Hệ miễn dịch của trẻ là gì?
Hệ miễn dịch được hiểu là sự phối hợp giữa các tế bào có chức năng đặc biệt, protein, mô và các cơ quan giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, nhận biết và trung hòa độc tố từ thực phẩm, môi trường.
Hệ miễn dịch phát triển theo độ tuổi, non yếu khi sơ sinh và mạnh mẽ nhất khi cơ thể ở tuổi trưởng thành. Khả năng miễn dịch được phát triển khi cơ thể trải qua nhiều mầm bệnh hơn, chúng tạo ra kháng thể và ghi nhớ để chống lại các mầm bệnh về sau. Chính vì cơ chế này mà trẻ em thường dễ mắc bệnh, còn người trưởng thành thì khỏe mạnh hơn. Do đó các phụ huynh có trẻ nhỏ cần phải chú ý tăng đề kháng cho bé, giúp bé không mắc phải các mầm bệnh.
Vì sao tăng cường sức đề kháng cho bé lại rất quan trọng?
Sức đề kháng khỏe mạnh giúp bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Khi chuyển mùa, các bé thường mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hóa. Ngoài ra các virus, vi khuẩn từ môi trường xung quanh gây ra các bệnh nguy hiểm. Việc mắc các bệnh này gây trở ngại rất lớn đối với sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ ở trẻ về sau.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp bé phát triển toàn diện
Ở cơ thể trẻ em, hệ miễn dịch chưa thể hoàn thiện như cơ thể người trưởng thành, sức đề kháng của trẻ yếu, dễ mắc bệnh. Vì thế, việc tăng đề kháng cho bé là vô cùng quan trọng, chúng có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ.
Những yếu tố gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của bé?
Các yếu tố bên trong
- Bé chưa có hệ miễn dịch hoàn thiện
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch non yếu, đặc biệt là trẻ sinh non. Việc chống lại mầm bệnh từ môi trường là đều nhờ vào kháng thể từ mẹ. Kháng thể nhận từ mẹ cũng giảm dần khi trẻ cai sữa nên trẻ thường dễ mắc bệnh. Việc tăng đề kháng cho bé, là đặc biệt quan trọng, cụ thể là trong giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ vừa cai sữa.
- Có trẻ vừa sinh ra đã mắc phải những bệnh lý
Có 1 số bệnh lý bé vừa sinh ra đã mắc phải vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số đó là bệnh đái tháo đường type 1. Đây là một trong các bệnh có thể khiến hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào tế bào beta ở đảo tụy, dẫn đến các tổn thương vĩnh viễn.
Một bệnh lý khác trẻ dễ mắc phải nữa là bênh lý u hạt mạn tính, đây là tình trạng gây suy giảm miễn dịch do bạch cầu không sản sinh ra hợp chất hoạt hóa oxy dẫn đến nhiễm khuẩn các tạng, hạch bạch huyết và da. Vì thế phụ huynh cần lưu tâm đến tình trạng sức khỏe của trẻ ngay từ khi trẻ vừa lọt lòng để tăng đề kháng cho bé.
Làm thế nào để tăng đề kháng cho bé?
- Trẻ dễ bị nhiễm trùng hơn do di truyền
Trẻ dễ bị nhiễm trùng hơn do di truyền những bất thường từ gens bố mẹ gây suy giảm miễn dịch ở trẻ. Việc này khiến bé dễ bị nhiễm trùng hơn các bé bình thường.
- Trẻ chưa có đủ tế bào lympho T và B trong cơ thể
Những tế bào lympho T và B có vai trò ghi nhớ những bệnh đã gặp trước đây, nhận biết và phát tín hiệu khi chúng trở lại. Khi thiếu hụt các tế bào này cơ thể trẻ dễ mắc bệnh hơn.
Các yếu tố bên ngoài
- Trẻ tiếp xúc với môi trường bất lợi quá nhiều
Trẻ dưới 3 tuổi tiếp xúc với môi trường bất lợi (nơi bẩn, ô nhiễm, ăn phải thực phẩm bẩn,…) nhiều khiến các virus, vi khuẩn tấn công cơ thể non nớt của bé. Đây là nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt. Vì vậy khi để bé vui chơi ở các môi trường bên ngoài, phụ huynh cần chuẩn bị và trang bị cho bé các vật dụng như khẩu trang, khăn,… để trẻ tránh tiếp xúc với các môi trường không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, phụ huynh cần đảm bảo tăng đề kháng cho bé để hệ miễn dịch của bé khỏe hơn và chống chọi với các yếu tố bên ngoài tốt hơn.
- Dùng thuốc tùy tiện cho trẻ
Mỗi loại thuốc thường sẽ có các thành phần không phù hợp với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Nếu dùng thuốc không phù hợp, cụ thể là thuốc kháng viêm corticoid, có thể gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động các tế bào miễn dịch ở trẻ. Vì thế các bà mẹ chỉ nên dùng thuốc cho bé khi có chỉ định của bác sĩ
Yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của bé
Việc bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều đạm (trứng, thịt, sữa,…) khiến cơ thể sản xuất nhiều hàm lượng hormon IGF 1. IGF 1 làm tăng nhanh già hóa, cản trở chức năng hệ miễn dịch. Vì vậy phụ huynh cần phải điều chỉnh và có chế độ thực đơn hợp lý, từ đó giúp tăng đề kháng cho bé hiệu quả hơn.
Khi ngủ, tuyến yên sản sinh ra hormon tăng trưởng giúp cơ thể phát triển và tăng cường miễn dịch. Nếu trẻ thiếu ngủ hoặc không ngủ đúng giấc, cơ thể trẻ sẽ dễ bị ảnh hưởng và giảm đề kháng. Phụ huynh nên cho trẻ ngủ đủ thời gian trẻ cần để giúp trẻ cải thiện sức khỏe, có năng lượng hơn, từ đó tăng đề kháng cho bé dễ dàng hơn.
Chế độ dinh dưỡng giúp tăng đề kháng cho bé
Trẻ dưới 12 tháng tuổi
Trong 6 tháng đầu, các bà mẹ nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ và kéo dài đến 24 tháng nếu có thể. Các bà mẹ đang cho con bú nên ăn uống đủ chất, tốt nhất là ăn theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Cho trẻ ngủ đủ giấc, tránh để trẻ quấy khóc, căng thẳng. Ngoài ra, phụ huynh cần vệ sinh thường xuyên cơ thể bé.
Trẻ từ 1 tuổi trở lên
Trẻ cần được uống đủ nước và đảm bảo được 4 nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn. Nên bổ sung kẽm từ cua, tôm, thịt bò,… Thường xuyên ăn rau củ quả đặc biệt là rau quả chứa nhiều Vitamin C, A và E. Nên cân bằng các nhóm chất trong từng bữa ăn, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng đề kháng cho bé. Việc đảm bảo bé ngủ đủ giấc theo đồng hồ sinh học, tắm nắng và vận động phù hợp cũng giúp tăng đề kháng cho bé hiệu quả.
Làm sao để dùng các loại vi chất đúng cách để tăng đề kháng cho bé?
Trẻ cần được bổ sung các vi chất giúp bé tăng đề kháng qua dinh dưỡng hàng ngày. Các bậc phụ huynh cần bổ sung các vi chất cần thiết như:
- Kẽm và canxi có trong sò, đậu Hà Lan, tôm, cua
- Vitamin C trong cam, ổi, rau cải,…
- Tắm nắng và ăn cá, trứng, gan,… để bổ sung Vitamin D
- Vitamin B từ ngũ cốc nguyên cám, thịt gà, chuối,…
Để giúp trẻ dễ tiếp thu các dưỡng chất trên dễ dàng hơn, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, phụ huynh cần chế biến thực phẩm nhuyễn và dễ ăn để bé có thể dung nạp tốt hơn.
Bổ sung các vi chất giúp tăng đề kháng cho bé
Việc cung cấp vi chất cho bé qua thực phẩm là cần thiết. Thế nhưng các vi chất có trong thực phẩm là chưa đủ, các phụ huynh nên bổ sung thêm vi chất bằng các sản phẩm dinh dưỡng khác để giúp bé có hệ tiêu hóa và đề kháng tốt.