Trẻ lười ăn rau, lưu ý cho thực đơn của trẻ
Chất xơ là một chất dinh dưỡng quan trọng mà hầu hết trẻ em (và cha mẹ) không được cung cấp đủ mỗi ngày. Với trẻ lười ăn rau thì lại càng khó khăn cho trẻ tiếp cận với chất xơ hàng ngày. Là cha mẹ, bạn cố gắng hết sức để cung cấp cho gia đình những thực phẩm lành mạnh , nhưng chắc chắn phải lựa chọn nguồn chất xơ tốt và đảm bảo các thực đơn cho trẻ như sau:
- Ăn ít nhất một loại rau lá xanh hoặc vàng để cung cấp vitamin A như rau bina, bông cải xanh, bí mùa đông, rau xanh hoặc cà rốt mỗi ngày.
- Bao gồm ít nhất một loại trái cây hoặc rau quả giàu vitamin C, chẳng hạn như cam, bưởi, dâu tây, dưa, cà chua và bông cải xanh mỗi ngày.
- Bạn có thể mua tích trữ trái cây và rau để luôn sẵn sàng làm các món khác nhau cho con. Tuy nhiên, không nên tích trữ quá nhiều tránh lãng phí khi bị hư hỏng.
- Tránh mua thực phẩm có hàm lượng calo cao như khoai tây chiên, bánh quy và thanh kẹo.
- Hạn chế hoặc loại bỏ các loại đồ uống vị trái cây, thay vào đó bạn có thể ép trực tiếp 100% nước trái cây và rau củ sẽ tốt hơn rất nhiều.
Trẻ lười ăn rau cha mẹ phải làm thế nào?
Khi trẻ lên 2–3 tuổi, trẻ bắt đầu có những phản kháng với hầu hết các món rau củ. Nếu mẹ nấu những món rau trong bữa ăn, chỉ đơn giản là bày ra thì trẻ gần như không đụng đến, hoặc đẩy đĩa sang một bên. Tuy nhiên, có nhiều cách mẹ có thể áp dụng để kích thích những trẻ kén ăn rau. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mẹ có thể thử.
1. Cung cấp trái cây và rau quả như đồ ăn nhẹ cho trẻ. Mẹ có thể cắt rau củ thành các khúc vừa ăn, luộc mềm rồi trộn với sốt hay bơ đậu phộng để làm thành món ăn nhẹ cho trẻ. Tuy nhiên mẹ lưu ý theo dõi để tránh trẻ bị mắc nghẹn nhé.
2. Lên thực đơn cho trẻ lười ăn rau có các món salad thường xuyên hơn kèm với nước sốt chua ngọt có thể sẽ kích thích vị giác của trẻ. Hoặc mẹ có thể cho thêm rau vào các món bé yêu thích như nước trái cây, bánh nướng, thịt hầm…
3. Tạo hình rau củ thật bắt mắt và sáng tạo để kích thích trẻ ăn ngon. Bạn có thể dùng các dụng cụ cắt thành hình hoa, mặt thỏ, con gấu, hình ông sao… và trang trí sao cho thật hấp dẫn. Như vậy con sẽ rất hứng thú.
4. Đối với những trẻ lười ăn rau, mẹ hãy thử các cách chế biến rau củ thành các thực phẩm khác ví dụ mì spaghetti được làm từ rau, nước hoa quả có ép cùng rau…
5. Dạy trẻ nấu ăn, cho con vào bếp cùng nấu ăn để con tiếp xúc nhiều hơn với các loại rau củ quả và có thể gợi ý các chế biến để bé ăn thử.
6. Thêm trái cây hoặc rau như một phần của mỗi bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ. Ví dụ, bạn có thể cho trái cây vào ngũ cốc, thêm một miếng trái cây hoặc salad nhỏ vào bữa trưa của con, dùng rau và nhúng vào bữa ăn nhẹ sau giờ học hoặc thêm một hoặc hai loại rau mà bạn muốn con thử vào bữa tối của gia đình.
7. Hãy là một hình mẫu cho trẻ bắt chước theo bằng cách tự mình ăn nhiều trái cây và rau hơn. Cho trẻ ăn cùng gia đình bất cứ khi nào có thể, trẻ có thể sẽ nhìn các thành viên khác ăn, và có xu hướng ăn rau nhiều hơn.
Những lưu ý khi bổ sung chất xơ cho trẻ
Chất xơ giúp chúng ta no lâu và giữ cho đường tiêu hóa được hoạt động trơn tru hơn. Một chế độ ăn uống bao gồm các nguồn chất xơ tốt có thể giúp ngăn ngừa táo bón cho trẻ. Những thực phẩm này cũng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và vitamins có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim , một số loại ung thư và béo phì .
Trẻ em cần bao nhiêu chất xơ?
Hàm lượng chất xơ cần thiết mà trẻ cần mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Các bé mới tập đi từ 1-3 tuổi cần khoảng 19g mỗi ngày. Đối với Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần 25g mỗi ngày. Từ 9 đến 13 tuổi, các bé gái cần 26g và bé trai cần khoảng 31g chất xơ mỗi ngày.
2 mẹo để bổ sung chất xơ cho trẻ
- Ăn 5 phần . Một cách đơn giản để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất xơ là lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Nếu trẻ đang ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày cùng với các loại thực phẩm khác là nguồn cung cấp chất xơ tốt, thì thực sự không cần thiết phải tính số gam chất xơ.
- Thêm 5 . Bạn có thể thêm 5 vào tuổi của con để tính số gam chất xơ mỗi ngày. Ví dụ, một đứa trẻ 5 tuổi sẽ cần khoảng 10 gam chất xơ mỗi ngày.
Những thực phẩm giàu chất xơ
Các nguồn chất xơ tốt bao gồm:
- Rau
- Hoa quả
- Đậu
- Đậu Hà Lan
- Quả hạch
- Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ
Trẻ cần hấp thu chất xơ từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo có thể nhận đủ cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan thường được thấy trong trái cây, đậu và yến mạch, chất xơ không hòa tan thì chủ yếu trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau.
Một số loại ngũ cốc có chứa nhiều chất xơ mà trẻ có thể hứng thú như granola, đây là một loại ngũ cốc ăn sáng phổ biến ở Mỹ. Granola có nhiều chất xơ và thành phần của chúng thường có yến mạch, đậu phộng (lạc), mật ong và một ít gạo. Hoặc có nhiều loại khác còn bổ sung cả hoa quả, các loại hạt kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Có thể trẻ lười ăn rau nhưng món ăn vặt như ngũ cốc Granola luôn là món ăn yêu thích của rất nhiều trẻ.
Một số điều cần lưu ý
Tuy nhiên, bạn không nên tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của con quá đột ngột, vì sự gia tăng nhanh chất xơ có thể sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ và bị tiêu chảy. Thay vào đó, hãy bổ sung chất xơ dần dần trong vài tuần để cho hệ tiêu hóa của trẻ quen dần.
Như vậy chúng ta vừa chỉ ra các mẹo giúp cho cha mẹ biết cách phải làm thế nào khi trẻ lười ăn rau, hoặc trẻ kén ăn rau. Cùng với các lưu ý khi bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ. Bằng cách lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh và tăng cường sức khỏe, bạn có thể hình thành thói quen dinh dưỡng tốt cho con và giúp con phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.