Mùa thu được biết là mùa khô có buổi trưa nắng gắt, các trẻ nhỏ hay thích đùa nghịch thường dễ mắc bệnh; thường là các bệnh lý truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của các trẻ nhỏ. Khí hậu khô hanh của mùa thu sẽ làm cho cơ thể của các trẻ có hiện tượng như: khô môi, chảy máu mũi, da sần sùi và ngứa; hoặc các bệnh lý về đường hô hấp như: ho, sổ mũi, viêm họng và phát ban. Thời điểm này cần tăng sức đề kháng cho trẻ.
Chính vì những nguyên nhân trên gây ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ nhỏ vào mùa thu; các mẹ cần hết sức chú ý đế chế độ ăn uống của trẻ để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ có đủ năng lượng để sinh hoạt. Bài viết sau đây chia sẽ các thực phẩm dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ mà các mẹ có thể tham khảo. Ngoài các công dụng tốt cho sức khỏe thì những thực phẩm có sẵn trong mùa thu nên đầy tiện ích và tươi ngon, đúng mùa.
Mục lục
Các thực phẩm dinh dưỡng giúp tăng đề kháng cho trẻ vào mùa thu
Nhiều bà mẹ hỏi: “Trẻ động chút là ốm. Làm thế nào để nâng cao sức đề kháng cho trẻ? Ăn gì có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ?”.
Trên thực tế, không có loại thực phẩm nào ăn vào là lập tức có hiệu quả nâng cao sức đề kháng. Bởi vì sức đề kháng có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng toàn cơ thể. Vì vậy, muốn nâng cao sức đề kháng cho trẻ, cha mẹ phải chú ý dinh dưỡng cân bằng. Cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm sau sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng vào mùa thu.
Lương thực: Các loại khoai có thể làm lương thực chính
Lấy khoai thay thế gạo làm lương thực chính cho trẻ. Như vậy sẽ giúp trẻ được no bụng, đồng thời cung cấp “đại lượng” vitamin C, vitamin B1, kali, chất xơ…. Các loại khoai bao gồm khoai lang đỏ, sơn dược, khoai tây sẽ giúp hấp thụ độ ẩm, chất béo, độc tố, đường và bôi trơn đường ruột. Ăn nhiều khoai sẽ giúp trẻ giảm táo bón. Trong đó sơn dược, khoai từ, khoai lang còn có tác dụng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Món ăn giới thiệu: Cháo khoai lang
- Thích hợp độ tuổi: Trẻ trên 6 tháng tuổi
- Cách chế biến: Vo sạo sạch, thêm nước vào nấu nhuyễn thành cháo. Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ cắt thành miếng mỏng, cho vào nồi hấp chín. Vớt khoai lang ra, dùng thìa nghiền nát thành nhuyễn, cho khoai lang vào trong cháo, đảo đều lên ăn.
Rau xanh: Rau sẫm màu cung cấp vitamin A
Cho trẻ ăn rau xanh, đặc biệt là các loại rau màu xanh thẫm và màu vàng cam có nhiều chất carotein có thể chuyển thành vitamin A trong cơ thể. Nếu cơ thể không đủ vitamin A, sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp sẽ kém đi, trẻ dễ mắc bệnh lây nhiễm, cũng dễ bị độc tố xâm nhập vào cơ thể.
Đặc biệt trong rau xanh giàu acid folic là chất miễn dịch tổng hợp cần thiết và một số lượng lớn flavonoid có tác dụng giống như vitamin C, rất có ích để duy trì sức đề kháng. Có rất nhiều các loại rau nâng cao sức đề kháng như súp lơ, rau chân vịt, măng tây, ngồng cải hay cải xanh…
- Món ăn giới thiệu: Súp lơ xào tôm
- Thích hợp độ tuổi: Trẻ trên 2 tuổi
- Cách chế biến:
Tôm cắt bỏ phần chỉ đen trên sống lưng, rửa sạch, ướp gia vị để ngấm. Súp lơ rửa sạch, cắt theo búp nhỏ. Ớt chuông đỏ bỏ hạt, rửa sạch, cắt thành miếng vuông nhỏ. Luộc qua súp lơ, vớt ra để ráo.
Đặt chảo nóng, cho dầu, đập gừng vào đảo dậy mùi, cho tôm vào xào cùng. Khi tôm chuyển sang màu khác cho súp lơ, ớt chuông vào đảo đều, thêm gia vị vừa miệng là được.
Các loại protein: Các sản phẩm từ đậu chống virus
Nguồn chất xơ và các oligosaccharides trong đậu tương rất có ích cho sức khỏe. Ngoài ra, trong đậu nành còn có không ít các chất giúp cải thiện sức đề kháng. Ví dụ như: Saponin có tác dụng chống virut, các lectin giúp kích hoạt hệ miễn dịch.
Bố mẹ hãy dùng đậu nành thay thế các loại thịt. Như vậy rất giúp ích để phòng tránh các loại bệnh như mỡ gan, bệnh tim, cao huyết áp, cholesterol và có lợi cho hệ miễn dịch duy trì chức năng bình thường. Các loại đậu như đậu phụ, bì đậu, sữa đậu nành.. nên cho trẻ ăn. Tuy nhiên cần chú ý không cho trẻ ăn các loại đậu chiên qua dầu mỡ.
- Món ăn giới thiệu: Đậu phụ hầm nấm
- Thích hợp độ tuổi: Trẻ trên 1 tuổi
- Cách chế biến: Rửa sạch nấm tươi, cắt thành miếng nhỏ. Cắt đậu phụ thành miếng nhỏ, sau đó cho vào nồi luộc sôi bằng lửa to, đổ nước luộc đi. Cho nấm vào sau nồi đậu, thêm một xút xì dầu, muối và nước (nước không quá mặt đậu), hầm 20 phút với lửa nhỏ là được.
Hoa quả: Hoa quả sẫm màu kích hoạt hệ miễn dịch
Các loại hoa quả sẫm màu giàu anthocyanin như dâu tây, việt quất đen…rất có ích để kích hoạt hoạt tính của hệ miễn dịch. Các loại hoa quả giàu vitamin C và flavonoid như kiwi, cam quýt cũng là những lựa chọn không tồi. Táo có tác dụng thúc đẩy sự tổng hợp của interferon nên cũng là lựa chọn rất tốt.
- Món ăn giới thiệu: Sinh tố táo, cà rốt
- Thích hợp độ tuổi: Trẻ trên 6 tháng tuổi
- Cách chế biến: Rửa sạch cà rốt và táo, cắt thành miếng. Cho cà rốt và táo vào hấp 3-5 phút cho mềm nhuyễn. Lấy một chiếc muôi canh nghiền cho táo và cà rốt thành dạng hồ, có thể thêm vào một ít nước hoặc sữa mẹ, ăn nguội.
Sữa chua giàu khoáng chất
Các chất béo và protein trong sữa chua càng dễ bị hấp thụ hơn sữa bò. Sữa chua nhiều các nguyên tố khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho. Ngoài ra, còn có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn, tăng cường chức năng tiêu hóa. Có hiệu quả ức chế sự phát triển của các vi khuẩn trong đường ruột.
Có nghiên cứu chứng minh, sữa chua giúp ngăn ngừa đau bụng đi ngoài do vi khuẩn đường ruột gây ra; thực phẩm dinh dưỡng này còn có thể giảm nhẹ các trạng thái dị ứng và nâng cao khả năng phản ứng miễn dịch đổi với vi khuẩn và vi rút.
- Món ăn giới thiệu: Salats hoa quả sữa chua
- Thích hợp đội tuổi: Trẻ trên 1 tuổi
- Cách chế biến: Chọn loại hoa quả trẻ thích như chuối, táo, dưa đỏ… cắt thành miếng nhỏ vừa miệng của trẻ, thêm sữa chua vào, đảo đều lên ăn.