Những lời khen trẻ bụ bẫm, trắng trẻo luôn khiến người làm cha làm mẹ vui sướng. Thế nhưng trẻ lanh lợi, thông minh ngay từ những năm tháng đầu đời mới là yếu tố về lâu dài quan trọng hơn cả. Để trí tuệ của bé phát triển toàn diện nhất, chế dộ dinh dưỡng cho bé 3 tuổi cần bổ sung đủ những chất nào?
1/ Sắt
Tuy không cung cấp năng lượng cho cơ thể, thế nhưng sắt lại là một nguyên tố vi lượng vô cùng cần thiết đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển quan trọng nhất trong đời. Theo đó, sắt tham gia sản xuất hemoglobin (có vai trò vận chuyển oxy) và myoglobin (dự trữ oxy) đảm bảo đủ lượng máu cho các chức năng của cơ thể.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thiếu máu gây thiếu sắt ở trẻ, làm giảm khả năng nhận thức và hoạt động thần kinh, các chỉ số vận động và tâm thần cũng thấp hơn so với các trẻ khác cùng độ tuổi. Đây là lý do mà tại sao khi nói về chế độ dinh dưỡng cho bé 3 tuổi, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên mẹ cần lưu tâm đến sắt.
Ngoài ra, vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, mẹ đừng quên cho trẻ ăn các loại rau xanh và trái cây mỗi ngày.
- Các thực phẩm giàu sắt: ngũ cốc, thịt đỏ (như thịt bò), hải sản rau màu xanh đậm,..
2/ DHA
DHA (Docosahexaenoic acid) là một acid béo không no thuộc nhóm Omega-3. Vai trò của DHA đối với não bộ và sự phát triển của hệ thần kinh ra sao?
- DHA chiếm đến 1/4 lượng chất béo trong não là chất xám, màng tế bào thần kinh và 93% tế bào võng mạc.
- Tăng độ nhạy cho nơ-ron thần kinh và tăng độ đàn hồi của màng tế bào thần kinh, tế bào não.
- Đảm nhiệm vai trò dẫn truyền chính xác và nhanh chóng các tín hiệu thông tin.
- Cần thiết cho quá trình vận chuyển glucose – “thức ăn” của não bộ.
- Tham gia vào quá trình phát triển và hoàn thiện thị giác.
Kết luận của nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những trẻ thiếu DHA trong chế độ dinh dưỡng có chỉ số IQ thấp hơn so với các trẻ khác cùng độ tuổi.
- Thực phẩm giàu DHA: cá hồi, cá mòi, cá trích, lỏng đỏ trứng,… Nên cho trẻ ăn tối thiểu 2 lần/ tuần, tương đương với lượng 200-300g để cung cấp đủ DHA cho trẻ.
3/ Vitamin E tự nhiên và lutein
DHA quan trọng với sự phát triển của trí não là vậy, tuy nhiên có ít người biết rằng DHA dễ bị oxy hóa và phân hủy, do đó không thể đảm bảo được vai trò của mình. Tuy nhiên với các nghiên cứu khoa học mới nhất đã chỉ ra cách bảo toàn lượng DHA trong cơ thể nhờ vào việc vổ sung vitamin E tự nhiên và lutein. Từ đó giúp tăng khả năng hình thành liên kết não bộ (hơn 81% so với chỉ có mình DHA) giúp tăng nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ và nghe nhìn.
Sữa mẹ có chứa nhiều vitamin E và lutein nhất nên mẹ tận dụng những tháng trong giai đoạn đầu đời của con để bổ sung, tuy nhiên khi bé đã được 3 tuổi chuyển sang chế độ ăn độc lập, mẹ nên thông thái hơn trong việc lựa chọn thực phẩm.
- Thực phẩm giàu vitamin E gồm: các loại rau (bông cải xanh, bí đỏ, măng tây, rau bina), hạt khô (đậu phộng, hạnh nhân, óc chó), dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu đậu nành), hải sản (cá, tôm., cua, hàu,…)
- Thực phẩm giàu lutein: rau lá xanh, lòng đỏ trứng, bắp, trái cây,…
4/ Choline
Choline được xem là phức hợp của vitamin B có tác dụng tăng cường khả năng sinh sản của các tế bào thần kinh ở vùng trung tâm trí nhớ của não và duy trì chức năng tế bào não. Ngoài ra, choline còn tham gia vào quá trình hình thành Acetylcholine (chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh), sinh tổng hợp màng tế bào não và ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh (trong giai đoạn thai kỳ).
Thực phẩm giàu choline chủ yếu có nguồn gốc từ động vật gồm có: sữa, gan, trứng, thịt gia cầm, hải sản và các loại hạt.
Trẻ phát triển trí thông minh tốt hay không phụ thuộc vào 3 yếu tố là dinh dưỡng, di truyền và môi trường sống. Để kích thích trí não của trẻ tốt hơn, chế độ dinh dưỡng hợp lý trong những năm đầu đời là vô cùng quan trọng. Bằng cách xây dựng thực đơn đa dạng và khoa học, mẹ hãy lưu ý lựa chọn thực phẩm một cách thông minh để tạo nền tảng thể chất và trí tuệ tối đa cho con ngay từ khi bắt đầu ăn dặm.
Nếu mẹ để ý, hầu hết những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trí não đều tồn tại trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật trong đó có các loại hải sản. Mẹ nên cho trẻ ăn ít nhất 2-3 bữa/tuần có các món ăn từ hải sản với nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, hấp, làm chà bông/ruốc để thay đổi khẩu vị.