Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển nhận thức của con yêu, thể trạng sức khỏe của con cũng ốm yếu do thiếu máu thiếu sắt. Bài viết dưới đây, Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ giúp các bố mẹ hiểu hơn những dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục cho trình trạng trẻ bị thiếu sắt.
1. Tình trạng trẻ thiếu sắt đang trở nên phổ biến hiện nay
Sắt là vi khoáng thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của tế bào trong hệ miễn dịch, hệ thần kinh. Vi khoáng sắt cũng giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng trong những hoạt động thể chất của cơ thể, tham gia vào quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể, nhờ đó cơ bắp có thể dự trữ và sử dụng oxy.
Thiếu sắt ở trẻ em là một vấn đề phổ biến, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung và dẫn đến thiếu máu nếu không được bù đủ. Tình trạng này xảy ra ở nhiều cấp độ, từ thiếu hụt nhẹ cho đến thiếu máu do thiếu sắt - khi đó máu sẽ không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
1.1. Dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu sắt
- Trẻ sơ sinh sau khi sinh có thể bị vàng da nếu trẻ bị thiếu máu tan huyết.
Trong nhiều trường hợp, thiếu chất sắt không có triệu chứng cho đến khi xuất hiện rõ thiếu máu do thiếu sắt. Biểu hiện, trẻ thiếu máu thiếu sắt thường xanh xao (rõ nhất ở lòng bàn tay bàn chân, vành tai, niêm mạc họng, kết mạc mắt nhợt nhạt). Trẻ thường chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch.
- Các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng có thể dẫn đến các triệu chứng: sưng bàn tay và bàn chân, tăng nhịp tim, khó thở.
Thiếu sắt ở trẻ cũng có thể gây ra một dạng rối loạn hành vi được gọi là “hội chứng pica”, trong đó một đứa trẻ ăn những thứ kỳ quái như các chất bụi bẩn, đất sét, sơn… ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm cả suy giảm thể chất và nhận thức, cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc chì và các biến chứng nặng khác.
> XEM THÊM:
Giải mã nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ
Bố mẹ có nên tự bổ sung sắt cho trẻ tại nhà hay không?
Nên bổ sung sắt cho trẻ trong bao lâu?
Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia
Video Biểu hiện thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ
1.2. Bố mẹ phải làm gì khi trẻ thiếu sắt?
- Cung cấp thực phẩm giàu chất sắt
Khi bạn bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc (thường ở độ 4 - 6 tháng tuổi), hãy ưu tiên lựa chọn thực phẩm có thêm chất sắt, như ngũ cốc, thịt xay nhuyễn và đậu nghiền. Đối với trẻ lớn hơn, nguồn chất sắt tốt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và rau bina.
- Đừng lạm dụng sữa bò
Không nên cho trẻ từ 1 - 5 tuổi uống hơn 710 ml sữa mỗi ngày để hạn chế nguy cơ thiếu sắt.
- Tăng cường hấp thu
Vitamin C giúp thúc đẩy khả năng hấp thu sắt trong chế độ ăn uống. Bạn có thể cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt cho con bằng cách tăng cường thực phẩm giàu vitamin C. Bao gồm: trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và rau xanh đậm.
1.3. Trẻ em cần bao nhiêu sắt?
Trẻ cần một bổ sung thêm một lượng chất sắt nhất định để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Nhu cầu sắt cho cơ thể ở các độ tuổi sẽ thay đổi khác nhau, chẳng hạn:
- Bổ sung sắt cho bé 9 tháng: Khoảng 11 mg/ngày;
- Bổ sung sắt cho bé 1 tuổi - 3 tuổi: Khoảng 7 mg/ngày;
- Bổ sung sắt cho bé 5 tuổi: Dưới 10 mg/ngày;
- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Khoảng 8 mg;
- Trẻ từ 14 - 18 tuổi: Khoảng 15 mg/ngày (nữ) hoặc 11 mg/ngày (nam).
2. Những thực phẩm giàu Sắt mẹ cần lưu ý để bổ sung cho trẻ
- Thịt nạc
Thịt gia súc và gia cầm chứa một lượng lớn sắt heme, giúp cơ thể dễ tiêu hóa. Thịt bò, nội tạng và gan nói riêng có rất nhiều sắt. Ví dụ, một khẩu phần gan bò 85g chứa 5 mg sắt.
- Thịt gà, thịt bò
Bạn có thể chế biến các món thịt gà hoặc thịt bò hầm chín, mềm cho trẻ nhỏ. Đảm bảo loại bỏ phần mỡ của thịt vì có rất ít chất sắt trong các phần mỡ. Mỳ Ý với thịt và nước sốt cà chua là một lựa chọn rất phù hợp và chứa nhiều chất sắt.
- Đậu
Nếu bạn đang hướng đến một chế độ ăn chay hoặc con bạn không thích ăn thịt, thì đậu là một sự lựa chọn khác tuyệt vời. Đậu nành, đậu lima, đậu tây, đậu lăng, và các loại đậu khác là những lựa chọn tốt. Đậu chứa sắt, chất xơ, cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.
- Cải bó xôi
Các loại rau có lá xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh và rau bina là một trong những loại rau tốt nhất để cung cấp chất sắt.
Một nửa chén rau bina luộc, để ráo nước chứa khoảng 3 mg sắt. Thử cho trẻ ăn rau bina thái nhỏ, hấp chín hoặc thêm rau bina cắt nhỏ hoặc các loại rau xanh khác vào pho mát, trứng hoặc làm sinh tố.