Trẻ bị tiêu hóa nên ăn vì và không nên ăn gì là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ, bởi chế độ ăn không phù hợp có thể khiến tình trạng của trẻ xấu đi.
Với một hệ thống tiêu hóa còn yếu ớt, trẻ em thường dễ gặp phải tình trạng rồi loạn tiêu hóa. Để giải quyết tình trạng này, một chế độ ăn phù hợp là vô cùng cần thiết.
Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Không nên ăn gì?
Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé.
Biểu hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Một trong những điều quan trọng nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là nhanh chóng phát hiện vấn đề. Bởi vậy nắm rõ những biểu hiện là rất cần thiết.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường có những triệu chứng sau đây:
- Đau bụng
- Buồn nôn hoặc nôn
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Da, môi khô do mất nước khi bị tiêu chảy hoặc nôn nhiều.
Sau khi xác định được trẻ đang bị rối loạn hệ tiêu hóa, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc phù hợp, kèm theo đó là một chế độ dinh dưỡng an toàn, hiệu quả.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Dưới đây là những thực phẩm dễ ăn, dễ hấp thu và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ trong thời gian bị bệnh.
Chuối
Chuối là thực phẩm rất lành mạnh, lại chứa nhiều dinh dưỡng và dễ hấp thu, khi ăn chuối, dạ dày của trẻ sẽ không phải làm việc quá nhiều. Chất pectin có trong chuối có thể giúp trẻ tiêu hóa và đại tiện dễ dàng hơn.
Không những vậy, ăn chuối còn giúp trẻ bổ sung nhiều kali, vitamin và chất điện giải, có khả năng bù nước và phục hồi năng lượng nhanh chóng.
Nên cho trẻ ăn chuối khi bị rối loạn tiêu hóa
Rau xanh
Tất nhiên rồi, thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa thì không thể không kể tới rau xanh. Không chỉ bổ sung chất xơ, rau xanh còn mang tới cho trẻ rất nhiều vitamin và khoáng chất, từ đó tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Rau xanh giúp bổ sung nhiều chất xơ
Sữa chua
Sữa chua luôn nằm trong nhóm những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa nhất, bởi trong sản phẩm này có chứa nhiều vi khuẩn lên men có lợi.
Các vi khuẩn trên sẽ giúp cải thiện tình trạng đường ruột, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Sữa chua chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi
Sốt táo
Tuy không nhiều như chuối nhung táo cũng chứa rất nhiều pectin, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động ổn định hơn.
Táo tươi lại khó tiêu hóa, do đó các mẹ nên chế biến thành sốt táo, khi đó việc hấp thu sẽ trở nên dễ dàng hơn với trẻ.
Trẻ bị táo bón ăn sốt táo cũng cực kỳ tốt bởi trong táo có chứa lượng chất xơ dồi dào.
Sốt táo giúp trẻ dễ hấp thu dưỡng chất
Gạo và các sản phẩm từ gạo
Các sản phẩm từ gạo như cháo, bánh mì, bột là những thực phẩm khá bổ dưỡng và dễ tiêu hóa. Cho trẻ ăn các thức ăn chế biến từ gạo như cơm nát, cháo hạt, cháo xay, bánh mì có thể giúp trẻ hạn chế tình trạng tiêu chảy hiệu quả.
Ngoài ra, các thực phẩm giàu tinh bột như khoai cũng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Các sản phẩm từ gạo cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa
Thịt gà
Ngoài chứa nhiều dưỡng chất, thịt gà còn có hàm lượng chất béo bão hòa thấp và khá dễ tiêu hóa. Chỉ cần các mẹ chế biến đúng cách như nấu cháo thì dạ dày của trẻ có thể giúp giảm thiếu các triệu chứng khó chịu khi bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Thịt gà dễ tiêu hóa và chứa nhiều dưỡng chất
Ngũ cốc nguyên hạt
Trong các loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều dầu thực vật, đây là thành phần giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Ngoài ra, các loại ngũ cốc luôn chứa nhiều chất đạm, giúp trẻ không bị thiếu hụt năng lượng trong thời gian bị hệ tiêu hóa ảnh hưởng.
Ngũ cốc giúp bổ sung năng lượng cho trẻ
Men vi sinh
Để khắc phục nhanh các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cho trẻ sử dụng các sản phẩm men tiêu hóa.
Trong men vi sinh có chứa nhiều lợi khuẩn, trong đó nổi bật là Lactobacillus và Bifidobacterium, 2 lợi khuẩn này giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng hay tiêu chảy.\
Men vi sinh còn giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm men tiêu hóa tốt, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn một sản phẩm cho trẻ.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
Ngoài việc chọn những thực phẩm phù hợp thì quan trọng hơn là bạn cần tránh cho trẻ ăn phải những thức ăn có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn.
- Đầu tiên, dù là tình trạng rối loạn tiêu hóa nào thì bạn cũng cần tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như xúc xích, đồ hộp… ngoài ra các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ cũng cần bị loại bỏ. Không cho trẻ uống nước ngọt hay các sản phẩm tương tự.
- Đối với trẻ bị táo bón thì bạn cần loại bỏ các thực phẩm giàu tinh bột như khoai, mì, đậu, bắp ra khỏi thực đơn. Ngoài ra các thực phẩm giàu chất béo cũng khiến trẻ khó đi ngoài hơn.
- Đối với trẻ bị tiêu chảy thì cần tránh các thực phẩm nhiều đường như kẹo bánh, nước ngọt, các loại đậu hay thực phẩm quá giàu chất xơ.
- Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem trẻ có phản ứng với loại sữa đang uống hay không, nếu có thì cần thay đổi loại sữa ngay.
Lưu ý trong bữa ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Ngoài lựa chọn những thực phẩm trẻ nên ăn và không nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa, còn có những lưu ý khá quan trọng khác mà bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng: mặc dù phải lựa chọn thực phẩm kỹ càng hơn, nhưng bạn vẫn phải đảm bảo bữa ăn trong ngày của trẻ có đầy đủ các nhóm dưỡng chất như chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Cách chế biến: trong thời gian này, hệ tiêu hóa của trẻ khá nhạy cảm, do đó cách chế biến thực phẩm cũng cần được chú ý. Thực phẩm cần được nấu chín kỹ, dễ tiêu hóa, tốt nhất là bạn nên chế biến theo kiểu dễ ăn như cháo, súp…
- Chia thành nhiều bữa nhỏ: khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường khó ăn, chán ăn, và không ăn được nhiều. Do đó, hãy chia nhỏ các bữa cho trẻ ăn dần. Tuyệt đối không thúc ép trẻ ăn nhiều bởi trẻ có thể bị nôn ói và không tiêu hóa kịp.
- Với trẻ bị táo bón: bổ sung chất xơ đầy đủ, cho trẻ uống nhiều nước. Các loại rau cho trẻ nên chọn loại non dễ ăn, hạn chế các loại rau già vì khó tiêu hóa.
- Với trẻ bị tiêu chảy: ngoài việc cho trẻ ăn thức ăn phù hợp, bạn cũng cần bù nước cho trẻ bằng nước lọc, nước trái cây hay các dung dịch bù điện giải.
Trên đây là những thông tin về việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì. Hy vọng bạn đã có đủ kinh nghiệm để kịp thời áp dụng nếu không may trẻ mắc phải.
Chúc trẻ nhanh chóng phục hồi, hay ăn chóng lớn.