I. Mục đích – Yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Trẻ gọi tên và bíêt được đặc điểm của các loại quả quen thuộc.
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng nặn như: lăn tròn, lăn dọc, ấn bẹt,… để nặn các loại quả theo đặc trưng của nó.
2. Kĩ năng:
- Trẻ sử dụng tốt các kĩ năng nặn.
- Trẻ biết gắn kết, dính các bộ phận để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
3. Thái độ:
- Phát triển óc tư duy, quan sát, trí tưởng tượng, sáng tạo và năng lực thẩm mĩ cho trẻ.
- Trẻ có hứng thú, tích cực hoạt động tạo ra sản phẩm.
- Trẻ biết được trái cây cung cấp rất nhiều vitamin có ích cho cơ thể trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Làn quả thật với nhiều loại quả nhiều màu sắc.
- Quả nặn mẫu : Cam.
- Đất nặn
- Bàn trưng bày sản phẩm nặn của trẻ.
- Bài vè “Trái cây”, bài hát “Quả”
- Đàn ooc gan. trống.
- Đất nặn, rổ, bảng, dao nhựa, đĩa nhựa.
III Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Tổ chức gây hứng thú cho trẻ.
- Cô ổn định lớp cà cho cả lớp đọc bài “Vè” nói về
các loại quả.
- Chúng mình cùng nắm tay nhau đi vòng tròn và khi
chúng mình đọc đến loại quả nào thì bạn có loại quả
đó sẽ bước vào bên trong vòng tròn nhé!
- Cô cho trẻ cầm các loại quả vừa đi vừa đọc to bài
vè theo nhịp tiếng trống cô gõ. “Lẳng lặng mà nghe Tôi đọc bài vè Trái cây bạn nhé Ăn vào ngọt mát Là quả thanh long Xanh vỏ đỏ lòng Là trái dưa hấu Anh em cũng giống Trái quýt trái cam Mình vàng áo giáp Chính là dứa tôi Dứa tôi dứa tôi dứa tôi”. - Các con vừa đọc xong bài “vè”, bây giờ các con hãy cho cô biết trong bài “vè” có những loại quả gì? - Đúng rồi trong bài vè có nhắc đến rất nhiều loại trái cây thơm ngon.Hôm nay bác Nông dân đã gửi tặng tất cả lớp chúng mình một món quà chúng mình có biết là gì không? - Trời tối, trời tối. - Trời sáng, trời sáng. - Cô có gì đây? - À đúng rồi cô có rổ quả cam đấy. Con có thích ăn quả cam không nhỉ? - Vì sao con lại thích (Ngon, ngọt,…) - Ở nhà mẹ đi chợ thường mua hoa quả cho chúng mình ăn không? - Các con ạ, các loại quả chứa rất vitamin bổ dưỡng cho cơ thể nên chúng mình nhớ ăn nhiều hoa quả cho da dẻ hồng hào, xinh tươi nhé! - Các con có muốn tự tay làm ra thật nhiều quả cam để trang trí góc thiên nhiên của lớp mình không? 2. Hoạt động 2: Quan sát mẫu - Cô đã nặn được một đĩa quả cam rất đẹp rồi đấy, cô mời chúng mình cùng quan sát nhé! - Cô có quả gì đây? ( Quả cam) - Tại sao con biết đây là quả cam? (Có hình tròn, màu xanh …) - Ai giỏi cho cô biết muốn nặn quả cam các con phải làm thế nào? (Véo đất, bóp đất, lăn tròn đất nặn…) - Để nặn quả cam được đẹp chúng mình chú ý lăn đất thật tròn nhé! - Quả cam có cuống hơi lõm, muốn tạo được chỗ lõm ở cuống các con lấy ngón tay cái của bàn tay phải ấn sâu xuống 1 chút, các con nhớ chưa? - Để qua cam đẹp hơn các con sẽ làm gì? - Các con trả lời đúng rồi đấy, tí nữa các con hãy thể hiện sự khéo tay của mình để nặn nhiều quả cam ngon nhé! - Cô vừa cho chúng mình quan sát quả nặn nào? - Chúng mình có muốn tự tay nặn quả cam này không? Cô đàm thoại với trẻ về ý tưởng của trẻ : - Con sẽ nặn quả gì? - Quả cam của con có màu gì? (Màu vàng hoặc màu xanh…?) - Con nặn quả cam như thế nào? (Cô đàm thoại 3 - 4 trẻ) 3. Hoạt động 3 : Trẻ thực hiện - Cô mời tất cả các con lấy đất nặn và đồ dùng cô đã chuẩn bị trước cho chúng mình nào. - Các con đã đủ đồ dùng chưa?Mời tất cả các con ngồi vào bàn nào. - Sử dụng đất nặn xong tay của chúng mình rất bẩn, các con nhớ không được bôi bẩn ra bàn, ra quần áo các con đã nhớ chưa? - Bây giờ cô mời các con thi đua xem ai nặn được nhiều quả cam đẹp nhất nhé! Cô quan sát, hướng dẫn trẻ chậm, gặp khó khăn. Động viên, khuyến khích trẻ. Cô bật nền nhạc không lời nho nhỏ trong khi trẻ thực hiện. 4. Hoạt động 4 : Trưng bày sản phẩm - Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình trên bàn ở góc tạo hình. Cô cho trẻ tự nhận xét . (3- 4 trẻ) Cô hỏi trẻ thích sản phẩm nào nhất? Vì sao? (Màu sắc, hình dáng, kích thước…) Cô nhận xét những sản phẩm đẹp. Động viên, khuyến khích trẻ lần sau cố gắng nặn được nhiều quả đẹp hơn. Cô cho trẻ hát bài : “Quả” và thu dọn đồ dùng. * Kết thúc tiết học