Thời điểm vàng cho sự phát triển chiều cao ở trẻ
Các cha mẹ thường quan tâm đến việc làm sao để cải thiện chiều cao ở trẻ bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng như cho trẻ uống thật nhiều sữa, bổ sung canxi… nhưng quên rằng chiều cao không như cân nặng, không phải ăn nhiều dư thừa thì sẽ tăng cao lên như việc tăng cân.
Tăng trưởng chiều cao cần thời điểm, thời điểm đó cần hội tụ đủ các yếu tố như: nhân tố di truyền, nhân tố kích thích, hormone và các chất dinh dưỡng cần thiết. Như vậy, ngoài yếu tố di truyền và hormone (cái mà bạn không tác động được), bạn chỉ cần làm tốt 2 phần còn lại (yếu tố nhân tố kích thích và chất dinh dưỡng) và sau đó chờ thời điểm vàng đến.
Những thời điểm vàng cho sự phát triển chiều cao của trẻ
- Từ 3 tháng đến hết 2 tuổi
Cả bé trai và bé gái đều có thời điểm tăng trưởng vàng về chiều cao. Trong giai đoạn cửa sổ vàng từ 3 tháng đến hết 2 tuổi, dinh dưỡng là thứ không được thiếu nếu thiếu hụt sẽ làm sự tăng trưởng chiều cao trẻ trì hoãn thêm 6 tháng sau đó. Nếu quá 6 tháng, khi bé đã 2,5 tuổi, bé vẫn có sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, mà không chú ý phục hồi hay bổ sung trước đó, sẽ làm trẻ mất cơ hội đạt chiều cao tối đa trong giai đoạn này. Sau đó, từ 2 – 3 tuổi, chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm lại.
Bé gái có thêm thời điểm vàng từ 4 – 6 tuổi là tăng chiều cao nhanh. Nếu trước đó bé tăng chậm, hoặc biếng ăn, dinh dưỡng không đủ thì cơ thể bé sẽ tăng bù vào thời điểm này, trung bình tăng 5 – 6 cm/năm. Nếu dinh dưỡng giai đoạn đầu tốt và chiều cao tăng ổn định thì bé gái sẽ tăng thêm 10 – 12 cm trong 2 năm này. Bé trai thời điểm này là tăng bình thường, cũng không bù cho giai đoạn trước.
Bé gái từ 11 – 15 tuổi, bé trai từ 13 – 17 tuổi. Trong giai đoạn này tốc độ tăng là cao nhất để đạt điểm gần cực đại (độ cao cuối cùng của trẻ sau này). Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là thời điểm rất dễ tăng cân, nếu bé gái hoặc bé trai bị thừa cân béo phì trong thời điểm này thì tốc độ tăng chiều cao cũng sẽ giảm đáng kể.
>> Xem thêm: Nguyên tắc “tắm” ngôn ngữ khi dạy trẻ tiếng Anh
Những yếu tố giúp bé đạt chiều cao tối đa
Để giúp con tăng chiều cao vượt trội khi trưởng thành cha mẹ cần lưu ý những yếu tố sau:
- Bé nên duy trì bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời, bú mẹ tối thiểu 2 năm đầu và kéo dài lâu nhất có thể.
- Bổ sung đủ vitamin D từ 1 tháng sau sinh.
- Khi bắt đầu ăn dặm, bé nên được bổ sung 2 ngày/tuần những thực phẩm giàu kẽm, canxi và vitamin A, B, C. Cha mẹ nên bổ sung canxi từ thực phẩm, không nên tự ý bổ sung thuốc canxi cho bé vì thường không mang kết quả tăng chiều cao so với canxi từ thực phẩm, mà còn nguy cơ cao gây ra các vấn đề sức khỏe. Dư canxi có thể ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng và có tác dụng ngược lại là làm các bé thấp hơn
- Bé được khuyên ăn đủ 2 ngày cá (hồi/thu/lươn/chép)/tuần để duy trì chất béo omega – 3 tốt nhất.
- Bé nên có giấc ngủ nguyên đêm. Ví dụ: Bé 4 tuổi, 1 ngày nên có 9 – 10 tiếng/ngủ đêm và 2 – 3 tiếng/ngủ ngày.
- Tốt nhất là hạn chế cho bé hấp thụ chất ngọt từ đường/kẹo/bánh/socola cho bé. Nếu cho bé ăn, giới hạn 2 thanh kẹo/ngày và tuần quy định chỉ cho bé ăn 3 ngày. Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều đường liên quan đến sự “lùn” ở trẻ.
- Trẻ từ tuổi dậy thì nên duy trì cân nặng phù hợp, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh và đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ và đường. Phân bố thời gian học và nghỉ ngơi cho trẻ hợp lý, tránh để trẻ bị stress, ăn vô thức, dễ làm trẻ dư cân và tích trữ mỡ.
Bé được khuyên ăn đủ 2 ngày cá để duy trì chất béo omega – 3 tốt nhất
Có thể bạn quan tâm đến bài viết này:
5 dấu hiệu cho thấy con bạn đang thiếu vitamin trầm trọng
Yếu tố kích thích giúp tăng chiều cao cho trẻ
- Bé từ 3 tháng – 2 tuổi: Cha mẹ nên tương tác xã hội với bé, ít bế bồng bé khi bé phát triển kỹ năng bò, trườn, đi lại. Nên dẫn bé đi công viên, chơi một số trò chơi phù hợp với tháng tuổi để rèn luyện sức khỏe giúp cải thiện chiều cao.
- Các bé 3 – 4 tuổi, cha mẹ chơi cùng bé các trò chơi vận động giúp phát triển não bộ và chiều cao.
- Bé từ 4 – 5 tuổi được khuyên học bơi 2 buổi/tuần và 2 buổi cách nhau khoảng 3 ngày, mỗi buổi không quá 45 phút. Khi bé 8 tuổi, có thể tăng 3 buổi/tuần, mỗi buổi không quá 60 phút. Cường độ này sẽ phù hợp với phát triển xương cho bé và đủ cho thời gian kiến tạo xương mới.
Những yếu tố làm bé “lùn”
Tương tự, nếu trẻ có gen cao nhưng do điều kiện chăm sóc không đạt cũng khó đạt được chiều cao tiềm năng, trẻ vẫn có nguy cơ thấp dưới chuẩn trung bình nhiều. Dưới đây là một vài yếu tố tác động khiến bé “lùn”
Ngồi máy tính/xem Tivi/chơi game >2.5 tiếng/lần. Tổng thời gian tiếp xúc với điện tử >4 tiếng/ngày.
Uống quá nhiều nước ngọt. Lượng 1 lon (220ml)/ngày là quá nhiều cho bé dưới 12 tuổi. Bé dưới 12 tuổi chỉ nên uống tối đa 2 lon/tuần, tức là <65ml/ngày. Tốt nhất là không nên giới thiệu nước ngọt cho bé trước 5 tuổi.
Trẻ uống nhiều nước ngọt có nguy cơ bị lùn
“Trẻ em như búp trên cành”. Hãy là những phụ huynh thông thái, nắm vững các giai đoạn phát triển, phương pháp tập luyện, sinh hoạt điều độ và bổ sung cho con hệ dinh dưỡng tối ưu để ươm mầm cho con vươn cao, thành công trong cuộc sống.