp thiết và quan trọng nhất. Một cơ thể khỏe mạnh kết hợp với các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên… góp phần hạn chế nguy cơ nhiễm Covid-19. Đồng thời, chúng ta cần ghi nhớ rằng, chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ chất để tăng cường sức đề kháng là yếu tố quan trọng nhất, đây chính là cách phòng thủ giúp chúng ta sẵn sang chiến đấu với dịch bệnh mà không sợ bị hạ gục. Một bữa ăn cần phải đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, để nâng cao sức đề kháng thì chúng ta cần phải ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh, kèm với uống nhiều hơn 1,5 lít nước trong 1 ngày. Nhưng với cuộc sống bận rộn đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát nên nguồn thực phẩm sạch cũng khan hiếm nên việc lựa chọn nguồn dinh dưỡng sạch, đa dạng để bổ sung là vô cùng khó khăn. Vậy việc lựa chọn thực phẩm nào để giúp tăng cường sức đề kháng?
Chúng ta có thể cải thiện sức đề kháng bằng nhiều cách như nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, luyện tập thể thao, bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong đó, chế độ dinh dưỡng cân bằng, đảm bảo không bị thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu chính là chìa khóa quan trọng nhất giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt phải kể đến là các thực phẩm xanh chứa nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa sẽ giúp tăng cường sức đề kháng hữu hiệu nhất. Bạn cần ăn đủ 3 bữa ăn chính mỗi ngày và cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất: Protein (chất đạm): thịt, cá, trứng, tôm, cua, ốc, đậu phụ, các loại hạt đỗ,…Tinh bột: cơm, xôi, bún, mì, quẩy, bánh mì, khoai, ngô,… Chất béo: dầu, mỡ, vừng, đậu phộng,… Vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh, củ, quả…Nhưng với cuộc sống hiện đại, nguồn thực phẩm bị nhiễm chất độc hại nhiều, chưa kể dịch bệnh kéo dài nguồn thực phẩm cũng khan hiếm nên việc lựa chọn nguồn dinh dưỡng sạch, đa dạng để bổ sung cho cơ thể là điều rất khó.
Mặt khác, theo các chuyên gia từ Đại học Y khoa Havard tại Hoa Kỳ, hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn khi được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công môi trường và được hỗ trợ bởi các chiến lược sống lành mạnh như:
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt thật nhiều rau củ và trái cây.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, từ bỏ thuốc lá.
- Tập luyện thể dục thường xuyên.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Ngủ đủ giấc.
- Giảm thiểu căng thẳng.
- Thực hiện các công tác phòng tránh nhiễm trùng (giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, ăn chín uống sôi.)
- Tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể theo bằng các sản phẩm tăng cường miễn dịch được khuyến cáo.
- Các tế bào miễn dịch bẩm sinh và thích nghi để hoạt động tốt còn cần “nguyên liệu” từ các vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, vitamin D, kẽm…
Trong những ngày dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp chưa có thể khẳng định trước được bất cứ điều gì thì việc bảo vệ sức khỏe cho chính mình và các thành viên trong gia đình mình quả là một điều hết sức quan trọng. Muốn có một sức khỏe tốt để cùng thực hiện khẩu hiệu của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là “chống dịch như chống giặc” thì đầu tiên cần thiết đó là tăng sức đề kháng của bản thân.