1. Nước ép cà rốt, táo - Thức uống tăng cường khả năng miễn dịch
Là những thực phẩm tính dương, có tác dụng làm ấm cơ thể với hàm lượng khoáng chất và vitamin cao, cà rốt và táo giúp trẻ không bị lạnh cũng như gia tăng khả năng miễn dịch.
Đồ uống giữ nhiệt cơ thể.
Cách làm nước ép cà rốt, táo
Để thực hiện món nước ép này, mẹ chuẩn bị 2 củ cà rốt, 1 quả táo và 1 quả chanh. Đem cà rốt và táo rửa sạch. Mẹ bỏ cuống của cà rốt và bỏ lõi táo rồi cắt thành những miếng vừa phải. Cuối cùng, cho phần cà rốt và táo trên vào máy ép, thêm nước cốt chanh rồi cho bé uống liền sau đó.
Liều lượng cho bé sử dụng
Mẹ có thể cho bé uống khoảng 40 đến 200ml, tùy theo độ tuổi.
2. Nước gừng
Gừng được xem như dược liệu quý giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể của trẻ. Theo Đông y, gừng còn được gọi là sinh khương - một loại dược liệu có thể dùng sống, làm ấm cơ thể. Sẽ không ngoa khi công nhận gừng như một loại “thực dược” giúp củng cố hệ miễn dịch, thể lực và khí lực. Vì gừng có vị cay mạnh nên nhiều trẻ thường không thích, cha mẹ có thể cho con thử nhấp nước gừng loãng trước rồi cho trẻ uống tiếp tùy theo khả năng.
Cách làm nước gừng
Chị em mài nhuyễn một nhánh gừng nhỏ, tương đương khoảng 10g rồi lọc qua rây và chế thêm nước sôi vào. Thêm mật ong hoặc đường đen vào rồi cho bé dùng nóng.
Lưu ý cho mẹ
- Không nên dùng cho các bé dưới 3 tháng tuổi.
- Chỉ nên dùng một lượng nhỏ trong lần đầu sử dụng gừng.
3. Nước đường
Đường đen không chỉ chứa nhiều vitamin, khoáng chất mà vị ngọt trong đó còn giúp tăng cường sinh lực và làm ấm cơ thể.
Cách làm nước đường
Mẹ cho 1 muỗng cà phê đường đen và chút muối vào cốc nước nóng rồi khuấy đều. Có thể thêm gừng hoặc bột sắn dây tùy thích rồi dùng lúc nóng.
4. Nước sắn dây
Là loại thực vật dây leo, tính bình, sắn dây có tác dụng làm ấm cơ thể tốt. Một bộ phận của củ sắn dây là rễ (hay gọi là cát căn) được xem như một dược liệu quý được dùng trong Đông y.
Cách làm nước sắn dây
Các mẹ cho 1 muỗng cà phê sắn dây, đường đen vào cốc rồi chế thêm nước sôi, khuấy đều. Ngoài ra, có thể thêm gừng tùy thích.
5. Trà Umeshu
Ô mai không chỉ có tác dụng sát khuẩn mà còn hỗ trợ dịch vị, giảm ho và tiêu chảy. Thực phẩm này cũng hỗ trợ làm ấm cơ thể rất tốt.
Cách làm trà Umeshu
Chúng ta cho một trái ô mai vào cốc rồi dùng đũa (thìa) dằm nát và bỏ hạt (nếu có). Thêm 1 muỗng canh shochu, 3-4 giọt nước gừng và chế nước trà xanh nóng vào hỗn hợp. Khuấy đều. Mẹ làm nhạt hỗn hợp trên khoảng 3-4 lần trước khi cho các bé uống.
Lưu ý cho mẹ
Umeshu là một loại rượu được tạo ra từ quá trình ngâm ume (mơ khi chưa chín) trong đường và rượu shochu. Nó vốn là một loại rượu có mùi hoa quả và có vị chua ngọt.
6. Nước tía tô
Lá tía tô dù có vị cay nhưng lại có tính ấm, giúp tăng tiết dịch vị, thúc đẩy tiêu hóa, quá trình đào thải các chất độc hại và lượng nước dư thừa trong cơ thể. Đặc biệt, nó còn giúp giảm ho.
Cách làm nước tía tô
Mẹ nướng sơ qua (hoặc cắt nhỏ) khoảng 2 đến 3 lá tía tô rồi thêm nước sôi, hãm vài phút. Sau đó cho bé uống nóng và có thể tùy ý thêm gừng hoặc đường đen.
7. Sinh tố chuối
Trong chuối có chứa hàm lượng chất béo, kali và protein cao nên giúp bé tiếp thêm năng lượng, giữ ấm cơ thể.
Cách làm sinh tố chuối
Mẹ cho 1 quả chuối đã bỏ vỏ, thái miếng và 1 cốc sữa tươi, 1 muỗng canh mật ong vào vào máy xay làm nhuyễn các nguyên liệu.
8. Sinh tố việt quất
Trong việt quất có chứa một lượng lớn vitamin C và chất béo lành mạnh nên rất tốt cho việc làm ấm và giữ nhiệt cơ thể.
Cách làm sinh tố việt quất
Mẹ đổ 100g quả việt quất và 200ml sữa tách kem, 1 hộp sữa chua vào máy xay sinh tố. Xay ở nấc nhỏ rồi nâng dần tốc độ đến khi việt quất và sữa quyện lại với nhau thành hỗn hợp đặc sệt.
9. Sô cô la nóng
Sô cô la không chỉ có tác dụng làm ấm cơ thể mà còn chứa chất chống oxy hóa flanovoid giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư ở trẻ em.
Cách làm sô cô la nóng
Mẹ đun nóng 150ml sữa rồi cho sô cô la vào khuấy đều đến khi hòa tan lại với nhau. Cho thêm 300ml sữa và 75ml kem ít béo rồi đun hỗn hợp nóng lên. Thêm bột quế và một chút muối vào rồi điều chỉnh nếu cần thiết.
10. Nước cam
Cho bé uống 1 ly nước cam nóng sau mỗi bữa ăn sẽ giúp tăng lượng vitamin C, sức đề kháng, khả năng miễn dịch… để tránh khỏi những virus cảm lạnh vào mùa đông.
11. Sữa ấm
Một cốc sữa ấm vào những ngày giá lạnh sẽ rất tốt cho đường hô hấp, giúp giữ thân nhiệt cơ thể. Đặc biệt, uống sữa còn giúp bé hấp thụ canxi đầy đủ hơn.