Giai đoạn từ 1 - 10 tuổi là thời gian trẻ cần được theo dõi mức chiều cao và cân nặng định kỳ. Thời gian này trẻ sẽ phát triển rất nhanh và bắt đầu chững lại trong suốt giai đoạn dậy thì đến khi trưởng thành. Vậy trẻ 5 tuổi nặng bao nhiêu kg thì tốt?
Trẻ 5 tuổi nặng bao nhiêu kg thì đạt chuẩn?
Dựa vào bảng số liệu chiều cao cân nặng theo chuẩn Tổ chức WHO thì trẻ 5 tuổi nặng bao nhiêu kg được trả lời như sau:
- Đối với bé gái: Chiều cao trung bình từ 100 - 108 Cân nặng trung bình là 18 - 18.2kg
- Đối với bé trai: Chiều cao trung bình từ 100 - 110cm Cân nặng trung bình là 18 - 18.3kg
Trong giai đoạn sơ sinh đến khi bé được 2 tuổi, chiều cao và cân nặng sẽ tăng rất nhanh chóng do đây là lúc cơ thể bé cần nguồn dưỡng chất liên tục. Sau 2 tuổi tới khi dậy thì, chiều cao của bé sẽ chỉ tăng trung bình 6 – 7 cm/năm và cân nặng chỉ tăng trung bình từ 2 - 3kg.
Dưới đây là bảng chiều cao - cân nặng của trẻ từ 0 - 10 tuổi được Tổ chức WHO cung cấp:
Bảng chiều cao - cân nặng chuẩn của trẻ từ 1 - 10 tuổi
Mẹ nên làm gì để giúp trẻ tăng cân?
Trẻ 5 tuổi nặng bao nhiêu kg, nếu như mức cân nặng của con không đạt tiêu chuẩn thì mẹ cũng không nên lo lắng. Vì con vẫn còn nằm trong giai đoạn phát triển nên việc bổ sung dinh dưỡng, rèn luyện và sinh hoạt sẽ giúp cải thiện các thiếu hụt về thể chất của bé:
Kích thích vị giác để con ăn ngon miệng
Trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng thường do thiếu vi lượng kẽm, vitamin nhóm B, sắt hay lysine,… đây đều là nguyên nhân ảnh hưởng đến vị giác và làm trẻ chán ăn. Để kích thích sự thèm ăn cho con thì mẹ hãy tăng cường các món hải sản, thịt bò, thịt gà, các loại đậu, rau xanh, gạo lứt, sữa tươi, lòng đỏ trứng, cá biển,… sẽ giúp bé lấy lại khẩu vị và ăn ngon miệng hơn.
Trẻ 5 tuổi tăng bao nhiêu kg phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng và vận động hàng ngày
Chia nhỏ khẩu phần ăn để bé hấp thu tốt
Để giúp bé tăng cân nhanh thì mẹ cần tăng cường khả năng hấp thu cho con bằng cách bổ sung vitamin từ trái cây, rau củ. Ngoài ra, hệ tiêu hóa sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu mẹ chia nhỏ khẩu phần ăn ra thành 5 – 6 bữa phụ một ngày. Trong đó có 3 bữa chính mẹ cho con ăn đủ các nhóm chất và 3 bữa phụ mẹ thêm trái cây, sữa chua, sữa tươi, bánh mì,.... vào các bữa nhỏ sau đó để bé được bổ sung dinh dưỡng hiệu quả.
Thường xuyên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng
Khám dinh dưỡng cho trẻ là điều bắt buộc để bố mẹ nhận biết con đang thiếu chất gì và bổ sung cho phù hợp. Khám dinh dưỡng cũng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng phát triển của trẻ, các bệnh về đường tiêu hóa nếu có. Vì thế gia đình nên đưa bé đi khám mỗi năm một lần để có thể theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ và kịp thời đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Ngoài ra, ba mẹ cũng đừng quên theo dõi cân nặng của con thường xuyên để tự đánh giá mức phát triển con tại nhà nhé.
Chế độ vận động phù hợp
Trẻ 5 tuổi nặng bao nhiêu kg còn chịu ảnh hưởng bởi tập luyện thể thao và chạy nhảy ngoài trời. Vận động thường xuyên giúp con phát triển thể chất nhanh chóng, đặc biệt khi mẹ kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Mỗi ngày trẻ cần vận động từ 30 - 45 phút bằng những bài tập luyện thể thao phù hợp với độ tuổi như bơi lội, đi bộ, đạp xe, chơi rượt bắt cùng bạn. Sau khi tập luyện mệt thì con sẽ tiêu hao năng lượng và cảm thấy đói bụng nhanh, ăn nhiều hơn.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ em tăng trưởng chiều cao và cân nặng
Đừng quên tẩy giun định kì
Một nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều mãi mà chẳng tăng cân là do bé bị nhiễm giun sán. Rất nhiều bố mẹ chỉ chăm chút vào bữa ăn cho con mà quên mất việc đưa con đi
tẩy giun định kỳ.
Theo quy định của Bộ Y tế, trẻ cần được tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần đối với trẻ trên 2 tuổi. Đối với trẻ dưới 2 tuổi sẽ cần được bác sĩ đưa ra ý kiến để có thể tẩy giun cho bé đúng cách và an toàn.
Conlatatca.vn